Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không ? nguyên nhân, triệu chứng

Viêm phế quản cấp là bệnh lý về đường hô hấp. Bệnh khá phổ biến và xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhất là mùa đông. Việc tìm hiểu về viêm phế quản cấp sẽ giúp chúng ta có được những thông tin quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời. Đồng thời, phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Hãy cùng Genk STF khám phá rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp còn được gọi với tên khác là viêm phế quản cấp j20. Đây là tình trạng ống phế quản bị viêm và sưng do virus gây nhiễm trùng ở cơ quan này. Bên trong phổi của người bệnh có sự xuất hiện của chất nhầy, dẫn đến đường thở bị hẹp hơn, gây khó thở cho người mắc. Đây là căn bệnh phổ biến và hầu như mọi người đều mắc phải ít nhất 1 lần trong đời.

Viêm phế quản cấp là bệnh hô hấp phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng

Hầu hết sau 1 – 2 tuần, người bệnh đều có thể tự khỏi mà không gây ra di chứng nào. Thế nhưng, mặc dù tình trạng nhiễm trùng đã hết nhưng các cơn ho vẫn sẽ kéo dài cho đến vài tuần.

Tuy nhiên, một số người bị viêm phế quản với sức đề kháng kém mà không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách rất dễ gây bội nhiễm. Điều này làm cho bệnh kéo dài và chuyển biến thành viêm phế quản mạn tính. Khi ở thể mạn tính, bệnh khó điều trị hơn, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, hen suyễn. Do đó, khi bị viêm phế quản cấp tính, người bệnh không nên chủ quan mà cần sớm có biện pháp điều trị phù hợp nhằm trị dứt điểm bệnh.

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp

Triệu chứng viêm phế quản cấp nếu để ý kỹ cũng rất dễ nhận biết. Thông thường, dấu hiệu của bệnh được chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường kéo dài 3 – 4 ngày, còn được gọi với tên khác là giai đoạn viêm khô. Lúc này, người bệnh sẽ có các dấu hiệu điển hình là:

  • Sốt với nhiệt độ từ 38 – 39 độ C, có người sốt đến 40 độ C.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau cơ, kèm theo tình trạng đau đầu.
  • Các cơn ho khan kéo dài, ho nhiều hơn về đêm và thường ho thành cơn.
  • Ho nhiều dẫn đến vùng xương ức cảm giác nóng rát.
  • Người bệnh bị khó thở nhẹ, có tiếng rít kèm theo khi thở.

Giai đoạn sau

Giai đoạn sau (giai đoạn 2) hay còn gọi là giai đoạn xuất tiết. Những dấu hiệu ở giai đoạn này bao gồm:

  • Các cơn ho khan giờ chuyển thành ho khạc đờm nhầy hoạc đờm mủ, thậm chí là ho ra máu.
  • Nghe tiếng thở ở phổi có cảm giác ran ẩm.
  • Đường thở hẹp hơn ở giai đoạn 1 nên tình trạng khó thở, tức ngực ngày càng gia tăng.

3. Viêm phế quản cấp có nguyên nhân do đâu?

Theo nghiên cứu, có đến khoảng 90% người bị viêm phế quản là do virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể bị cảm cúm hay cảm lạnh. Những virus phổ biến gây viêm phế quản là virus cúm A, B; Adenovirus, coronavirus, metapneumovirus, RSV, rhinovirus…

Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng là tác nhân gây viêm phế quản nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Một số vi khuẩn phổ biến gây bệnh là chlamydia pneumonia, mycoplasma pneumonia, ho gà…

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có rất nhiều. Đó là:

  • Cơ thể nhiễm hóa chất: Chủ yếu xảy ra ở những người làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại như công nhân điện tử, công nhân dệt may,…
  • Khói thuốc lá: Trực tiếp hút thuốc lá hay thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng sẽ gia tăng nguy cơ mắc viêm phế quản hơn những người khác.
  • Sức đề kháng kém: Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị tổn hại khi mắc cảm lạnh hoặc một bệnh mãn tính nào đó. Hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, suy yếu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, virus dễ tấn công, xâm nhập và gây bệnh, trong đó có viêm phế quản.
  • Trào ngược dạ dày: Cổ họng sẽ bị kích thích nếu như các cơn ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày thường xuyên tấn công. Sau một thời gian tình trạng này tiếp diễn, nguy cơ bị viêm phế quản hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Yếu tố thời tiết, môi trường: Môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm hay thời tiết thay đổi đột ngột sẽ tăng nguy cơ bị viêm phế quản ở mọi đối tượng.
Viêm phế quản do virus gây ra có nguy cơ lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua ho, hắt hơi

4. Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Viêm phế quản thể cấp tính không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị khỏi nếu được chữa trị bằng những biện pháp phù hợp.

Thế nhưng, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến bội nhiễm, chuyển thành viêm phế quản mạn tính. Ở thể mạn tính, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và bệnh rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như bệnh viêm phổi, hen phế quản, tim mạch.

Ở trẻ em, viêm phế quản cấp không được điều trị tận gốc có thể gây ra biến chứng viêm phế quản bít tắc. Đây có thể sẽ là khởi đầu của bệnh hen phế quản, gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp cũng như sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, tính chất nguy hiểm của viêm phế quản cấp nếu không được điều trị tốt là có nguy cơ lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus. Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua các giọt dịch tiết như nước mũi, đờm, nước miếng… thông qua việc hắt hơi, ho… Vì thế, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể lây lan trên diện rộng và trở thành dịch bệnh.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản cấp, ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh, các bạn cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ và tình trạng bệnh để đưa ra phương án, phác đồ điều trị phù hợp. Như vậy, việc điều trị sẽ đơn giản, hiệu quả hơn và ngăn ngừa biến chứng.

5. Chẩn đoán viêm phế quản

Để chẩn đoán viêm phế quản cấp, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Đối với khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi thăm về những triệu chứng mà người bệnh mắc phải để đánh giá. Sau đó, sử dụng ống nghe để nghe phổi.

Trường hợp người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng và họ kéo dài thì khám cận lâm sàng sẽ được thực hiện. Các phương pháp được chỉ định bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang ngực để xác định rõ hơn là bị viêm phế quản hay viêm phổi.
  • Làm các xét nghiệm đờm: Mục đích tìm kiếm xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
  • Kiểm tra chức năng phổi nhằm xác định người bệnh bị viêm phế quản hay hen suyễn.
  • Thực hiện thêm xét nghiệm máu nếu thấy cần thiết.

6. Điều trị viêm phế quản cấp bằng phương pháp nào?

Đối với viêm phế quản cấp thì việc điều trị chủ yếu không cần dùng kháng sinh bởi hơn 90% các ca bệnh là do virus gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, vẫn phải sử dụng đến kháng sinh. Vậy việc điều trị như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Sử dụng kháng sinh trong những trường hợp cần thiết

Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp kháng sinh trong những trường hợp sau:

  • Khi có sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm trùng cùng các triệu chứng nghiêm trọng như khạc đờm xanh, đờm vàng, đờm có mủ, sốt kéo dài.
  • Người bị viêm phế quản cấp nhưng có bệnh nền là thận, suy giảm miễn dịch, bệnh tim, phổi, gan.
  • Những người ho cấp tính nhưng trên 65 tuổi và có thêm hai hoặc nhiều hơn những dấu hiệu khác.
  • Người bệnh có tiền sử suy tim xung huyết.
  • Người bệnh bị đái tháo đường tuyp 1 hoặc tuyp 2.
  • Người bệnh viêm phế quản cấp đang dùng corticoid đường uống.
  • Dùng kháng sinh có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi.

Điều trị triệu chứng và chăm sóc

Bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng của người bệnh để đưa ra hướng điều trị với các loại thuốc phù hợp. Kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý để giảm triệu chứng cho người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Sốt

Khi người bệnh sốt cao từ 38,5 độ trở lên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hạ sốt loại acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Tuy nhiên, ibuprofen chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không hạ sốt bằng aspirin cho trẻ em, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bị hen và không lau mát trong trường hợp này. Những người mắc các bệnh lý nền như thần kinh, tim, phổi… trước khi dùng thuốc hạ sốt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Ho

Ho là phản xạ của cơ thể nhằm mục đích đẩy vi khuẩn ra ngoài cũng như làm long và tống đờm ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, nếu tình trạng ho nhiều, nhiều đờm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc long đờm nhưng không nên dùng thuốc giảm ho.

  • Sổ mũi, nghẹt mũi

Triệu chứng này cần tránh dùng các thuốc sung huyết mũi và thuốc kháng histamin vì tác dụng phụ cao mặc dù chúng có vai trò làm thông khô mũi. Lúc này, người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và hỗ trợ làm thông mũi. Ngoài ra, bạn cũng có thể phun hơi ẩm trong phòng nhằm hạn chế tình trạng khô mũi.

Đối với trẻ em, nếu không bị khò khè thì không cần sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc khí dung nước muối.

  • Thuốc làm loãng đờm

Thuốc làm loãng đờm có thể được chỉ định như bromhexin, acetylcysteine, carbocysteine… Tuy nhiên, để làm loãng đờm đối với trẻ em, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc kết hợp với uống đủ nước.

  • Thuốc kháng virus

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh viêm phế quản cấp do virus cum thì có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng virus cúm. Tuy nhiên, thuốc này không khuyến cáo sử dụng thường quy và chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

7. Phòng bệnh viêm phế quản cấp

Để phòng bệnh viêm phế quản cấp, các bạn cần thực hiện tốt những nguyên tắc sau:

  • Không tiếp xúc gần với những người đang có dấu hiệu viêm phế quản hay mắc bệnh về viêm hô hấp.
  • Tránh xa các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là khói bụi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, hóa chất.
  • Nếu phải làm việc trong môi trường độc hại cần phải đeo khẩu trang và mang thiết bị bảo hộ.
  • Mỗi khi ra ngoài cần đeo khẩu trang đúng cách.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn sạch sẽ.
  • Khi ho phải ho vào khăn hoặc dùng vạt áo để che miệng…
  • Thực hiện vệ sinh các bề mặt mà bạn tiếp xúc thường xuyên là quần áo, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi… để loại bỏ vi khuẩn, virus.
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước.
  • Giữ ấm cho cơ thể. Chú ý giữ ấm vào mùa đông cũng như lúc thời tiết giao mùa.
  • Nên tăng cường dinh dưỡng bằng việc ăn đa dạng thực phẩm, nhất là rau xanh, trái cây.
  • Trường hợp muốn bổ sung vi chất là kẽm, vitamin C thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Kết luận

Trên đây là những thông tin đầy đủ về viêm phế quản cấp. Hy vọng bài viết mà Genk STF chia sẻ sẽ giúp các bạn có thông tin hữu ích về căn bệnh này để phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Đồng thời, có biện pháp phòng ngừa tốt để bảo vệ sức khỏe cả nhà!

Lời tâm sự đầu xuân 2019 của bệnh nhân vượt qua ung thư phổi tại Vĩnh Phúc

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178&t=2s