Viêm họng nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không? – Những điều cần biết
Khi bị viêm họng nổi hạch ở cổ gây lo lắng nhiều cho người bệnh vì không biết có nguy hiểm hay không. Do đó, GenK STF sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về chủ đề viêm họng nổi hạch ở cổ trong bài viết này.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Nổi hạch dưới cằm – dấu hiệu ung thư vòm họng không nên bỏ qua
- Nổi hạch ở cổ có phải ung thư tuyến giáp không?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu chung về nổi hạch ở cổ do viêm họng
1.1. Hạch là gì? Có vai trò như thế nào
Hạch được biết đến là một một tổ chức liên võng nội mô, có chức năng tạo ra bạch cầu. Bên cạnh đó, hạch còn sản sinh ra các chất kháng thể để giúp cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể.
Bình thường, hạch có kích thước nhỏ bằng khoảng hạt ngô. Nhưng nếu có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể thì hạch sẽ hoạt động mạnh và sưng lên có khi bằng quả trứng.
1.2. Viêm họng nổi hạch là bệnh như thế nào
Khi bị viêm họng cấp tính hay mạn tính đều có thể dẫn đến tình trạng nổi hạch ở cổ. Đó là do cơ chế khi cơ thể bị các yếu tố gây viêm họng như vi khuẩn, virus tấn công thì hệ miễn dịch sẽ tạo ra các phản ứng chống lại các tác nhân này và kết quả là gây nổi hạch.
Tùy tình trạng cụ thể của mỗi người mà hạch nổi lên với vị trí và kích thước khác nhau. Với viêm họng cấp, hạch thường xuất hiện sưng to ở gần vị trí bị tổn thương kèm với cảm giác đau nhức. Hạch sẽ biến mất sau khi bệnh được điều trị khỏi triệu tế.
Còn đối với viêm họng mãn tính cũng gây nổi hạch nhưng các hạch này ít đau hoặc không đau.
Các vị trí thường xuất hiện hạch khi bị viêm họng là: Sau tai, sau gáy, vùng cổ, dưới hàm.
2. Nguyên nhân gây viêm họng nổi hạch ở cổ
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra viêm họng nổi hạch ở cổ như:
- Do mắc các bệnh viêm nhiễm ở vùng đầu cổ: Viêm họng cấp hoặc mãn tính, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, viêm xoang…
- Các bệnh lý về máu: Một số bệnh liên quan đến máu cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng nổi hạch ở cổ. Ví dụ như bệnh bạch cầu mạn, bạch cầu hô hấp.
- Một số bệnh ác tính như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp…
- Do sức đề kháng của cơ thể yếu, mệt mỏi, áp lực kéo dài tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh và nổi hạch.
- Do bị lao hạch, hạch hodgkin.
3. Biểu hiện khi bị viêm họng nổi hạch ở cổ
3.1. Triệu chứng
Ở phần lớn các trường hợp bị bệnh đều có thể tìm thấy các triệu chứng như:
- Vùng cổ họng đau nhức, sưng tấy, quan sát thấy niêm mạc họng bị phù nề, có các nốt hạch nhỏ.
- Cơ thể luôn mệt mỏi, sốt trên 38,5 độ.
- Nổi hạch ở vùng cằm, cổ, ấn vào có cảm giác đau nhức.
- Bên cạnh đó còn có thể bị ho nhiều, chảy nước mũi hay đau tai giữa.
3.2. Khi nào thì nên gặp bác sĩ để điều trị?
Sau khi xuất hiện các dấu hiệu bị bệnh, bạn nên theo dõi kĩ và đi khám nếu có các đặc điểm sau:
- Nổi hạch tại nhiều vị trí như hạch, cổ, hàm, tai và hạch không có dấu hiệu mất đi sau khoảng 2-4 tuần mà còn lan rộng ra nhiều chỗ khác và sưng to lên.
- Nổi hạch sưng mềm kèm theo sốt cao, ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm.
- Đau rát họng dữ dội, kéo dài, có cảm giác khó thở, khó nuốt.
- Sụt cân mà không rõ lý do.
4. Viêm họng nổi hạch có nguy hiểm không?
Viêm họng nổi hạch ở cổ chia ra làm 2 dạng theo nguyên nhân gây ra là lành tính và ác tính. Nếu là dạng lành tính thì bệnh không quá lo ngại, tuy nhiên vẫn cần để ý điều trị để tránh dẫn tới biến chứng. Còn nếu là dạng ác tính thì người bệnh nên thận trọng vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
4.1. Làm sao để phân biệt được hạch lành tính và ác tính?
Dạng lành tính
- Các nguyên nhân gây ra viêm họng nổi hạch lành tính ở cổ thường gặp là viêm amidan, viêm học, nhiệt miệng, viêm tuyến nước bọt…
- Nếu hạch nổi lên ở cổ mà ấn vào thấy đau, hạch nhỏ đi và biến mất sau khi được điều trị thì có thể sơ bộ xác định là dạng lành tính.
- Tuy là lành tính nhưng người bệnh không nên chủ quan mà nên đi điều trị để tránh bệnh chuyển sang các biến chứng như áp xe họng, viêm phổi, viêm phế quản…
Dạng ác tính:
- Là dạng hạch xuất hiện do sự di căn các bệnh ung thư như ung thư vòm họng, tuyến giáp, thanh quản, ung thư phổi.
- Hạch ác tính có thể mọc đơn lẻ hoặc thành đám với nhau, sờ thấy cứng và bám chặt vào các mô xung quanh. Các hạch này xuất hiện trong một thời gian dài và không có dấu hiệu mất đi, không hoặc ít khi có cảm giác đau.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu này thì người bệnh nên đi khám ngay để có biện pháp điều trị sớm nhất.
4.2. Viêm họng nổi hạch ở cổ là dấu hiệu của bệnh gì?
Như đã nói ở trên, viêm họng nổi hạch ở cổ đôi khi có thể là lời cảnh báo cơ thể đang bị một số bệnh như:
- Viêm họng cấp hoặc mãn tính.
- Viêm amidan, viêm tai giữa.
- Một số bệnh ung thư như ung thư vòm họng, tuyến giáp.
- Bệnh về máu như bạch cầu cấp, bạch cầu mạn thể.
5. Điều trị viêm họng nổi hạch ở cổ
5.1. Sử dụng thuốc và phẫu thuật.
- Điều trị nguyên nhân: Đây sẽ điều trị bắt buộc nếu muốn chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đối với các trường hợp là do nguyên nhân lành tính, các bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng một số thuốc như kháng sinh, kháng virus, chống viêm. Bên cạnh đó, phẫu thuật nhỏ để loại bỏ các hạch lành tính cũng có thể được chỉ định đối với một số hạch to, gây vướng víu, đau đớn. Còn nếu là hạch do các bệnh ác tính thì phải tiến hành các biện pháp điều trị các bệnh này như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật…
- Điều trị triệu chứng: Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, long đờm, hạ sốt, chống phù nề và các loại thuốc khác tùy vào tình trạng của bệnh nhân để giảm bớt các triệu chứng.
- Việc sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng hay nguyên nhân cần theo chỉ định của bác sĩ.
5.2. Các biện pháp hỗ trợ điều trị khác có thể thực hiện tại nhà
- Chườm nóng: Dùng khăn sạch nhúng vào nước nóng sau đó đắp vào hạch để giảm sưng, giảm đau.
- Uống nhiều nước ấm: Nước ấm sẽ giúp giảm khô họng, làm dịu niêm mạc ở hầu họng, đồng thời giảm sưng ở các hạch và cổ họng.
- Ngoài ra có thể sử dụng một số mẹo dân gian như:
- Lá sung: Dùng những lá sung sần, mang đi rửa sạch sau đó giã nhỏ, đun sôi với nước sạch. Lọc lấy nước và uống trước khi ăn 2 lần/ngày.
- Củ mài tươi và hạt thầu dầu: Nghiền nát 2 loại này, trộn đều và đắp vào chỗ hạch nổi lên.
- Gừng với mật ong: Thái lát gừng sau đó mang đi hấp cách thủy trong 10-15 phút với mật ong. Đợi nguội thì uống, ngày uống 2-3 lần.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ sinh hoạt điều độ: ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh răng miệng và môi trường ở, tập thể dục thường xuyên…
6. Phòng ngừa bệnh viêm họng nổi hạch ở cổ
Cách tốt nhất để không bị bệnh là hãy chủ động phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:
- Chăm sóc răng miệng thường xuyên, đúng cách: Dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng khác để súc miệng và họng thường xuyên.
- Rửa tay, sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người mắc viêm họng, sau khi đến những nơi công cộng, cầm nắm vào tay mở cửa…
- Hạn chế hút thuốc lá, đồ uống có cồn, chất kích thích
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt thời điểm thời tiết chuyển mùa.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tránh đồ ăn cay nóng hay lạnh, nhiều dầu mỡ
- Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng đề kháng.
- Đeo khẩu trang tránh khói bụi, khi ở gần người bị bệnh viêm họng.
- Rèn luyện thân thể và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Như vậy, có thể thấy viêm họng nổi hạch ở cổ có thể hoặc không gây nguy hiểm và hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Hy vọng rằng, qua bài viết này của GenK STF đã giải đáp được những điều thắc mắc của bạn đọc về chủ đề này.
XEM VIDEO: Tình nghĩa vợ chồng