[Tìm hiểu] Vi khuẩn Hp có lây qua đường nước bọt không?

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn Hp có lây qua đường nước bọt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay, vì bệnh lý về dạ dày ngày càng có nhiều người mắc. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Tìm hiểu vì vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori là loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong môi trường đậm đặc axit ở dạ dày. Sở dĩ, vi khuẩn Hp tồn tại được trong dạ dày là do chúng tiết ra loại enzym Urease giúp trung hòa độ axit trong dạ dày. Đây chính là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các tình trạng bệnh lý viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng,…

Vi khuẩn Hp thường tồn tại dưới dạng xoắn khuẩn và cầu khuẩn ở môi trường tự nhiên. Thời gian tồn tại trong nước của vi khuẩn Hp dưới dạng xoắn khuẩn là 1 giờ, còn ở dạng cầu khuẩn vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước đến 1 năm. Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày với thời gian rất lâu nhưng đa phần không gây triệu chứng, vì thế nhiều người không biết mình bị nhiễm khuẩn Hp và trở thành một nguồn lây lớn.

Tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp rồi tiến triển thành loét dạ dày là 10-20%. Tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp gây ra viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày rồi tiến triển thành ung thư là khoảng 1-2%. 

Theo ước tính hiện nay, trên thế giới có khoảng 50% dân số bị nhiễm vi khuẩn Hp. Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp do các thói quen hôn môi hay mớm thức ăn cho trẻ. Tỷ lệ trẻ bị lây nhiễm Hp rất cao nhưng thường ít triệu chứng và biểu hiện không rõ ràng nên rất khó nhận biết, lâu dài có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tiêu hóa của trẻ.

Tìm hiểu: Vi khuẩn Hp có lây qua đường nước bọt không?

Vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm và tỷ lệ người nhiễm cũng rất cao, vì thế câu hỏi vi khuẩn Hp lây qua đường nào, vi khuẩn Hp có lây qua đường nước bọt không là thắc mắc của nhiều người hiện nay.

Vi khuẩn Hp có thể tồn tại được trong môi trường axit dạ dày, ngoài ra chúng còn tồn tại được trong miệng, thực quản, tá tràng, đại tràng, túi thừa Meckel hoặc những nơi có dị sản dạ dày. Vì thế, vi khuẩn Hp có thể lây từ người sang người qua các con đường như:

  • Đường miệng – miệng: Đây là con đường lây lan vi khuẩn Hp nhiều nhất, khi người lành tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người nhiễm.
Vi khuẩn Hp có thể lây truyền qua đường nước bọt
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong đại tràng, vì thế chúng sẽ theo phân thải ra ngoài môi trường. Nếu nguồn phân bị thải ra sông hồ sẽ làm lây lan vi khuẩn ra nguồn nước, và những người có thói quen thường xuyên sử dụng đồ thức ăn sống sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm loại vi khuẩn này. Hoặc đôi khi người nhiễm không rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh đã vào ăn uống ngay có thể làm lan truyền vi khuẩn ra thức ăn và làm lây nhiễm cho người khác.
  • Một số con đường khác: Một số ít trường hợp người lành có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Hp do lây nhiễm từ các dụng cụ y tế như thiết bị nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa.

Với những con đường lây nhiễm kể trên thì đáp án cho câu hỏi vi khuẩn Hp có lây qua đường nước bọt không là có bạn nhé. Vì thế, khi phát hiện bản thân nhiễm loại vi khuẩn này cần chủ động các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác để bảo vệ sức khỏe cho người thân và bạn bè.

Xem thêm >>> Ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Các phương pháp giúp xác định bạn có nhiễm vi khuẩn Hp không?

Như các thông tin trên chúng ta đã nắm rõ, đa phần người nhiễm vi khuẩn Hp thường ít triệu chứng và các biểu hiện không rõ ràng. Người bệnh không biết mình bị nhiễm khuẩn Hp nên dễ làm lây lan cho người khác. Vậy để xác định sớm xem bản thân có bị nhiễm vi khuẩn Hp không thì thực hiện các phương pháp xét nghiệm nào. Mời bạn đọc theo dõi thông tin sau đây:

Nội soi dạ dày tìm vi khuẩn Hp

Nội soi dạ dày là một phương pháp giúp đánh giá những tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày, thực quản hoặc các tổn thương như viêm teo niêm mạc, tiền ung thư hoặc ung thư. Bên cạnh việc quan sát trực tiếp những tổn thương, thông qua nội soi bác sĩ cũng sẽ lấy được một phần mẫu mô tế bào để đem đi làm xét nghiệm nuôi cấy tìm sự có mặt của vi khuẩn Hp. 

Test hơi thở

Vi khuẩn Hp có tồn tại trong khoang miệng và nước bọt nên test hơi thở cũng là một phương pháp giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Phương pháp kiểm tra này không xâm lấn, không gây khó chịu cho người bệnh mà kết quả cũng rất chính xác. Phương pháp này phù hợp với đối tượng là trẻ em hoặc những người cần kiểm tra lại về hiệu quả diệt khuẩn Hp sau đợt điều trị.

Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ chuẩn bị thiết bị test và bạn chỉ cần thở vào thiết bị. Sau đó, thiết bị sẽ đánh giá được trong hơi thở của bạn có vi khuẩn Hp không.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp trong phân

Vi khuẩn Hp tồn tại trong trực tràng và đào thải ra ngoài theo đường phân, vì thế có thể áp dụng phương pháp xét nghiệm phân để tìm sự có mặt của vi khuẩn Hp. Để tìm vi khuẩn Hp trong phân sẽ áp dụng kỹ thuật xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Đây cũng là một phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp không xâm lấn, đơn giản và chi phí cũng khá phù hợp. Tuy nhiên, khâu lấy bệnh phẩm có thể gây trở ngại cho bệnh nhân và nhân viên y tế về vấn đề vệ sinh.

Xét nghiệm máu tìm kháng thể vi khuẩn Hp

Khi vi khuẩn Hp tồn tại trong cơ thể, cơ thể sẽ có phản ứng sinh ra kháng thể để chống lại chúng và có thể tìm thấy loại kháng thể này trong máu. Vì thế xét nghiệm máu tìm kháng thể vi khuẩn Hp cũng là một phương pháp giúp xác định sự có mặt của Hp trong cơ thể.

Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhược điểm là có phần trăm kết quả không chính xác. Vì nhiều khi vi khuẩn Hp đã được loại bỏ nhưng kháng thể vẫn tồn tại. Hoặc nhiều trường hợp vi khuẩn ẩn náu trong cơ thể không gây bệnh thì xét nghiệm kháng thể không tìm ra.

Xem thêm >>> Siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?

Phòng ngừa lây nhiễm Hp như nào?

Với những thông tin bên trên bạn đọc đã hiểu rõ các con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp và hiểu rõ loại vi khuẩn này rất dễ lây truyền. Vì thế, bạn cần chủ động các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo các lưu ý sau:

Người bị nhiễm Hp cần chủ động các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác

Khi phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp, bạn cần chủ động các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người thân và cộng đồng như:

  • Không dùng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân với người khác như khăn mặt, bàn chải đánh răng, ca cốc uống nước,…
  • Trong bữa ăn, không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác như bát, thìa, đũa,…
  • Không thơm, mớm thức ăn cho trẻ để phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Ăn uống hợp vệ sinh là một cách phòng ngừa vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có thể lây qua đường miệng – miệng hoặc đường phân – miệng vì thế ăn uống hợp vệ sinh là một cách để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp. Cụ thể, bạn nên tuân thủ các vấn đề sau:

  • Ăn chín uống sôi vì nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp có trong thức ăn, không ăn các thực phẩm sống như tiết canh, gỏi, rau sống,…
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để sử dụng.
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Các thực phẩm bị ôi thiu, ẩm mốc, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn nên được loại bỏ.
  • Hạn chế ăn uống ở các quán vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh về các dụng cụ ăn uống.

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ

Trong quá trình tiếp xúc hàng ngày, bạn có thể vô tình tiếp xúc với vi khuẩn Hp và có thể bị lây nhiễm nếu không vệ sinh rửa tay thường xuyên. Để phòng tránh vi khuẩn Hp, bạn nên rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn nhất là trước khi ăn uống và sau khi đi đại tiện hoặc đến những nơi tiếp xúc đông người.

Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, giúp tăng khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn Hp. Ăn uống đầy đủ các nhóm chất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin tự nhiên cùng các chất chống oxy hóa tế bào giúp nâng cao đề kháng.

Đồng thời, bạn nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn ngủ đúng giờ, hạn chế các tác động xấu đến cơ thể như rượu, bia, thuốc lá,..

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc tìm được  đáp án cho câu hỏi vi khuẩn Hp có lây qua đường nước bọt không. Không chỉ lây nhiễm qua nước bọt, vi khuẩn Hp còn lây truyền qua đường phân – miệng và một số con đường khác. Vì thế, bạn cần chủ động một số biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO:

https://youtu.be/MM1aeZUe178