Giải mã: Ung thư vú có ăn được trứng vịt lộn không?

Ung thư vú có ăn được trứng vịt lộn không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì không ít người cho rằng ăn trứng vịt lộn có thể làm tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi ung thư vú có ăn được trứng vịt lộn không.

Xem thêm:

Tổng quan về bệnh ung thư vú

Định nghĩa ung thư vú

Ung thư vú là bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở nữ giới, là tình trạng tế bào ở tuyến vú tăng sinh và phát triển một cách bất thường và nhanh chóng xâm lấn di căn sang những bộ phận khác trong cơ thể. Nam giới cũng có thể mắc ung thư vú nhưng tỷ lệ thường ít hơn. Trong khi đó, tỷ lệ mắc mới ung thư vú trên toàn thế giới ở nữ giới theo thống kê là 24,5%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới.

Ung thư vú là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh ung thư ở nữ giới

Phân loại ung thư vú

Có nhiều cách phân loại ung thư vú, có thể phân loại dựa trên mô bệnh học, phân loại theo độ biệt hóa, phân loại theo tình trạng protein và gen. 

Phân loại theo mô bệnh học:

Theo cách phân loại này, ung thư vú gồm các thể sau:

  • Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ DCIS
  • Ung thư biểu mô ống dẫn sữa xâm lấn IDC
  • Ung thư biểu mô thể tuỷ
  • Khối u tiểu thuỳ tại chỗ LCIS
  • Ung thư biểu mô tiểu thuỳ xâm lấn ILC
  • Ung thư biểu mô dạng ống
  • Ung thư biểu mô dạng nhày (dịch nhày)
  • Ung thư vú thể nhú
  • Ung thư vú dạng viêm
  • Bệnh paget

Phân loại theo độ biệt hóa:

  • Ung thư vú thể biệt hóa tốt
  • Ung thư vú thể biệt hóa vừa
  • Ung thư vú thể biệt hóa kém

Phân loại theo tình trạng protein và gen

Theo cách phân loại này, ung thư vú gồm những thể bệnh sau:

  • Ung thư vú có thụ thể hoóc môn dương tính (ER+ hoặc PR+)
  • Ung thư vú có thụ thể hoóc môn âm tính (ER- và PR-)
  • Ung thư vú thể HER2 dương tính
  • Ung thư vú thể HER2 âm tính
  • Ung thư vú thể bộ ba âm tính
  • Ung thư vú thể bộ ba dương tính

Điều trị ung thư vú như nào?

Việc điều trị ung thư vú theo phác đồ như nào sẽ phụ thuộc nhiều vào phân loại ung thư vú theo tình trạng protein và gen. Các phương pháp chính điều trị ung thư vú bao gồm:

  • Phẫu thuật: Tùy vào tình trạng kích thước, vị trí khối u và tình trạng hạch di căn bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật bảo tồn tuyến vú hoặc phẫu thuật triệt căn tuyến vú. Ngoài ra, phẫu thuật tạo hình tuyến vú sau khi cắt khối u vú cũng là một nhu cầu cấp thiết và chính đáng của người bệnh, bao gồm đặt túi ngực, phẫu thuật tạo hình quầng vú và núm vú.
  • Xạ trị: Xạ trị chiếu ngoài có thể được chỉ định sau phẫu thuật ung thư vú nhằm giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát sau phẫu thuật. Hoặc xạ trị cũng có thể được chỉ định trước phẫu thuật nhằm mục tiêu thu gọn kích thước u để quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị xạ ung thư vú như mệt mỏi, sạm da, đỏ da, mô vú sưng phồng. Biến chứng nặng hơn là tổn thương tim, phổi, ung thư thứ phát nhưng hiếm khi xảy ra.
  • Hóa chất: Là phương pháp sử dụng chất gây độc tế bào để tiêu diệt tế bào ung thư có thể sử dụng trước hoặc sau phương pháp phẫu thuật. Ở những giai đoạn muộn, hóa chất giúp làm chậm lại tốc độ phát triển của tế bào ung thư vú, giảm tiến triển của bệnh, giúp kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.
  • Liệu pháp nội tiết được sử dụng điều trị cho những người bệnh mắc ung thư vú thể nội tiết dương tính. Các liệu pháp nội tiết thường được áp dụng điều trị cho bệnh nhân ung thư vú bao gồm: Thuốc ngăn chặn hormone dính lấy tế bào ung thư, Thuốc ngăn cơ thể sản sinh estrogen (thường dùng với phụ nữ mãn kinh), phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc dùng thuốc ngăn chặn sản sinh hormone buồng trứng.
  • Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích áp dụng với những bệnh nhân ung thư vú thể HER2 dương tính, mục đích tấn công vào những protein giúp tế bào ung thư phát triển. Phương pháp điều trị này có nhược điểm là giá thành cao và chỉ có hiệu quả với một nhóm nhỏ ung thư vú.

Đáp án: Ung thư vú có ăn được trứng vịt lộn không?

Trương vịt lộn còn có tên gọi khác là hột vịt lộn là món ăn từ quả trứng vịt đã có phôi phát triển thành hình. Đây là món ăn dân giã, khoái khẩu của nhiều người và có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Sử dụng 1 quả trứng vịt lộn giúp cung cấp cho cơ thể 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol, cùng nhiều loại vitamin như vitamin A, B, C,…

Hiện nay có nhiều người lo lắng không biết ung thư vú có ăn được trứng vịt lộn không vì có thông tin lan truyền rằng ăn trứng vịt lộn và những đồ ăn bổ dưỡng khác sẽ giúp tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Theo 

Bổ sung dinh dưỡng, giúp đảm bảo thể trạng cho điều trị

Các phương pháp điều trị ung thư vú đều gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cộng hưởng với việc tế bào ung thư vú phát triển mạnh làm tiêu tốn nhiều năng lượng của người bệnh, dễ gây ra tình trạng sụt giảm cân nặng ở người bệnh. Sử dụng trứng vịt lộn giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe trong đợt điều trị.

Sức khỏe đảm bảo, người bệnh sẽ có đủ sức để chống đỡ lại tác dụng phụ của các phương pháp điều trị và giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Tăng cường đề kháng và phục hồi sức khỏe sau điều trị

Theo y học cổ truyền, sử dụng trứng vịt lộn có công dụng, ích trí, bổ huyết, mạnh gân cốt, rất tốt cho sức khỏe những người mới ốm dậy. Người bệnh ung thư vú sau những đợt điều trị dài ngày rất cần đến những thực phẩm bổ dưỡng như trứng vịt lộn. Sử dụng trứng vịt lộn với tần suất hợp lý giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, giảm mệt mỏi sau điều trị. 

Đồng thời, dinh dưỡng đầy đủ giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng thiếu máu sau điều trị và cân nặng nhanh chóng phục hồi hơn.

Sử dụng trứng vịt lộn giúp sức khỏe người bệnh ung thư vú phục hồi sau điều trị nhanh hơn

Giảm tình trạng viêm nhiễm

Tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú là suy giảm đề kháng, miễn dịch do tế bào ung thư phát triển mạnh và ảnh hưởng bởi tác dụng dụng phụ của phương pháp điều trị. Chính vì thế, người bệnh dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus tấn công gây ra tình trạng viêm nhiễm. Sử dụng trứng vịt lộn chứa nhiều chất chống viêm mạnh giúp cơ thể người bệnh giảm được tình trạng viêm nhiễm và tăng cường miễn dịch, đề kháng tốt hơn.

Cách sử dụng trứng vịt lộn đúng cách cho người bệnh ung thư vú

Người bệnh ung thư vú nên dùng mấy quả trứng vịt lộn mỗi tuần?

Trứng vịt lộn là món ăn khoái khẩu với nhiều người vì thế nhiều người có thể ăn 4-5 quả trứng vịt lộn một ngày. Kể cả với người khỏe mạnh sử dụng quá nhiều trứng vịt lộn như thế thường xuyên cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ,… Do đó, người bệnh ung thư vú sức khỏe yếu và các vấn đề chuyển hóa đang bị suy giảm cũng không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn.

Ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ làm gia tăng tình trạng đầy bụng, khó tiêu vì hệ tiêu hóa phải hoạt động quá nhiều. Để đảm bảo cơ thể hấp thụ được hết dinh dưỡng từ trứng vịt lộn, người bệnh ung thư vú chỉ nên ăn 1-2 quả trứng vịt lộn một tuần.

Trứng vịt lộn nên kết hợp với thực phẩm gì?

Theo y học cổ truyền, trứng vịt lộn có tính hàn vì thế khi sử dụng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, lạnh bụng, khó tiêu. Vì thế, khi sử dụng trứng vịt lộn bạn nên kết hợp cùng những thực phẩm có tính ấm, nóng như rau răm và gừng. Kết hợp rau răm, gừng cùng trứng vịt lộn không những làm giảm tính hàn của trứng vịt lộn mà còn giúp tăng hương vị, làm món ăn trở nên ngon miệng hơn.

Không ăn trứng vịt lộn với thực phẩm gì?

Không sử dụng trứng vịt lộn kết hợp cùng những thực phẩm sau và không dùng ngay sau khi ăn trứng vịt lộn vì có thể gây ra nhiều phản ứng có hại cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Trà: Trong trà có tanin với hàm lượng lớn nếu uống ngay sau khi ăn trứng vịt lộn có thể kết hợp với protein trong trứng tạo thành chất khó tiêu, gây ra tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Sữa tươi có chứa hàm lượng lactose rất cao có thể làm giảm khả năng hấp thu chất đạm từ trứng vịt lộn của cơ thể nếu sử dụng kết hợp. Vì thế, người bệnh ung thư vú không nên sử dụng sữa tươi ngay sau khi ăn trứng vịt lộn.
  • Sữa đậu nành cũng có chứa Lysine là một tác nhân có thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng từ trứng vịt lộn. Vì thế, người bệnh ung thư vú cũng không nên sử dụng sữa đậu nành kết hợp với trứng vịt lộn.
  • Óc lợn nếu kết hợp cùng với trứng vịt lộn sẽ làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa lipid ở người bệnh ung thư vú.

Người bệnh ung thư vú nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào?

Khi đi ngủ, các cơ quan trong cơ thể thực hiện chuyển hóa cũng kém hơn, trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng mà trứng vịt lộn cung cấp khá cao. Vì thế, người bệnh ung thư vú không nên ăn trứng vịt lộn ngay trước khi đi ngủ để tránh gây tăng áp lực nên hệ tiêu hóa. Nếu ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, bạn nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 2-3 giờ, tốt nhất nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng hoặc buổi trưa để hàm lượng dinh dưỡng được hấp thu một cách tốt nhất.

Một số lưu ý khác

Khi chế biến trứng vịt lộn, bạn nên rửa sạch trứng sau đó mới luộc và nên ăn trứng vịt lộn ngay sau khi vừa nấu chín. Người bệnh ung thư vú không nên sử dụng trứng vịt lộn đã để qua đêm, kể cả trứng đã được bảo quản trong tủ lạnh. Vì hàm lượng dinh dưỡng của trứng để qua đêm đã giảm đi rất nhiều, thậm chí dinh dưỡng còn còn thể bị biến chất gây hại cho sức khỏe.

Một số đối tượng không nên sử dụng trứng vịt lộn bạn cần lưu ý như sau: Những người bị bệnh lý tim mạch, huyết áp; người bị béo phì, thừa cân; người bị rối loạn chuyển hóa lipid; người đang bị sốt và trẻ em dưới 5 tuổi.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ đáp án cho câu hỏi ung thư vú có ăn được trứng vịt lộn không. Người bệnh cần lưu ý sử dụng trứng vịt lộn đúng cách và kết hợp với xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, khoa học để hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe sau điều trị ung thư vú.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: