Ung thư tuyến tụy nguy hiểm như thế nào?

Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư rất nguy hiểm và khả năng gây tử vong cao ngay cả khi được điều trị. Ban đầu, bệnh không biểu hiện ra triệu chứng nên rất khó phát hiện. Vậy ung thư tuyến tụy nguy hiểm như thế nào? Hãy để các chuyên gia của GENK STF giải đáp giúp bạn.

Xem thêm:

1. Ung thư tuyến tụy là gì?

Tuyến tụy là cơ quan nằm trong ổ bụng giữa dạ dày và cột sống.Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh ung thư tuyến tụy là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh lý ung thư. Đáng chú ý, có đến 70% số người mắc phải ung thư tuyến tụy xuất hiện ở các nước đang phát triển.

Ung thư tuyến tụy thường có tỷ lệ tỷ vong cao
Ung thư tuyến tụy thường có tỷ lệ tỷ vong cao

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tụy – cơ quan nội tiết quan trọng nằm phía sau dạ dày. Tuyến tụy đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình tiêu hóa bằng cách tạo ra các enzyme mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn có chứa chất béo, carbohydrate và protein. Tuyến tụy cũng bài tiết hai hormon quan trọng: glucagon và insulin – có nhiệm vụ kiểm soát sự trao đổi chất glucose (đường). Insulin giúp các tế bào chuyển hóa glucose để tạo ra năng lượng và glucagon giúp tăng mức đường huyết khi chúng quá thấp.

Ung thư tuyến tụy là nguyên nhân thứ tư dẫn đến tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ. Vị trí của tuyến tụy làm cho ung thư tuyến tụy khó phát hiện và thường được chẩn đoán khi giai đoạn bệnh đã tiến triển. Tuy nhiên, loại ung thư này có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy

Các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của loại ung thư này, tuy nhiên có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy.

  • Hút thuốc: Khói thuốc chứa một số lớn chất sinh ung thư (carcinogen). Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi khói thuốc là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất gây bệnh ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu cho thấy rủi ro mắc bệnh tăng 2-3 lần ở những người hút thuốc.
  • Tuổi tác: Rủi ro mắc bệnh tăng theo tuổi tác. Trên 80% trường hợp mắc bệnh ở trong độ tuổi từ 60 – 80.
  • Giới tính: Bệnh phổ biến ở đàn ông hơn ở phụ nữ. Điều này một phần có thể do đàn ông  hút thuốc nhiều hơn phụ nữ.
  • Viêm tụy mãn tính: Chứng viêm tụy mãn tính có liên quan đến bệnh ung thư tuyến tụy. Lý do của mối liên quan này không rõ ràng, nhưng nó phổ biến nhất ở những người bị viêm tụy mãn tính thừa kế.
  • Béo phì và ít vận động: Những người quá mập (béo phì) và ít vận động thể chất dễ mắc bệnh. Việc tập thể dục sẽ giúp hạn chế rủi ro này.
  • Tiểu đường: Các nghiên cứu gần đây cho thấy 1%  bệnh nhân  mắc bệnh tiểu đường sau tuổi 50 sẽ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy trong vòng 3 năm sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường.
  • Xơ gan: Bệnh xơ gan phát triển ở những người bị tổn thương gan do viêm gan hoặc uống rượu. Những người bị xơ gan có rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng cao.
  • Phẫu thuật loét tiêu hóa: Những bệnh nhân có một phần dạ dày bị cắt bỏ có rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng cao.
  • Nhiễm trùng dạ dày: Việc dạ dày bị nhiễm vi khuẩn gây loét có tên gọi Helicobacter pylori (H.pylori) có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh. Một số chuyên gia nói rằng tình trạng dư thừa axit trong dạ dày cũng có thể làm tăng rủi ro.
  • Môi trường làm việc: Việc phơi nhiễm tại nơi làm việc với một số loại thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm và hóa chất được sử dụng trong xử lý kim loại có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh.
  • Lịch sử gia đình: Bệnh ung thư tuyến tụy có vẻ như mang tính “cha truyền con nối” trong một số gia đình. Ở những gia đình này, rủi ro mắc bệnh tăng cao do một hội chứng thừa hưởng hoặc một loại gen không được biết đến.
  • Chế độ ăn uống: Những chế độ ăn uống nhiều thịt, thực phẩm chiên chứa nhiều cholesterol và chất nitrosamine có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh, ngược lại chế độ ăn nhiều rau quả có thể làm giảm rủi ro.
  • Rượu: Phần lớn nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu với bệnh ung thư tuyến tụy. Nhưng uống rượu nhiều có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường, xơ gan và viêm tụy mãn tính, tất cả đều là những yếu tố rủi ro gây bệnh ung thư tuyến tụy.
 Uống rượu cũng có thể là một yếu tố rủi ro gây bệnh ung thư tuyến tụy
 Uống rượu cũng có thể là một yếu tố rủi ro gây bệnh ung thư tuyến tụy

3. Triệu chứng của ung thư tuyến tụy

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường không biểu lộ cho đến khi bệnh trở nặng, chúng bao gồm:

  • Đau bụng trên và có thể lan ra sau lưng
  • Vàng da và lòng mắt trắng
  • Ăn mất ngon
  • Bị sụt cân
  • Phiền muộn, trầm cảm
  • Xuất hiện các khối máu đông
  • Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn cũng như phòng ngừa trường hợp cấp cứu khác.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được liệt kê ở trên, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người hoạt động khác nhau. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ trực tiếp để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

4. Chẩn đoán ung thư tuyến tụy

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có khả năng mắc ung thư tuyến tụy, bạn sẽ được khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm. Bác sĩ cũng sẽ xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của bạn để chẩn đoán. Một số xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để có được hình ảnh hoàn chỉnh và chi tiết về tuyến tụy
  • Siêu âm nội soi – bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, dẻo có gắn máy ảnh vào dạ dày để thu lại hình ảnh của tuyến tụy
  • Sinh thiết hoặc lấy mẫu mô của tuyến tụy
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra xem có khối u CA 19-9 gây ra ung thư tuyến tụy hay không

Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn dựa trên kết quả xét nghiệm:

  • Giai đoạn 1: các khối u chỉ tồn tại trong tuyến tụy
  • Giai đoạn 2: khối u đã lan đến các mô bụng hoặc hạch bạch huyết gần đó
  • Giai đoạn 3: ung thư đã lan sang các mạch máu chính và các hạch bạch huyết
  • Giai đoạn 4: khối u đã lan rộng sang các cơ quan khác chẳng hạn như gan

5. Điều trị ung thư tuyến tụy

Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư mà bác sĩ sẽ xác định phương án điều trị. Hai mục tiêu của việc điều trị là: tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa sự di căn của bệnh. Sụt cân, tắc ruột, đau bụng và suy gan là một trong những biến chứng phổ biến nhất trong điều trị ung thư tuyến tụy.

5.1. Phẫu thuật ung thư tuyến tụy

Phẫu thuật ung thư tuyến tụy sẽ được chỉ định trong một số trường hợp
Phẫu thuật ung thư tuyến tụy sẽ được chỉ định trong một số trường hợp

Nếu khối u vẫn còn giới hạn trong tuyến tụy thì phương án phẫu thuật có thể được xem xét và nó còn phụ thuộc vào vị trí chính xác của ung thư. Nếu khối u bị giới hạn ở đầu và cổ của tuyến tụy, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật Whipple (phẫu thuật cắt bỏ khối tá-tụy). Trong thủ thuật này, phần đầu tiên (“đầu” tuyến tụy) và khoảng 20% phần thứ hai (“thân” tuyến tụy) được loại bỏ. Nửa dưới của ống mật và phần đầu của ruột cũng bị loại bỏ. Đôi khi trong phẫu thuật này, một phần của dạ dày sẽ được lấy ra.

5.2. Xạ trị ung thư tuyến tụy

Các phương án điều trị khác phải được tìm hiểu khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến tụy. Xạ trị sử dụng tia X và các chùm năng lượng cao khác để tiêu diệt các tế bào ung thư.

5.3. Hóa trị ung thư tuyến tụy

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác cùng với hóa trị – sử dụng các loại thuốc tiêu diệt ung thư để giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong tương lai.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về tình trạng cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với người mắc ung thư tuyến tụy. Hy vọng bạn đọc sẽ có phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

VTV2 – HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 1: GIA ĐÌNH BÉ GIA HUY VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ MÁU

Thông tin liên hệ