Ung thư trực tràng giai đoạn 4 sống được bao lâu? Điều trị ra sao?
Ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 4, tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Lúc này, các triệu chứng đã rõ ràng và thời gian sống nếu được điều trị tích cực cũng giảm rất nhiều so với giai đoạn đầu. Để hiểu rõ hơn căn bệnh này cũng như cách điều trị ung trực tràng giai đoạn 4, các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của GenK STF.
Xem thêm:
- Cô giáo làng trở thành động lực cho những bệnh nhân ung thư
- [Mách bạn] Ung thư trực tràng nên ăn gì?
- Bệnh ung thư trực tràng sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Ung thư trực tràng giai đoạn 4 là gì?
Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn cuối của ung thư trực tràng. Tế bào ung thư lúc này không chỉ ở trong trực tràng mà đã di căn và lan rộng đến nhiều cơ quan khác như xương, phổi, gan…
Khi tế bào ung thư đã di căn thì việc điều trị rất khó khăn và hiệu quả mang lại không cao. Các phương pháp điều trị lúc này sẽ cho kết quả chậm hoặc cơ thể người bệnh hầu như không đáp ứng. Việc chữa trị chỉ nhằm mục đích chính là kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời, giảm các triệu chứng, mang lại cho người bệnh sự thoải mái, dễ chịu để kéo dài thời gian sống.
2. Triệu chứng ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn 4, triệu chứng ung thư trực tràng ngày càng nghiêm trọng và tăng nặng hơn, đó là:
2.1. Phân lẫn máu
Ung thư trực tràng giai đoạn 4 người bệnh đi ngoài ra máu với đặc điểm là phân lẫn máu mà đỏ sẫm hoặc phân có màu đen. Tình trạng mất máu nếu kéo dài mà không có biện pháp xử lý sẽ gây thiếu máu nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh sẽ mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và da sạm đen…
2.2. Tiêu chảy hoặc táo bón
Trực tràng là cơ quan quan trọng trong việc loại bỏ phân ra ngoài. Khi trực tràng bị ung thư ở giai đoạn cuối với khối u ngày càng lớn sẽ khiến quá trình đào thải phân ra ngoài bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Trực tràng bị tắc nghẽn do khối u phát triển to nên phân mỏng và dẹt.
2.3. Chướng bụng, đầy hơi
Khối u ngày càng to sẽ khiến trực tràng và cả đại tràng bị chèn ép. Vì thế, việc đi đại tiện sẽ bị cản trở và gặp khó khăn. Khi phân không được đào thải ra ngoài mà giữ lại trong trực tràng, đại tràng quá lâu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh khí. Kết quả là người bệnh sẽ cảm nhận rõ được tình trạng chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu.
2.4. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Đi ngoài ra máu, chướng bụng, đầy hơi khiến người bệnh ăn uống kém ngon miệng. Hơn nữa, các cơn đau do tế bào ung thư di căn cũng tăng cường và ngày càng nhiều hơn. Bởi vậy, người bệnh chán ăn, ăn không tiêu nên lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể không đảm bảo. Tình trạng này làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống.
2.5. Sút cân trầm trọng
Các triệu chứng chán ăn, ăn không tiêu, đau đớn, khó chịu, mất máu do ung thư trực tràng giai đoạn 4 gây ra sẽ làm người bệnh bị sút cân nhanh hơn.
Bên cạnh đó, khi các khối u di căn đến những cơ quan khác sẽ kèm theo một số triệu chứng khác. Chẳng hạn như:
- Khối u di căn đến phổi: Người bệnh sẽ ho kéo dài, tức ngực, đau xương, khó thở…
- Khối u di căn đến gan: Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng ngứa, vàng da, vàng mặt, sốt, chán ăn, đau bụng, mệt mỏi…
- Khối u di căn đến xương: Người bệnh sẽ bị tê yếu chân tay, đau xương, xương dễ bị gãy,…
3. Ung thư trực tràng giai đoạn 4 sống được bao lâu?
Tiên lượng sống của người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối giảm rất nhiều do các tế bào ung thư đã di căn đến những cơ quan khác. Lúc này, mức độ di căn của tế bào ung thư sẽ chi phối rất nhiều thời gian sống của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Nếu tế bào ung thư mới di căn đến 1 cơ quan duy nhất thì tỷ lệ sống trong vòng 5 năm của người bệnh nếu được điều trị tích cực sẽ là khoảng trên 50%.
- Nếu tế bào ung thư đã di căn rộng ra nhiều cơ quan thì tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh rất thấp, chỉ dưới 11%.
Ngoài mức độ di căn thì tiên lượng sống của người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 4 còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác là độ tuổi, tình trạng sức khỏe…
4. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn cuối như thế nào?
Người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối sẽ đáp ứng chậm hoặc kém với phương pháp điều trị. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định một số phương pháp sau:
4.1. Phẫu thuật
Nếu tế bào ung thư mới chỉ di căn đến 1 cơ quan duy nhất thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tùy từng sức khỏe, mức độ di căn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Nếu khối u di căn đến 1 cơ quan nhưng lại gây biến chứng tắc ruột thì phẫu thuật chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng cho người bệnh. Lúc này, phẫu thuật chỉ mang tính chất tạm thời.
4.2. Hóa trị
Hóa trị là cách sử dụng hóa chất/thuốc đưa vào cơ thể để tiêu diệt khối u, giúp khối u thu nhỏ lại. Bác sĩ sẽ đưa lượng thuốc/hóa chất vào cơ thể bằng một trong những cách là sử dụng qua đường uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Khi khối u đã được thu nhỏ sẽ giúp việc phẫu thuật loại bỏ khối u dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có đạt được thành công cao hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng đáp ứng thuốc, sức khỏe của người bệnh…
4.3. Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng tia X chiếu trực tiếp vào khối u từ bên ngoài để thu nhỏ, kiểm soát tế bào ung thư. Xạ trị thường được kết hợp cùng với hóa trị hoặc phẫu thuật để gia tăng hiệu quả điều trị.
4.4. Một số phương pháp khác
Ngoài phẫu thuật và hóa trị, bác sĩ có thể cân nhắc để sử dụng một số phương pháp điều trị khác. Đó là:
- Bác sĩ có thể sẽ sử dụng các thuốc phân tử nhỏ để đưa vào tế bào ung thư nhằm tiêu diệt và kiểm soát sự phát triển của chúng.
- Sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng để điều trị ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch cũng có thể được cân nhắc điều trị.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
Ung thư trực tràng giai đoạn 4 là lúc bệnh đã diễn biến nặng và di căn. Ở giai đoạn này, tỷ lệ sống của bệnh nhân không cao nhưng không vì thế mà buông bỏ. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị ung thư trực tràng của bác sĩ. Kết hợp giữ cho mình sự lạc quan, tin tưởng cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ để nâng cao chất lượng cuộc sống.