Ung thư nên kiêng ăn gì để không làm ảnh hưởng bệnh?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là một trong 50 nước thuộc top 2 trên bản đồ ung thư thế giới, với tỷ lệ mắc bệnh cao. Nhận thấy là một vấn đề cấp thiết, nước ta đang dần đẩy mạnh về vấn đề y tế lẫn công tác tuyên truyền để phòng ngừa căn bệnh này. Vậy ung thư là gì? Và ung thư kiêng ăn gì?

1. Thực trạng bệnh ung thư tại Việt Nam

1.1. Đôi nét về ung thư 

Ung thư được biết đến là một nhóm các bệnh khi tế bào phân chia một cách bất thường, mất kiểm soát tạo thành khối u. Nhóm tế bào này có khả năng xâm lấn vào các mô khác hoặc di căn. Quá trình di căn là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân ung thư tử vong. 

Ung thư – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Ung thư được chia làm 2 loại là lành tính và ác tính. 

  • Ung thư lành tính: Các khối u không xâm lấn, không ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Tuy nhiên, u lành tính cũng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân, ví dụ như u não.
  • Ung thư ác tính: Các khối u có khả năng xâm lấn sang xung quanh các bộ phận khác của cơ thể và có tính chất ác tính. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư, khi khối u phát triển lớn hoặc các tế bào ung thư di căn sẽ khiến bệnh nhân tử vong.

1.2. Thực trạng ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh và tử vong do ung thư có xu hướng ngày một tăng. Thực trạng về ung thư ngày một báo động, với những con số thống kê ngay sau:

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam là một trong 50 nước thuộc top 2 trên bản đồ ung thư thế giới.
  • Theo số liệu được công bố từ Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, từ năm 2000 – 2010, số bệnh nhân mắc mới tại Việt Nam là 56.000 người. Và dự kiến vào năm 2020, số bệnh nhân mắc phải sẽ vượt qua 190.000 người. 
  • Mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 115.000 người chết vì ung thư, ứng với 315 người mất trên ngày. Con số trên đã xếp Việt Nam vào vị trí 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới có tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì ung thư.
  • Tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong do ung thư ở nước ta ngày một tăng cao. Đối với nam giới, thường hay mắc nhất là ung thư phổi, dạ dày, gan và đại trực tràng. Đối với nữ giới, số liệu thu thập được chỉ ra những bệnh ung thư thường hay mắc nhất là ung thư vú, dạ dày và ung thư phổi.
Các bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam

2. Dấu hiệu, triệu chứng chung khi mắc bệnh ung thư

Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, với hơn 100 loại bệnh khác nhau đã được xác định. Vì vậy, ở mỗi loại ung thư sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh ung thư sẽ có những triệu chứng chung sau.

  • Triệu chứng tại chỗ: Cơ thể có thể xuất hiện những khối u bất thường hoặc phù nề tay chân. Viêm, lở loét ở một số vị trí mắc bệnh ung thư và chảy máu gây khó chịu, đau đớn. Khi khối u chèn ép vào các mô xung quanh cơ thể có thể gây ra hiện tượng vàng da.
  • Triệu chứng di căn: Ở giai đoạn di căn, các hạch bạch huyết sẽ phát triển, lớn lên không kiểm soát dẫn đến hiện tượng ho, ho ra máu, đau xương, cơ và rụng tóc một cách không kiểm soát,…
  • Triệu chứng toàn thân: Khi mắc bệnh ung thư, thông thường bệnh nhân sẽ có các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, buồn nôn, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu,… Vì vậy, thường có các bệnh lý khác kèm theo như thiếu máu, các hội chứng cận u đặc biệt.
Triệu chứng chung khi mắc bệnh ung thư

Ung thư nếu trở nên di căn và ác tính sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể tử vong trong trong thời gian ngắn. Với từng loại ung thư sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra pháp đồ điều trị khác nhau, đặc biệt là chế độ ăn uống để kéo dài thời gian cũng như có thể chữa trị hoàn toàn.

3. Mối liên hệ giữa chế độ ăn và bệnh ung thư

Theo nghiên cứu lâm sàng đến từ các bác sĩ chuyên khoa điều trị ung thư, chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng điều trị của bệnh nhân. Đặc biệt, khi có chế độ ăn uống phù hợp, sau một thời gian điều trị sẽ đưa ra kết quả tích cực và có khả năng điều trị một cách dứt điểm, không tái phát lại.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư là chế độ ăn thiếu chất xơ, rau quả, khiến hệ miễn dịch của cơ thể ngày càng kém đi. Việc thức ăn biến đổi gen hoặc không có nguồn gốc không rõ ràng, chứa nhiều dư lượng các chất hoá học là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng biến đổi cấu trúc gen của các tế bào trong cơ thể, hình thành nên khối u ác tính.

Chế độ ăn và bệnh ung thư có mối liên hệ mật thiết

Để quá trình điều trị ung thư được hiệu quả nhất có thể, việc xạ trị, hóa trị là chưa đủ. Nếu cơ thể bệnh nhân không có đủ chất dinh dưỡng thì không thể chống chọi lại với các tế bào ung thư cũng như không đủ sức khỏe để xạ trị, hóa trị trong thời gian dài. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý cân bằng giữa những phương pháp trị liệu đặc hiệu và chế độ ăn uống hằng ngày.

4. Ung thư kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống là một trong những biện pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị ung thư. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là bệnh nhân mắc ung thư kiêng ăn gì? 

4.1. Thịt đỏ

Ngày nay, rất nhiều người thường hay thắc mắc rằng ung thư kiêng ăn gì? Có nên tránh các loại thịt màu đỏ không đang dần trở nên phổ biến.

Theo nghiên cứu từ các bác sĩ chuyên khoa điều trị ung thư cũng như chuyên gia dinh dưỡng, Trong thịt đỏ có chứa Neu5Gc là một loại đường có khả năng phát triển khối u ung thư. Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư cần hạn chế hoặc tốt nhất không nên dùng các loại thịt đỏ. Đặc biệt là thịt bò và thịt lợn.

Ung thư kiêng ăn gi là điều nhiều người muốn biết
Ung thư kiêng ăn gi là điều nhiều người muốn biết

4.2. Đồ nướng

Đồ nướng khi được làm chín ở nhiệt độ cao và thời gian ngắn thường sản sinh ra hoạt chất Heterocyclic amines (HCAs) gây ra ung thư. Không những vậy, khi đốt cháy thức ăn trực tiếp trên lửa còn sản sinh ra hợp chất AGE làm biến tính protein trong cơ thể. Vì vậy, các món nướng chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc ung thư kiêng ăn gì?

4.3. Thức ăn lên men

Không nên dùng thịt ngâm, dưa muối, đậu nành lên men,… vì đây là những thực phẩm lên men gây ung thư rất mạnh mà bệnh nhân cần tránh xa.

4.4. Muối

Nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng sử dụng 1g muối tỷ lệ với 1g trọng lượng cơ thể, gia tăng nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế hoặc chỉ sử dụng loại muối biển tự nhiên trong quá trình trị liệu.

4.5. Thực phẩm chứa nhiều chất béo (lipid)

Thức ăn chứa nhiều chất béo (lipid) sẽ kìm hãm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào. Những thực phẩm giàu lipid khiến hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của bệnh nhân ung thư giảm đi rất nhiều.

4.6. Thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc

Khi đặt ra câu hỏi ung thư kiêng ăn gì câu trả lời đầu tiên được hình thành trong suy nghĩ mọi người luôn là những những loại thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc. Đây là những loại thực phẩm có khả năng biến đổi gen, gây ra ung thư. Không nên sử dụng rượu, bia, chất kích thích vì trong đó có chứa các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến các tế bào chất trong cơ thể. Tuyệt đối không ăn những thực phẩm chứa nhiều nấm như hạt điều, đậu phộng,…

Bên cạnh việc loại bỏ những thực phẩm trên trong khẩu phần ăn, bệnh nhân ung thư thường được các bác sĩ khuyên bổ sung cho cơ thể các loại như nho đỏ, cà chua, nghệ, trà xanh, bí đỏ, súp lơ,…

Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Ung thư là một căn bệnh có thể mắc phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, để lại hậu quả nghiêm trọng khôn lường. Chính vì vậy, qua những chia sẻ ung thư kiêng ăn gì bên trên mong rằng sẽ hình thành nên cho bạn chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý để chống lại những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến ung thư.

Thông tin liên hệ