[Giải đáp] Bị ung thư miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe

Đối với người bệnh ung thư miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì là câu hỏi chưa được giải đáp kịp thời, khiến cho nhiều bệnh nhân hoang mang. Để giải đáp được thắc mắc ung thư miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe hãy theo dõi bài viết sau của GenK STF

XEM THÊM:

1. Những điều cần biết về bệnh ung thư miệng

Ung thư miệng là một căn bệnh thuộc loại ung thư vùng đầu và cổ xảy ra khi các tế bào phát triển một cách không kiểm soát được bất thường ở trong niêm mạc vùng má, lợi, vòm miệng, lưỡi hoặc môi.

Khoang miệng là nơi rất dễ bị phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư. Một số yếu tố có thể gây ra bệnh ung thư miệng đó là:

  • Thói quen hút thuốc lá thường xuyên: Trong thành phần của thuốc lá có chứa nhiều chất kích thích độc hại, có thể gây ung thư phổi, ung thư tuyến giáp và cả ung thư miệng.
  • Thói quen uống rượu: Theo kết quả của các thống kê, khoảng 80% người nghiện rượu có nguy cơ cao bị mắc ung thư miệng.
  • Thói quen nhai trầu, đặc biệt là với người già..
  • Vệ sinh răng miệng kém cũng như dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn tới kích thích niêm mạc vùng miệng gây ra bệnh ung thư.
  • Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua. Các nghiên cứu cho thấy, với những người từ độ tuổi 40 trở lên thì có nguy cơ cao hơn với nhóm đối tượng còn lại.
  • Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus), đặc biệt là nhiễm HPV type 16 có nguy cơ cao bị ung thư miệng.
  • Tiền sử trong gia đình có người thân từng mắc ung thư miệng cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị ung thư miệng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư miệng đó là tổn thương miệng lâu không lành hoặc đau miệng, đau cổ họng kéo dài không biến mất.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng tiềm ẩn khác của bệnh ung thư miệng bao gồm:

  • Xuất hiện mảng trắng ( hay còn gọi là bạch sản) hoặc mảng đỏ ( còn gọi là hồng sản) ở bên trong miệng.
  • Có vảy không lành ở trên môi hoặc loét miệng.
  • Chảy máu vùng miệng mà không liên quan đến chấn thương.
  • Đau nhức, khó nhai thức ăn.
  • Sưng hạch (hạch bạch huyết) hoặc một khối u ở vùng cổ.
  • Sưng hoặc đau hàm.
  • Khó nói hoặc cử động lưỡi hoặc hàm.
  • Tê ở vùng lưỡi hoặc vùng miệng.
  • Răng bị lung lay.
  • Hôi miệng kéo dài dai dẳng.

Trên đây là một số thông tin sơ lược về bệnh ung thư miệng mà bạn đọc nên nắm được. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư miệng nên ăn và nên kiêng là gì?

Bị ung thư miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?

2. Bệnh nhân ung thư miệng nên ăn gì?

Danh sách một số thực phẩm bệnh nhân ung thư miệng nên ăn đó là:

2.1. Bơ

Đặc biệt là bơ giống Hass là thực phẩm có thể ngăn cản được sự phát triển của các tế bào ung thư ở trong miệng, lưỡi và cổ họng. Trên thực tế, hầu hết các loại trái cây có màu sẫm đều có thể đem lại tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư.

2.2. Cà rốt

Một trong những loại thực phẩm có khả năng chống ung thư tuyệt vời không thể không kể đến cà rốt. Trong thành phần của cà rốt chứa beta carotene – một hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Beta carotene sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư.

2.3. Trà xanh

Theo một số chuyên gia, uống nhiều trà xanh, trà đen, trắng cùng với trà ô long có thể giúp cơ thể chống lại được một số bệnh ung thư. Bởi vì trong thành phần của những loại trà này có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ được gọi là catechin. Bên cạnh đặc tính ngăn ngừa bệnh ung thư, trà cũng có thể ngăn chặn được sự khởi phát của bệnh Hodgkin.

2.4. Quả mâm xôi

Những trái cây mọng được biết nhiều đến là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thành phần của chúng chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa điển hình như là dâu tây và quả việt quất. Hơn nữa, trong quả mâm xôi còn có một số hợp chất khác có tác dụng chống lại các khối u.

2.5. Cà chua và dưa hấu

Hai loại quả dưa hấu và cà chua đều chứa hợp chất lycopene trong thành phần có tác dụng giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể đồng thời ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư miệng. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng người bệnh ung thư miệng nên ăn nhiều trái cây này hơn để giảm nguy cơ bị ung thư.

2.6. Các loại cá

Một trong những thực phẩm mà người bệnh ung thư miệng không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống hàng ngày đó chính là các loại cá giàu omega 3. Bởi vì omega 3 là một chất béo không no, có tác dụng chống oxy rất tốt cho cơ thể.

2.7. Các loại trái cây họ cam quýt

Tong thành phần các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C và sẽ giúp giảm nguy cơ bị ung thư miệng cũng như hạn chế tế bào ung thư phát triển. Đồng thời vitamin C cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các loại trái cây như là cam, bưởi và chanh rất giàu vitamin C.

Những loại trái cây này cũng có các đặc tính khác đó là giúp chống lại bệnh ung thư. Người bệnh có thể ăn các loại trái cây họ cam quýt bằng cách thêm chúng vào các món tráng miệng. Cách này sẽ giúp trung hòa bớt lượng axit có trong trái cây để tránh gây kích ứng dạ dày, đồng thời tăng hương vị thơm ngon hơn.

2.8. Dầu ô liu

Các khảo sát đã cho thấy rằng dầu ô liu cũng là thực phẩm rất hữu ích trong việc ngăn chặn quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy, đối với những người bị ung thư miệng thì nên sử dụng dầu ô liu trong chế biến các món ăn. Đồng thời dầu oliu cũng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi chế biến dầu oliu với các món ăn nên ưu tiên sử dụng kỹ thuật hấp và luộc để làm chín thức ăn, tránh sử dụng phương pháp chiên và nướng không có lợi cho sức khỏe.

2.9. Uống nhiều nước hơn

Đối với những người bệnh ung thư miệng, đặc biệt là với các trường hợp bị lở miệng hoặc đang điều trị bằng xạ trị, hóa trị thì càng cần bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung nước bằng cách uống nước lọc, súp, sữa, nước ép trái cây… 

Người bệnh nên bổ sung nước một cách từ từ, chia thành nhiều lần uống nhỏ trong ngày thay vì uống hết trong một lúc. 

3. Người bệnh ung thư miệng nên kiêng ăn gì?

3.1. Kiêng uống rượu, bia

Thói quen uống nhiều rượu, bia trong thời gian dài sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng đồng thời làm nặng thêm bệnh ung thư miệng. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nhiều lần nếu như người bệnh vừa hút thuốc vừa uống rượu nhiều. Vì vậy, tốt nhất nên tránh sử dụng các loại nước uống có cồn như rượu bia.

3.2. Tránh thực phẩm nhiều đường

Những người bị ung thư miệng nên tránh sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều đường như là bánh, kẹo, nước ngọt… Bởi vì những thực phẩm này cung cấp nhiều calo rỗng và ở một số trường hợp cũng là nguyên nhân khiến cho các tế bào ung thư phát triển nhiều hơn trong cơ thể. 

Bên cạnh đó, đôi khi thực phẩm nhiều đường cũng là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn và nôn ở người bệnh.

3.3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt là những chất béo từ động vật sẽ khiến cho bệnh ung thư khoang miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư liên tục sinh sôi và phát triển nhờ các chất béo từ những loại thực phẩm này.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo sau khi được hấp thụ vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ làm hạn chế khả năng miễn dịch và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào, tăng quá trình sản sinh làm cho tế bào ung thư trong khoang miệng được tạo ra nhiều hơn và nhanh hơn.

3.4. Thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao

Chiên rán ngập với dầu mỡ hoặc nướng ở nhiệt độ cao như các món xúc xích, nem nướng, heo quay… thì người bệnh nên ăn một cách rất hạn chế vì chúng có thể gây ra và làm nặng thêm bệnh ung thư. Bởi vì quá trình chế biến ở nhiệt độ cao có thể tạo ra hợp chất formol, là một chất gây có thể gây ung thư rất nguy hiểm với cơ thể.

3.5. Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Xúc xích, thịt muối, thịt xông khói, thịt đóng hộp, đồ đông lạnh… là những thực phẩm có chế biến sẵn có chứa quá nhiều muối và các loại hóa chất bảo quản, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn và tăng tốc độ di căn của bệnh.

3.6. Đồ ăn cay, nóng

Đối với người bệnh ung thư miệng không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh bởi vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng. Tương tự như vậy đối với các thực phẩm có nhiều gia vị cay nóng hoặc có tính acid vì chúng có thể gây kích ứng vùng miệng.

Tránh đồ ăn cay nóng

3.7. Hạn chế nhai trầu

Những người có thói quen nhai trầu sẽ có nguy cơ bị ung thư miệng cao gấp 4-35 lần so với những người không có thói quen này. Nhai trầu có liên quan tới tình trạng bạch sản – là một tổn thương tiền ung thư.

Thành phần trong trầu bao gồm lá trầu, vỏ cau, vôi, rễ cây… khi được nhai hoặc nghiền trong cối, tạo nên một dung dịch màu đỏ thường đọng lại ở trong vùng lợi hàm dưới trong quá trình nhai trầu. Đồng thời miếng trầu cũng thường cọ xát vào môi, niêm mạc má và lợi hàm dưới.

Một số trường hợp còn có thói quen dùng thêm một chút thuốc lào chà xát lên vùng răng và lợi hàm, sau đó bỏ đi hoặc tiếp tục nhai lẫn với miếng trầu. Như vậy, khi nhai trầu niêm mạc miệng vừa phải chịu đồng thời tác động cơ học vừa phải chịu tác động hóa học.

Chính vì vậy, đối với người bị ung thư miệng tốt nhất nên bỏ thói quen nhai trầu.

3.8. Bỏ thói quen hút thuốc

Đây là điều tốt nhất người bệnh có thể làm cho miệng và cả phần còn lại của cơ thể. Nếu hút càng nhiều thuốc lá điếu, xì gà hoặc tẩu trong thời gian dài thì nguy cơ bị bệnh càng cao. Do đó, tốt nhất không nên có thói quen hút thuốc

Kể cả với người đã hút thuốc thường xuyên thì việc bỏ thuốc vẫn có tác dụng. Đối với người đã bị ung thư, bỏ hút thuốc có nghĩa là sẽ giúp cho điều trị của bệnh được hiệu quả hơn, tăng tốc độ chữa lành tế bào nhanh hơn và hạn chế khả năng bệnh tái phát hơn. 

4. Các phương pháp phòng ngừa ung thư miệng cần biết

Như đã nói, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư miệng, do đó việc ngăn chặn những yếu tố này ngay từ đầu sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Các phương pháp phòng ngừa ung thư miệng đó là:

  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu.
  • Hạn chế tiếp xúc với UV: Những tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể khiến cho môi gặp phải những tổn thương nặng nề. Do đó, hãy sử dụng những loại mũ có vành rộng cũng như kết hợp cùng với việc đeo khẩu trang và bôi kem chống nắng để tránh các tác hại của tia UV.
  • Phòng ngừa bằng một số loại thuốc: Sử dụng một số loại thuốc, vitamin, có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư da. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng phải có theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
  • Tự kiểm tra, theo dõi sức khỏe thường xuyên: Sử dụng đèn sáng cùng với việc soi gương, để cảm nhận phần môi và mặt trước của nướu, ngửa đầu và xem xét vùng vòm miệng. Nếu như phát hiện có những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Hạn chế nhai trầu, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Nên thực hiện tiêm phòng HPV ở cả phụ nữ và nam giới, thực hiện quan hệ tình dục an toàn.
  • Điều trị dứt điểm những tổn thương tiền ung thư để tránh nguy cơ phát sinh ra các yếu tố gây ung thư.
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp cho bạn đọc có những thông tin cần biết để giải đáp câu hỏi ung thư miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hẹn gặp lại các bạn đọc ở những bài viết kỳ sau về những chủ đề sức khỏe bổ ích.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ