Ung thư miệng giai đoạn cuối có triệu chứng gì? Điều trị ra sao?
Ung thư miệng giai đoạn cuối là lúc bệnh đã chuyển nặng và nghiêm trọng. Bởi lúc này các tế bào ung thư đã xâm lấn đến những cơ quan lân cận, thậm chí là cả các cơ quan ở xa. Vậy ung thư miệng giai đoạn cuối có triệu chứng gì? Và điều trị như thế nào? Genk STF sẽ có lời giải đáp cho các vấn đề này qua nội dung bên dưới, mời các bạn cùng khám phá.
Nội dung bài viết
1. Ung thư miệng giai đoạn cuối là gì?
Ung thư miệng hay ung thư khoang miệng, xảy ra khi tế bào trong miệng xuất hiện tế bào ung thư và chúng ngày càng phát triển, lây lan. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn là 1, 2, 3 và 4 dựa theo sự phát triển cũng như kích thước của khối u.
Trong đó, ung thư miệng giai đoạn 4 chính là giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, khối u đã xâm lấn và phát triển mạnh mẽ. Khối u có thể lan đến các hạch bạch huyết, tổ chức lân cận. Thậm chí, tế bào ung thư đã lan đến những cơ quan ở xa hơn hay còn gọi là ung thư di căn. Vì thế, việc kiểm soát rất khó khăn, thậm chí nguy cơ tử vong là rất cao dù được điều trị tích cực.
2. Ung thư miệng giai đoạn cuối có triệu chứng gì?
Ung thư miệng giai đoạn cuối gây đau đớn, khó chịu rất nhiều cho người bệnh bởi các khối u đã phát triển lớn, chèn ép không chỉ trong phạm vi khoang miệng mà còn ở những cơ quan khác. Triệu chứng của bệnh lúc này đã rất rõ ràng và dễ dàng nhận biết ở cả khoang miệng cũng như cơ quan mà khối u đã di căn.
2.1. Triệu chứng điển hình của ung thư khoang miệng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, ung thư khoang miệng có những triệu chứng điển hình dễ nhận biết ngay tại khu vực khoang miệng. Đó là:
Khoang miệng và cơ quan xung quanh đau đớn
Khối u ở giai đoạn cuối ngày càng tăng lên về kích thước nên gây chèn ép khoang miệng cũng như các dây thần kinh ở cơ quan này. Từ đó, các cơn đau đớn mà người bệnh gặp phải ngày càng tăng lên rất khó chịu. Các cơn đau và sự khó chịu còn lan đến cả mũi họng và tai, khiến việc ăn uống, sinh hoạt của người bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Chảy máu khoang miệng
Ung thư khoang miệng giai đoạn cuối với các vết loét tại lưỡi, lợi… ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn. Vì thế, tình trạng trong khoang miệng chảy máu cũng nhiều và ngày càng nặng nề. Xuất hiện dày đặc các những vết loét sâu và sự bỏng rát.
Căng nhức xương hàm ngày càng rõ ràng
Xương hàm ở giai đoạn đầu với cơn đau nhẹ nhàng và ít thì đến giai đoạn cuối, biểu hiện này rõ ràng hơn. Lúc này, khối u xâm lấn ra cả khoang mũi nên cơ xương hàm hoàn toàn cứng lại. Tình trạng căng nhức gia tăng kèm theo sự khó khăn trong ăn uống, hít thở và giao tiếp.
Do tình trạng sưng to ở cơ hàm nên răng có thể bị lung lay, thậm chí rụng. Do đó, mặt của người bệnh cũng lệch hơn so với bình thường.
Sự thay đổi của lớp niêm mạc miệng
Lớp niêm mạc miệng ở giai đoạn cuối của ung thư trở nên thô và bị cứng hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, lớp niêm mạc cũng thay đổi màu sắc, chuyển dần từ trắng sang đỏ và đen. Lúc này, chỉ cần tác động nhẹ, bệnh nhân cũng dễ dàng bị chảy máu miệng.
Ngoài ra, người bệnh còn thấy lưỡi tê cứng và đau nhức. Gây khó khăn cho việc ăn uống.
2.2. Triệu chứng ung thư miệng giai đoạn cuối khi đã di căn
Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh, thậm chí ở cả những cơ quan xa hơn.
Triệu chứng di căn hạch
Ung thư miệng giai đoạn cuối di căn hạch nên tại cổ sẽ xuất hiện các hạch và tần suất mọc nhanh, nhiều hơn. Kích thước các hạch cũng không đồng đều mà có sự khác nhau. Tuy nhiên, hạch có đặc điểm chung là sưng to, di động và không thấy đau khi ấn vào.
Triệu chứng di căn đến các cơ quan khác
Ngoài di căn hạch, ung thư miệng giai đoạn cuối cũng đã di căn đến những cơ quan khác ở xa hơn như gan, xương, phổi, não, tuyến thượng thận… Mỗi cơ quan khi khối u di căn đến sẽ có biểu hiện khác nhau. Có thể kể đến như:
- Khi di căn đến phổi, người bệnh sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, ho ra máu…
- Khi di căn đến não sẽ khiến đau nửa đầu, vùng đầu đau dữ dội…
Triệu chứng toàn thân
Bên cạnh đó, hầu hết người bệnh ở giai đoạn cuối đều có những dấu hiệu tiêu cực của tâm lý như cáu gắt, bất ổn. Vì thế, người bệnh không muốn ăn uống, ăn không ngon miệng nên sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… khiến bệnh càng trầm trọng và diễn biến nhanh.
3. Ung thư miệng giai đoạn cuối được điều trị thế nào?
Ở giai đoạn cuối, việc điều trị ung thư miệng là rất khó khăn bởi cơ thể đáp ứng rất chậm với các phương pháp điều trị hoặc không đáp ứng. Mục đích điều trị chính của lúc này là kiểm soát, giảm triệu chứng, giúp người bệnh giảm đau. Nếu điều trị tích cực, cộng thêm tâm lý tốt và ổn định thì tiên lượng sống của người bệnh vẫn rất khả quan.
Việc cân nhắc phương pháp điều trị cho bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn cuối phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là sức khỏe của người bệnh, mong muốn điều trị của bệnh nhân.
Thông thường xạ trị và hóa trị sẽ được chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư miệng ở giai đoạn cuối. Mục đích của những phương pháp này là giảm cơn đau, điều trị giảm nhẹ triệu chứng, kiểm soát, ngăn chặn khối u phát triển, lây lan.
Ngoài chăm sóc y tế, gia đình, người thân cần có sự động viên, khích lệ tinh thần người bệnh. Luôn có người ở bên chăm sóc, hỗ trợ tốt về tinh thần để giúp người bệnh lạc quan, giảm áp lực bệnh tật và mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
Kết luận
Ung thư miệng giai đoạn cuối rất khó kiểm soát và điều trị bởi bệnh đã xâm lấn đến những cơ quan khác. Tuy nhiên, người bệnh nên lạc quan, giữ vững tinh thần và có một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để gia tăng hiệu quả chữa trị. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống.
XEM VIDEO: Những người chiến đấu và chiến thắng ung thư
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị