Ung thư đại trực tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nữ và thứ ba ở nam giới. Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, phát hiện và điều trị bệnh càng sớm, cơ hội sống cho bệnh nhân càng cao. Cùng GenK STF tìm hiểu về dấu hiệu ung thư đại trực tràng qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng
Hiện nay chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
Bệnh sử polyp đại tràng
Những người có hội chứng đa polyp tuyến có nguy cơ mắc bệnh trực tràng hơn những người bình thường.
Theo nhiều nghiên cứu cho biết hơn 50% các trường hợp phát hiện mắc ung thư đại trực tràng phát sinh từ polyp đại tràng, đặc biệt là polyp gia đình.
Độ tuổi
Theo thống kê cho biết bệnh ung thư đại trực tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn phụ nữ.
Chế độ ăn uống
Một yếu tố khác được đánh giá là nguyên nhân bệnh ung thư đại trực tràng là do chế độ ăn uống chưa hợp lý, thiếu tính khoa học.
Những người có thói quen lạm dụng đồ chiên, rán, dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh…ăn ít chất xơ và rau xanh có nguy cơ mắc bệnh cao.
Các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng đến nguy cơ gây bệnh ung thư đại trực tràng và một số bệnh lý khác của cơ thể.
Viêm loét đại tràng
Những người mắc bệnh viêm loét đại tràng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư đại tràng là rất cao. Ngoài ra bệnh còn có thể phát triển trên các tổn thương của bệnh lỵ, amip, thương hàn, lậu, giang mai…
Béo phì
Béo phì được xác định như một tác nhân gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp và ung thư đại trực tràng. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như có một sức khỏe tốt nhất các chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn nên duy trì một trọng lượng cơ thể phù hợp, cân đối.
Tiền sử gia đình
Theo thống kê cho thấy những gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng thì những thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Liên quan đến việc xác định gen di truyền của căn bệnh này còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên các chuyên gia của chúng tôi cho biết để phát hiện và điều trị căn bệnh này sớm những gia đình có người thân mắc bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát ung thư.
2. Dấu hiệu ung thư đại trực tràng
Những dấu hiệu nghi ngờ ung thư đại trực tràng bao gồm:
- Rối loạn đại tiện: ở giai đoạn sớm, người bị ung thư đại tràng thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như việc đi táo, đi lỏng thất thường, có hôm táo có hôm lỏng hoặc có thời gian đi lỏng kéo dài, có thời gian táo bón kéo dài.
- Đi ngoài ra máu: là một trong những biểu hiện điển hình ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Khác với bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi, bệnh nhân ung thư đại trực tràng có biểu hiện đi ngoài trong phân lẫn chất nhầy
- Đau quặn bụng: khi khối u phát triển ở đại trực tràng
- Mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân…
3. Phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng
Để chẩn đoán ung thư đại trực tràng chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh thường gặp là:
- Nội soi đại trực tràng: là một trong những phương pháp cơ bản quan trọng hàng đầu trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Soi trực tràng cho phép phát hiện các tổn thương của trực tràng và cả đoạn đại tràng xích ma. Qua soi bấm sinh thiết để có chẩn đoán mô bệnh học. Soi trực tràng còn cho biết tính chất khối u như hình dạng, kích thước, vị trí khối u so với rìa hậu môn… Soi đại tràng với ống soi mềm thăm dò được cả khung đại tràng, soi đại tràng bổ sung cho soi trực tràng để phát hiện thêm những tổn thương như ung thư nhiều ổ, polyp đại tràng…
- Chụp khung đại tràng có thể phát hiện những tổn thương nhỏ như polyp
- Siêu âm: thực hiện siêu âm ổ bụng để phát hiện u đại tràng di căn qua hạch ổ bụng. Siêu âm qua nội soi, siêu âm nội trực tràng với đầu dò có dải tần cao cho phép đánh giá mức xâm lấn ung thư, tình trạng hạch tiểu khung
- CT, MRI: đánh giá khá đầy đủ đại tràng…
4. Điều trị ung thư đại trực tràng
Việc điều trị ung thư đại trực tràng chủ yếu phụ thuộc vào kích thước, vị trí, phạm vi của khối u và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng:
Phẫu thuật
Phẫu thuật để cắt bỏ khối u là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư đại trực tràng. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với một phần đại tràng hoặc trực tràng và các hạch lân cận. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể nối lại những phần còn lành của đại tràng hoặc trực tràng. Khi không thể nối lại những phần còn lành, cần phải thực hiện phẫu thuật mở thông đại tràng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mở thông đại tràng là một phẫu thuật tạo đường thông từ đại tràng ra thành bụng để tạo ra một con đường mới đưa chất thải ra ngoài. Sau phẫu thuật mở thông đại tràng, bệnh nhân cần mang một túi đặc biệt để đựng chất thải. Một số bệnh nhân cần phẫu thuật mở thông đại tràng tạm thời để cho phép đại tràng dưới và trực tràng liền lại sau khi phẫu thuật. Khoảng 15% bệnh nhân ung thư đại-trực tràng cần phải được mở thông đại tràng vĩnh viễn.
Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị liệu có thể được sử dụng để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật, để kiểm soát sự phát triển của khối u hoặc để giảm bớt triệu chứng của bệnh. Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân, có nghĩa là thuốc đi vào mạch máu và lưu thông trong toàn bộ cơ thể. Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư đều được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua một ống thông luồn vào tĩnh mạch lớn và lưu lại đó khi cần thiết. Một số loại thuốc ung thư ở dạng viên.
Xạ trị
Tia xạ trị liệu, còn được gọi là phương pháp phóng xạ, sử dụng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu là phương pháp điều trị tại chỗ, có nghĩa là nó chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng chiếu xạ. Phương pháp điều trị này thường được áp dụng nhất cho các bệnh nhân ung thư trực tràng. Bác sĩ có thể sử dụng tia xạ trị liệu trước khi phẫu thuật (để làm khối u co lại và dễ dàng cắt bỏ hơn) hoặc sau khi phẫu thuật (để tiêu diệt tất cả tế bào ung thư còn sót lại trong vùng điều trị). Tia xạ trị liệu còn được sử dụng để làm giảm triệu chứng. Phóng xạ có thể do một máy chiếu từ ngoài (chiếu xạ ngoài) hoặc từ một vật được đưa vào bên trong cơ thể và đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần đó (chiếu xạ trong). Một số bệnh nhân được điều trị bằng cả chiếu xạ trong và chiếu xạ ngoài.
Liệu pháp sinh học
Liệu pháp sinh học, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm kiếm tế bào ung thư trong cơ thể và tiêu diệt chúng. Các liệu pháp sinh học được sử dụng để sửa chữa, kích thích hoặc tăng cường chức năng chống lại ung thư tự nhiên của hệ thống miễn dịch. Có thể điều trị bằng liệu pháp sinh học trước khi phẫu thuật, đơn độc hoặc phối hợp với hóa trị liệu hoặc tia xạ trị liệu. Hầu hết các loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
5. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Tỷ lệ sống sót của người bệnh ung thư đại trực tràng cho bạn biết tỷ lệ phần trăm những người bị bệnh này vẫn còn sống sau một số năm nhất định.
Tỷ lệ sống sót trong 5 năm của mỗi nhóm như sau:
- Ung thư chưa di căn, mới chỉ khu trú tại chỗ đạt tỷ lệ sống sót lên 90%
- Ung thư di căn hạch đến một số bộ phận lân cận, tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 71%.
- Ung thư di căn xa đến một phần khác của cơ thể, tỷ lên sống trên 5 năm đạt 14%.
Bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn về các dấu hiệu ung thư đại trực tràng. Tiên lượng sống của người bệnh ung thư đại trực tràng rất cao nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị