Tư vấn: Ung thư đại tràng có ăn được thịt bò không?
Ung thư đại tràng có ăn được thịt bò không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh ung thư đại tràng. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu đáp án cho câu hỏi ung thư đại tràng có ăn được thịt bò không trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Cô giáo làng trở thành động lực cho những bệnh nhân ung thư
- Mách bạn: Ung thư đại tràng có ăn được sữa chua không?
- Liệu trình hóa trị ung thư đại tràng bao nhiêu tiền, tác dụng phụ gì?
Nội dung bài viết
Lợi ích dinh dưỡng từ thịt bò
Thịt bò là một loại thịt đỏ nhiều nạc chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Thịt bò có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích như xào, nướng, bít tết, hấp, thịt bò khô,… Các thành phần dinh dưỡng mà thịt bò cung cấp bao gồm:
Protein
Thịt bò chứa hàm lượng protein rất cao, sử dụng 100g thịt bò giúp cung cấp cho cơ thể 21,5g protein. Sử dụng thịt bò giúp cung cấp đầy đủ các loại axit amin cần thiết cho sức khỏe mà cơ thể không tổng hợp được, giúp cơ thể phát triển toàn diện. Với hàm lượng protein phong phú như vậy, sử dụng thịt bò giúp duy trì cơ bắp và trọng lượng cơ thể rất tốt cho những người bệnh mới phẫu thuật hoặc vận động viên thường xuyên phải luyện tập với cường độ cao.
Chất béo
Hàm lượng chất béo có trong thịt bò chiếm tỷ lệ 5-10%. Chất béo có trong thịt bò bao gồm 2 loại là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn. Hàm lượng của 2 loại chất béo này là gần tương đương nhau. Các loại axit béo có trong thịt bò bao gồm acid stearic, acid oleic, acid palmitic.
Chất béo có trong thịt bò và các động vật nhai lại khác là chất béo chuyển hóa. Tuy không gây hại cho sức khỏe như những loại chất béo chuyển hóa công nghiệp khác nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng nhiều, vì có thể gây hại đến quá trình chuyển hóa.
Vitamin và chất khoáng
Các loại vitamin có trong thịt bò bao gồm vitamin B12, vitamin B6, vitamin PP. Đây đều là những loại vitamin có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động chức năng của cơ thể như cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành máu, não, hệ thần kinh, tăng quá trình chuyển hóa năng lượng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Các khoáng chất có trong thịt bò bao gồm sắt, kẽm, selen, photpho. Đây đều là những khoáng chất rất quan trọng trong việc tạo máu và sự phát triển, tăng trưởng của cơ thể.
Một số hợp chất khác
Một số hợp chất có lợi cho sức khỏe mà thịt bò cung cấp bao gồm:
- Creatine là loại hợp chất dồi dào trong các loại thịt nói chung. Đây là loại hợp chất có vai trò tạo nguồn năng lượng cho cơ bắp, giúp duy trì khối cơ rất tốt cho những người vận động viên thể hình.
- Taurine là một loại axit amin chống oxy hóa và có vai trò quan trọng đối với chức năng của tim và cơ bắp.
- Glutathione cũng là một chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong thịt bò.
Giải đáp: Ung thư đại tràng có ăn được thịt bò không?
Lợi ích từ thịt bò đối với người bị ung thư đại tràng
Người bệnh ung thư đại tràng có thể gặp tình trạng sụt cân ở những giai đoạn muộn, hơn nữa tác dụng phụ trong quá trình điều trị cũng làm bệnh nhân sụt giảm cân nặng rất nhanh. Hàm lượng protein có trong thịt bò rất cao vì thế việc sử dụng thịt bò giúp duy trì khối lượng cơ bắp, giúp cơ thể tăng trưởng và giữ được cân nặng lý tưởng. Thông qua đó, bổ sung thịt bò có thể giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được cân nặng và duy trì tốt thể lực trong quá trình điều trị.
Một tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị ung thư đại tràng là triệu chứng thiếu máu, do hóa chất và tia xạ tiêu diệt các tế bào hồng cầu non gây ra. Thịt bò cung cấp hàm lượng sắt khá lớn, đặc biệt là sắt ở dạng sắt hem giúp cơ thể dễ hấp thu và nhanh chóng tại tạo lại các dòng tế bào máu. Thông qua đó, sử dụng thịt bò giúp người bệnh giảm thiểu tình trạng thiếu máu trong và sau điều trị.
Nguy cơ khi sử dụng thịt bò với người ung thư đại tràng
Hàm lượng dinh dưỡng thịt bò cung cấp khá cao, hệ thống tiêu hóa của người bệnh ung thư đại tràng vốn đã yếu nên sẽ càng khó hấp thụ hết lượng dinh dưỡng mà thịt bò mang lại. Vì thế, người bệnh ung thư đại tràng sử dụng thịt bò dễ bị đầy bụng, khó tiêu nếu sử dụng không đúng hàm lượng phù hợp.
Một số nghiên cứu cho thấy việc dung nạp quá nhiều lượng sắt hem có trong thịt đỏ nói chung và thịt bò nói riêng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Đồng thời, việc chế biến thịt bò chín quá kỹ có thể tạo ra các axit amin dị vòng do protein bị biến đổi khi chế biến ở nhiệt độ cao quá lâu. Và các axit amin dị vòng này là một yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh lý ung thư đại tràng.
Đáp án: Ung thư đại tràng có ăn được thịt bò không?
Như vậy, việc sử dụng thịt đỏ hay thịt bò với hàm lượng quá cao hoặc chế biến quá kỹ có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh lý ung thư đại tràng. Vì thế, người bệnh ung thư đại tràng nếu sử dụng thịt bò không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì thế, tốt nhất người bệnh ung thư đại tràng nên sử dụng các loại thịt trắng thay thế cho thịt đỏ để đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ protein và các loại khoáng chất mà không lo sợ về yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Những thực phẩm người bệnh ung thư đại tràng nên ăn
Với những thông tin trên bạn đã có những gợi ý để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi ung thư đại tràng có ăn được thịt bò không. Sau đây là một số loại thực phẩm người bệnh ung thư đại tràng nên ăn, bạn có thể tham khảo:
Các loại rau màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm bổ sung thêm nhiều chất xơ thuận lợi cho tiêu hóa và chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cho người bệnh ung thư đại tràng như axit folic, vitamin B. Một số loại rau lá xanh đậm người bệnh ung thư đại tràng nên ăn bao gồm: bắp cải, rau bina, cải kale, rau xà lách,…
Khoai lang
Khoai lang có tác dụng nhuận tràng rất tốt vì trong khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp tạo môi trường thức ăn cho các lợi khuẩn đường tiêu hóa phát triển. Đồng thời, khoai lang còn chứa nhiều chất chống oxy hóa tế bào giúp hạn chế tốc độ phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể. Vì thế, khoang lang là một thực phẩm lý tưởng người bệnh ung thư đại tràng nên ăn.
Ung thư đại tràng nên ăn ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, sắt, magie, folate. Đồng thời ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa rất nhiều chất xơ thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Đặc biệt là những người bệnh ung thư đại tràng đang điều trị bằng hóa chất và xạ trị càng lên tăng cường bổ sung ngũ cốc thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe, đảm bảo cho điều trị.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt người bệnh ung thư đại tràng nên ăn bao gồm yến mạch, hạt điều, hạt óc chó, hạt macca,…
Các loại hoa quả người bệnh ung thư đại tràng nên ăn
Hoa quả là nguồn bổ sung nhiều loại khoáng chất cho cơ thể mà người bệnh ung thư đại tràng nên tăng cường sử dụng. Người bệnh ung thư đại tràng nên tăng cường bổ sung các loại hoa quả có màu đỏ, cam, vàng đậm, cụ thể như:
- Cam: sử dụng nước cam giúp người bệnh ung thư đại tràng giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
- Dứa: trong thành phần của dứa có chứa hợp chất giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng chống lại sự hoạt động của tế bào ung thư, giúp hạn chế nguy cơ di căn.
- Bơ chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe bao gồm các loại vitamin và khoáng chất như B, K, E,C, kali…
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Các tác dụng phụ trong quá trình điều trị hóa chất, xạ trị làm người bệnh chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, thậm chí nhiều người bệnh không ăn được gì trong mấy ngày sau điều trị. Việc bổ sung sữa là một nguồn dinh dưỡng thay thế cho các bữa ăn hàng ngày rất tốt. Vì trong thành phần của sữa chứa nhiều canxi, vitamin D, chất béo thực vật và axit linoleic giúp chống lại sự hoạt động của tế bào ung thư.
Đặc biệt các dòng sữa năng lượng cao dành riêng cho người bệnh ung thư còn có tác dụng giúp duy trì thể trạng, cân nặng và hỗ trợ thêm trong quá trình cho người bệnh rất tốt. Sữa có nhiều loại hương vị và độ ngọt được chỉnh lại phù hợp giúp mang lại cảm giác ngon miệng, dễ uống cho người bệnh.
Chế phẩm từ sữa là sữa chua giúp cung cấp các lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, giúp kích thích nhu động ruột, giúp người bệnh tiêu hóa dễ hơn. Vì thế, người bệnh ung thư đại tràng nên thường xuyên bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ được đáp án cho câu hỏi ung thư đại tràng có ăn được thịt bò không. Thay vì bổ sung dinh dưỡng từ thịt đỏ, người bệnh ung thư đại tràng nên bổ sung dinh dưỡng từ các loại thịt trắng, trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh và hoa quả sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe hơn.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: