Triệu chứng ung thư thực quản và các nguyên nhân gây ra bệnh

Dù thực tế các triệu chứng ung thư thực quản thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn nhưng việc nhận biết các triệu chứng ung thư thực quản là rất quan trọng, giúp bạn không bỏ qua bất kì cơ hội phát hiện bệnh nào. Vậy triệu chứng ung thư thực quản là gì và làm sao để phát hiện bệnh là quan tâm của nhiều bạn đọc. Bài viết dưới đây GENK STF sẽ giúp bạn làm rõ điều đó.

Xem thêm:

1. Cùng tìm hiểu ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản nằm trong nhóm 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam, ung thư thực quản là khối u ác tính xuất hiện phát sinh từ thực quản — đoạn ống tiêu hóa giữa cổ họng và dạ dày. Ung thư thực quản bao gồm 2 loại chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến.

Đa số ung thư thực quản đều xuất hiện ở những người lớn tuổi, ngoài 50 và nam nhiều hơn nữ tuy nhiên hiện nay ung thư thực quản cũng đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp ở những người trẻ tuổi.

Ung thư thực quản nằm trong nhóm 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam

2. Triệu chứng ung thư thực quản bạn không nên bỏ qua

Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa phổ biến xảy ra khi có sự phát triển bất thường ở bất kì vị trí nào thực quản nhưng chủ yếu là 1/3 thực quản giữa và 1/3 thực quản dưới. Bệnh ung thư thực quản có triệu chứng gì là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, biểu hiện bệnh ung thư thực quản có thể khác nhau về mức độ biểu hiện. Một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư thực quản là:

  • Nuốt nghẹn, khó nuốt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư thực quản. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, có đến khoảng 74% bệnh nhân ung thư thực quản có triệu chứng này. Cảm giác nuốt nghẹn và khó nuốt lúc đầu chỉ mơ hồ sau ngày càng nặng. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân có thể mất khả năng ăn uống hoặc cũng có thể ăn uống được và hết nghẹn. Nguyên nhân là do hoại tử u trong lòng thực quản.
  • Trớ: dịch thức ăn trong lòng thực quản khi bệnh nhân ngủ có thể trớ ngược ra ngoài khi bệnh nhân ngủ.
  • Nước bọt tiết nhiều và không rõ nguyên nhân
  • Đau xương ức, cảm giác đau, mơ hồ không biết rõ nguyên nhân
  • Hạch to hố thượng đòn trái hoặc phải
  • Gầy sút, da sạm khô chủ yếu do thiếu dinh dưỡng lâu ngày

Đến khi ung thư di căn, bệnh nhân ung thư thực quản còn có nhiều biểu hiện tại vị trí ung thư di căn đến. Ung thư thực quản di căn xương gây đau xương, xương yếu, dễ gãy, tăng canxi huyết khiến người bệnh mệt mỏi; ung thư di căn đến phổi gây đau tức ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi; ung thư di căn gan gây chướng bụng, buồn nôn, nôn ói, da vàng…

3. Nguyên nhân ung thư thực quản

Mặc dù nguyên nhân ung thư thực quản chưa được khẳng định chính xác, nhưng một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

3.1. Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản

Giữa dạ dày và thực quản có một van thường chỉ mở ra khi thức ăn đã sẵn sàng để chuyển từ thực quản vào dạ dày. Tuy nhiên, các van có thể trở nên suy yếu, dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản. Những người bị Gord, acid dạ dày có thể đi lên thực quản, gây ợ nóng, khó tiêu. Bệnh Gord làm tăng nguy cơ của một người phát triển bệnh ung thư thực quản.

3.2. Bệnh Barrett thực quản

Trào ngược axit mạn tính có thể dẫn đến bệnh Barrett thực quản. Khoảng 1/860 người có bệnh Barrett thực quản sẽ phát triển bệnh ung thư thực quản.

3.3. Các yếu tố nguy cơ khác

Nguyên nhân ung thư thực quản chính xác chưa được khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, việc tiếp xúc kéo dài và lặp đi lặp lại của niêm mạc thực quản với các chất độc hại là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Thường xuyên hút thuốc và uống rượu: Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh, bao gồm ung thư thực quản. Uống nhiều rượu lâu dài gây kích ứng và viêm ở niêm mạc của thực quản. Nếu các tế bào trong lớp niêm mạc bị viêm, nó có nhiều khả năng trở thành ác tính (ung thư).
  • Hút thuốc: Khi hút thuốc, bạn luôn nuốt một số khói thuốc, có chứa nhiều chất độc hại và các hóa chất. Những chất độc này sẽ kích thích các tế bào lớp niêm mạc làm tăng khả năng ung thư.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
  • Béo phì: Người bị thừa cân, béo phì, nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp đôi so với người bình thường. Điều này là do, người thừa cân có nhiều nguy cơ phát triển bệnh thực quản Barrett.
  • Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống ít trái cây và rau quả hoặc thiếu vitamin A, C, B1, kẽm đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản thường phổ biến hơn nhiều ở vùng Viễn Đông và Trung Á. Người ta cho rằng điều này có thể một phần do chế độ ăn uống ở các nước này thường ít rau quả, hoặc có thể do yếu tố môi trường.
  • Hóa chất và các chất ô nhiễm: Tiếp xúc lâu dài với hóa chất và chất gây ô nhiễm có thể gây kích ứng thực quản, đặc biệt nếu bạn hít các chất này. Hóa chất và các chất ô nhiễm được xem là nguyên nhân gây ung thư thực quản bao gồm: Bồ hóng, bụi kim loại, khí thải xe, dung dịch kiềm (một hóa chất được tìm thấy trong chất tẩy rửa mạnh dùng trong công nghiệp và hộ gia đình), bụi silica. Nếu bạn phải làm việc ở môi trường thường xuyên tiếp xúc với các chất này, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sức khỏe và an toàn cần thiết, để giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với các chất có hại.

4. Các phương pháp điều trị ung thư thực quản

Việc điều trị ung thư thực quản cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của mỗi bệnh nhân. Hiện nay có các phương pháp điều trị ung thư thực quản chủ yếu là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp hoặc kết hợp nhiều phương pháp.

Các phương pháp điều trị ung thư thực quản chủ yếu là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được sử dụng ở ung thư giai đoạn sớm. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ khối u với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kế cận và các tổ chức khác trong vùng.
  • Xạ trị: Xạ trị là biện pháp sử dụng nguồn tia có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng sau phẫu thuật hoặc có thể sử dụng để làm giảm kích thước khối u trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Hoá trị liệu: Đây là biện pháp sử dụng các loại hoá chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Các hoá chất này thường được đưa vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch.

Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được rõ hơn các triệu chứng ung thư thực quản. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline đẻ được chuyên gia tư vấn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7