Tìm hiểu: Triệu chứng khó thở của Covid như thế nào?

Khó thở là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Covid. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết triệu chứng khó thở của covid như thế nào, cách khắc phục ra sao. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về triệu chứng khó thở của Covid trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về bệnh Covid

Covid-19 là tên gọi chính thức của bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus Corona là nCoV gây ra. Chủng virus mới này chưa từng xuất hiện ở người trước đây, bắt đầu xuất hiện vào tháng 12 năm 2019 ở chợ Hải Sản, Hồ Nam, Trung Quốc. Bệnh Covid ban đầu được gọi là bệnh viêm phổi lạ hoặc viêm phổi không rõ nguyên nhân.

Sau 100 ngày xuất hiện, bệnh viêm đường hô hấp do virus nCoV đã lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới gây ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Khi đại dịch Covid xuất hiện từ 2019 đến nay, đã có hơn 100 triệu người mắc và gây tử vong cho hơn 2 triệu người trên toàn thế giới.

Đây là loại virus mới nên con người chưa có miễn dịch, chính vì thế bệnh rất dễ lây lan qua các con đường:

  • Người bệnh ho, hắt hơi nhưng không đeo khẩu trang che chắn làm phát tán các giọt bắn dịch tiết vào không khí làm lây truyền virus sang những người khỏe mạnh.
  • Người khỏe mạnh chạm và bắt tay với người nhiễm Covid, làm cho virus truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
  • Người khỏe mạnh tiếp xúc bề mặt với những vật thể có chứa virus như tay nắm cửa, tay nắm cầu thang, điện thoại,… và đưa tay lên mắt, mũi, miệng sẽ gây nhiễm bệnh.
  • Một số trường hợp ít gặp hơn là virus nCoV có thể lây lan khi người khỏe mạnh tiếp xúc với phân của người nhiễm bệnh sau đó không rửa tay kỹ.

Sau khi xâm nhập cơ thể, virus Corona có thể ủ bệnh trong vòng 2 đến 14 ngày, trung bình là khoảng 5 ngày  sau đó bắt đầu gây ra triệu chứng. Virus xâm nhập gây ra các triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính bao gồm sốt cao, đau đầu, ho, khó thở và dần dần tiến triển thành viêm phổi. Các trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị suy hô hấp, suy đa tạng và nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không được điều trị tích cực, kịp thời.

Đặc biệt ở các đối tượng người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh lý nền mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường… sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh và khi nhiễm bệnh có tỷ lệ nguy cơ cao diễn biến nặng và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với người khỏe mạnh, bình thường.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng khó thở ở bệnh nhân Covid

Trước khi tìm hiểu triệu chứng khó thở của Covid như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu về cơ chế nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus Corona có thể tấn công tất cả các cơ quan và thường tập trung chủ yếu tại phổi và hệ hô hấp. Virus Corona sẽ gây ra một số tổn thương trên hệ hô hấp bao gồm rối loạn trao đổi khí ở phế nang cùng với hệ mạch máu bao quanh phế nang gây mất cân bằng oxy, gây viêm phổi, xơ phổi, viêm phổi kẽ,… từ đó dẫn tới giảm diện tích trao đổi khí. 

Ngoài ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp, loại virus này còn tấn công đa cơ quan, gây ra tình trạng viêm nhiễm tại chỗ, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, rối loạn đông máu, tắc vi mạch và gây ra nhiều vấn đề khác. Chính vì thế, nguồn oxy được nạp vào cơ thể và oxy máu đến nuôi dưỡng các cơ quan cũng bị suy giảm, dẫn đến tình trạng khó thở, hụt hơi.

Mắc Covid gây khó thở là do virus đang tấn công gây tổn thương phổi và một số cơ quan khác

Ngoài khó thở trong thời gian mắc bệnh, hậu covid nhiều người cũng gặp phải tình trạng khó thở là do các tổn thương ở phổi và các cơ quan khác chưa hồi phục kịp sau điều trị. Do đó, nguồn oxy nạp vào chưa kịp đáp ứng cho nhu cầu cơ thể, người bệnh cần có thời gian để sức khỏe hồi phục lại tốt hơn.

Triệu chứng khó thở của Covid như thế nào?

Triệu chứng khó thở của Covid được mô tả như sau:

  • Ban đầu là tình trạng hụt hơi, người bệnh không thể nói trọn được câu dài, phải dừng lại để nghỉ ngắt quãng mới nói tiếp được, không hát được tông giọng cao như thời kỳ chưa nhiễm bệnh.
  • Tiếp theo là những biểu hiện của khó thở như cảm thấy cơ thể không nhận đủ oxy, khó khăn khi phải làm những công việc phải gắng sức như leo cầu thang, đi bộ nhanh, các hoạt động thể thao khác,…
  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy phần ngực bị bó chặt, nặng nề, phải dùng tay xoa ngực mới có thể thấy dễ chịu hơn.
  • Ngoài ra, người bệnh còn thấy một số biểu hiện khác đi kèm như thấy chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, hơi thở đứt quãng,…

Tuy nhiên, không phải ai bị Covid cũng gặp phải triệu chứng khó thở như vậy. Tùy theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi người, các triệu chứng của từng cá thể lại khác nhau. Một số trường hợp được đánh giá là có nguy cơ gặp triệu chứng khó thở do Covid cao hơn là:

  • Những người có độ tuổi từ 50 trở lên.
  • Những người có bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh gan thận, bệnh ung thư hoặc những người có tình trạng béo phì cũng có nguy cơ bị khó thở do Covid nhiều hơn.
  • Những trường hợp phải can thiệp thở oxy dài ngày, thở không xâm nhập, thở máy, tim phổi nhân tạo trong quá trình điều trị bệnh sẽ có nguy cơ cao bị khó thở hậu covid.

Làm gì khi bị khó thở do Covid?

Khi bị triệu chứng khó thở do Covid bạn cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Đồng thời, khi bị khó thở, hụt hơi bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để hỗ trợ khắc phục, bao gồm:

  • Tập thở: Người bệnh nên lưu ý tập một số bài tập thở theo hướng dẫn chuyên viên để giúp tăng dung tích phổi, phục hồi chức năng hô hấp. Bạn cần lưu ý khi tập thở cần luyện tập đều đặn hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
  • Phơi nắng đều đặn hàng ngày khoảng 15-20 phút vào buổi sáng sớm rất tốt cho cơ thể vì giúp bổ sung vitamin D, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng là một cách giúp người bệnh Covid nhanh chóng khắc phục được tình trạng khó thở. Người bệnh nên ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin C để cơ thể tăng đề kháng, miễn dịch giúp các cơ quan tổn thương nhanh phục hồi hơn. Một số thực phẩm người bệnh nên tăng cường sử dụng bao gồm hoa quả có mũi như cam, quýt, bưởi, sữa chua, sữa tươi,…
  • Hậu Covid người bệnh có thể tăng cường luyện tập một số bộ môn thể dục giúp tăng cường sức khỏe, nhanh chóng phục hồi lại chức năng phổi như đi bộ, tập yoga. Luyện tập những bộ môn này với cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe giúp bạn thư giãn, hít thở đều đặn và cải thiện triệu chứng khó thở, hụt hơi hậu Covid tốt hơn.
  • Xây dựng lại chế độ sinh hoạt hợp lý để cơ thể phục hồi sau điều trị nhanh hơn như ngủ đúng giờ đủ giấc, hạn chế thức khuya, hạn chế những căng thẳng áp lực cuộc sống.

Thông thường, các triệu chứng khó thở hụt hơi xảy ra trong quá trình điều trị bệnh sẽ được bác sĩ theo dõi kỹ càng và có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nhiều người gặp triệu chứng khó thở sau khi điều trị một đến vài tuần. Nếu bị khó thở hậu Covid bạn cần theo dõi thật kỹ các dấu hiệu bất thường của cơ thể và áp dụng những biện pháp khắc phục như trên. Bạn cần nhập viện theo dõi ngay nếu triệu chứng khó thở hậu Covid diễn ra theo chiều hướng như sau:

  • Theo dõi bằng máy đo SpO2 đầu ngón tay tại nhà có chỉ số dưới 90%.
  • Hiện tượng khó thở hụt hơi kéo dài liên tục 3-4 tuần sau điều trị mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng những phương pháp hỗ trợ như trên.
  • Những người bệnh lớn tuổi, có bệnh lý nền, trong thời gian điều trị phải can thiệp thở máy dù triệu chứng khó thở không nghiêm trọng nhiều cũng phải tái khám lại sau điều trị 1-3 tháng.

Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ triệu chứng khó thở của Covid như thế nào. Khó thở do Covid là triệu chứng nguy hiểm cảnh báo phổi và các cơ quan khác có thể đang bị tổn thương. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ điều trị, lưu ý theo dõi sức khỏe sau điều trị, đến viện tái khám ngay khi triệu chứng có dấu hiệu tiến triển nặng hơn để đảm an toàn nhất cho sức khỏe.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ