Ung thư xương có chữa được không? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh

Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Tới khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đã nguy hiểm, người bệnh thường lo lắng và băn khoăn ung thư xương có chữa được không. Hãy cùng GenK STF tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là loại ung thư liên kết từ 3 tế bào, bao gồm tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh ung thư hiếm gặp này được hình thành do xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương, những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Bệnh ung thư xương thường gặp ở xương cánh tay, xương cẳng chân do sự phát triển bất thường của các tế bào trong xương. Bệnh ung thư xương được chia làm 3 loại:

  • Chondrosarcoma: Ung thư xương bắt nguồn từ tế bào sụn ở phần đầu xương. Loại ung thư xương này thường gặp ở người lớn tuổi.
  • U xương ác tính: Ung thư xương do di truyền, bắt nguồn từ tế bào xương, thường gặp ở trẻ em, trẻ vị thành niên.
  • Ewing’s sarcoma: Đây là loại ung thư xương chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, bệnh có thể khởi phát từ các mô thần kinh ở xương.

Ung thư xương phát triển theo 4 giai đoạn. Bệnh ung thư xương có chữa được không phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn I và II: Đây là giai đoạn đầu của bệnh khi khối u ung thư chỉ phát triển ở trong xương và chưa lan sang các mô lành xung quanh. Ở giai đoạn này, người bệnh có tỷ lệ sống rất cao nếu được điều trị kịp thời.
  • Giai đoạn III và IV: Khối u đã phát triển ra nhiều vị trí trên xương và di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Khi ở giai đoạn này, tiên lượng sống của người bệnh chỉ còn khoảng 5 năm.
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc ung thư xương
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc ung thư xương

2. Triệu chứng cảnh báo ung thư xương

2.1. Những cơn đau dữ dội

Một trong những dấu hiệu của ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng chính là đau đớn. Khi bệnh mới phát sinh, ở giai giai đoạn, cơn đau chỉ dừng ở mức độ nhẹ và có tần suất không liên tục.

Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển xa hơn, cơn đau cũng từ đó mà tăng dần cường độ, tần suất và trở thành cơn đau cố định. Sự đau đớn này rất mơ hồ, bởi vậy rất khó để xác định khu vực cụ thể.

Thông thường, vào ban đêm, bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội hơn so với ban ngày. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh, khiến sức đề kháng giảm sút, thường xuyên mệt mỏi, mất tỉnh táo. Dấu hiệu ung thư xương này thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh xương khớp thông thường.

2.2. Xương bị sưng và xuất hiện u cục

Chúng ta đều biết rằng, ung thư xương xuất phát từ các khối u ác tính hình thành nên. Bởi vậy, dấu hiệu sớm của ung thư xương chính là các khối u. Lúc này, ở các vùng, bạn dễ dàng nhận thấy những vị trí lồi lên so với người bình thường, khi sờ vào thấy xương bị biến dạng.

Bệnh càng tiến triển, khối u càng lớn hơn. Lúc này nó sưng và nhô hẳn lên bề mặt. Tuy nhiên cũng có một số khối u gây lõm bề mặt bất thường.

Ung thư xương khiến người bệnh cảm thấy đau đớn
Ung thư xương khiến người bệnh cảm thấy đau đớn

2.3. Rối loạn chức năng xương

Ung thư xương dẫn đến các triệu chứng rối loạn chức năng. Các dấu hiệu dễ nhận biết như đau đớn, sưng tấy hoặc việc cử động, di chuyển của vùng xương bị bệnh trở nên khó khăn. Thậm chí nếu để lâu, không chữa trị kịp thời sẽ gây ra triệu chứng teo cơ.

2.4. Cảm giác bị áp lực, chèn ép

Ở một số người ung thư xương phát triển ở khoang sọ hoặc khoang mũi. Lúc này khối u phình to gây nên sự chèn ép và áp lực cho não và mũi. Điều này khiến cho máu, không khí lưu thông chậm chạp và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp của người bệnh. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hay việc hít thở bị cản trợ, khó khăn, rất có thể đây là những dấu hiệu sớm cho thấy khối u đang phát triển.

Bên cạnh đó, khối u xương cũng có thể xuất hiện ở vùng xương chậu. Chúng tạo sức ép lên trực tràng, ruột và quàng bang. Bởi vậy, các dấu hiệu sớm cảnh báo người bệnh bị ung thư xương ở khu vực này như khó tiểu, tiểu tiện mất kiểm soát…

2.5. Cơ thể bị biến dạng

Khi các khối u ác tính phát triển lớn, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi, thậm chí là biến dạng, dị tật. Lúc này, bạn có thể nhận biết bệnh thông qua sự thay đổi của tay, chân thông qua kích thước hay các chi tiết bất thường khác. Đây là một trong những dấu hiệu ung thư xương thường gặp.

2.6. Xương dễ bị gãy do tác động nhẹ

Việc tế bào ung thư xương phát triển khiến xương và mô trở nên yếu hơn. Do đó chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến cho bạn cảm thấy đau đớn và rất dễ gãy. Nếu trong quá trình vận động, chơi thể thao, bạn gặp phải dấu hiệu này cần đặc biệt chú ý. Bởi ngoài bệnh ung thư xương đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác liên quan đến xương.

Ung thư xương khiến xương dễ bị gãy khi tác động nhẹ
Ung thư xương khiến xương dễ bị gãy khi tác động nhẹ

2.7. Đau nhức toàn thân

Khối u xương phát triển, độc tố của nó sẽ khiến cho cơ thể yếu đi và thường xuyên mệt mỏi. Các dấu hiệu sớm của ung thư xương như toàn thân ê ẩm, mất ngủ, cơ thể khó chịu, xanh xao, sụt giảm cân… thậm chí là thiếu máu.

3. Nguyên nhân gây ung thư xương thường gặp

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư xương là do rối loạn di truyền trong quá trình phân bào, hình thành gen biến dị. Trẻ em đang trong quá trình phát triển xương từ 12 – 20 tuổi là độ tuổi dễ bị mắc bệnh nhất.

Ngoài ra, ung thư xương cũng do các yếu tố:

  • Mắc hội chứng Rothmund – Thomson
  • Mắc hội chứng Li –Fraumeni
  • U nguyên bào võng mạc di truyền

Một số nguyên nhân khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư xương như:

  • Những người bị ảnh hưởng bức xạ ion hóa trong thời gian dài gây biến đổi tế bào, hình thành ung thư xương.
  • Chấn thương: Ung thư xương có thể hình thành từ những chấn thương do va chạm mạnh.

4. Bệnh ung thư xương có chữa được không?

Cách đây nhiều năm, khi người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư xương ở chân hoặc tay, người bệnh sẽ phải chuẩn bị tâm lý có thể phải cắt bỏ chi để ngăn khối u di căn. Nhưng ngày nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh có thể điều trị ung thư xương và bảo toàn các chi. Giải đáp thắc mắc bệnh ung thư xương có chữa được không, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về các phương pháp điều trị ung thư xương hiện nay.

Theo số liệu thống kê, người bệnh ung thư xương có thể sống trên 5 năm nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu. Nhờ can thiệp các phương pháp điều trị, tiên lượng sống trên 5 năm của người bệnh theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn I: Tỷ lệ 80% người bệnh sống trên 5 năm
  • Giai đoạn II: Tỷ lệ 70% người bệnh sống trên 5 năm
  • Giai đoạn III: Tỷ lệ 60% người bệnh sống trên 5 năm
  • Giai đoạn IV: Tỷ lệ 20-50% người bệnh sống trên 5 năm

5. Chẩn đoán ung thư xương

5.1. Chụp X-quang 

Chụp X-quang là cách đơn giản nhất để chẩn đoán ung thư xương, nó cho biết vị trí ban đầu của khối ung thư trong xương hoặc chỗ đã phát triển ra trong cơ thể.

5.2. Chụp cắt lớp CT, MRI

Sau khi chụp X-quang, nếu muốn biết chính xác hơn tình trạng bệnh nhân các bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp cắt lớp CT hoặc MRI. Hình ảnh xương sẽ được hiển thị rõ ràng trên máy tính.

Triệu chứng ung thư xương
Chụp X- quang giúp phát hiện ung thư xương

5.3. Chụp (scan) xương

Scan xương còn được biết tới là scan xương bằng chất đồng vị. Loại này rất nhạy cảm và có thể phát hiện ra các tế bào ung thư xương trước khi chúng hiện lên qua x-quang. Một lượng chất phóng xạ nhẹ sẽ được tiêm qua ven, thường là vào tay. Sau đó sẽ tiến hành scan. Nếu chiếc xương bất thường hút nhiều chất phóng xạ hơn xương bình thường, nó sẽ hiện lên là một vùng nổi bật (thường gọi là điểm nóng).

Độ phóng xạ được sử dụng trong scan là rất thấp và không hề có hại. Phóng xạ này sẽ mất  khỏi cơ thể trong vòng vài giờ.

5.4. Chọc mẫu sinh thiết 

Một loại kim đặc biệt được cắm vào xương để lấy mẫu tế bào. Khi nhìn tế bào mẫu dưới kính hiển vi, bác sĩ có thể biết đó là ung thư xương lành tính hay ác tính. Nếu khối u đó là ung thư thì cần phải làm thêm một vài xét nghiệm nữa để xác định chính xác loại ung thư.

Làm sinh thiết bằng chọc kim lấy mẫu có thể cho biết khối u đó là ung thư hay không. Đôi khi, số tế bào mẫu quá ít để đưa ra câu trả lời rõ ràng, lúc đó cần tới biện pháp sinh thiết mở.

5.5. Sinh thiết mở

Có nghĩa là dùng dao mổ (scalpel) lấy một mẫu mô từ khối u. Nếu khối u vẫn còn nhỏ thì có thể khoét bỏ toàn bộ nó đi.. Nếu đó là khối u lành tính, bạn không cần phải điều trị ung thư nữa. Nếu đó là ung thư, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị tiếp.

6. Các phương pháp điều trị ung thư xương

6.1. Phẫu thuật

Giải đáp tâm lý lo lắng bệnh ung thư xương có chữa được không, người bệnh có thể yên tâm với các phương pháp điều trị ung thư xương hiện nay
Giải đáp tâm lý lo lắng bệnh ung thư xương có chữa được không, người bệnh có thể yên tâm với các phương pháp điều trị ung thư xương hiện nay

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư xương phổ biến nhất vì nó có thể loại bỏ hoàn toàn khối u và ngăn ngừa khối u di căn. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện cho tường hợp ở giai đoạn đầu.

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và phần mô lành xung quanh để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Sau đó, người bệnh sẽ được phục dựng xương giả bằng kim loại hoặc sử dụng xương từ các bộ phận khác trên cơ thể.

Với trường hợp bệnh đã phát triển ở giai đoạn II, III , bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ đoạn chi có khối u ung thư để hạn chế ung thư di căn. Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp với hóa trị, xạ trị bằng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật.

6.2. Hóa trị

Hóa trị ung thư giúp khối u ngưng phát triển to hơn và tiêu diệt dần dần các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch và kết hợp với phẫu thuật để loại bỏ khối u ung thư. Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hóa trị trước hay sau phẫu thuật.

6.3. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Đối với bệnh nhân giai đoạn cuối, khối u ung thư đã di căn thì cần kết hợp hóa trị, xạ trị ung thư và phẫu thuật để giảm bớt cơn đau và kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh. Liệu trình xạ trị ung thư cần được thực hiện liên tục trong 5 – 8 tuần liên tiếp.

7. Những biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư xương

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn là việc mà mỗi chúng ta nên làm để đảm bảo sức khỏe tốt cho bản thân. Hãy tham khảo một số biện pháp sau để phòng tránh căn bệnh này:

  • Khám sức khỏe định kỳ: khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phát hiện bệnh ung thư xương khớp sớm nhất có thể mà còn giúp xác định những bệnh khác trong cơ thể. Hãy giữ thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để phát hiện và ngăn chặn những bất ổn trong cơ thể trước khi chúng có cơ hội hoành hành.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: chế độ ăn uống khoa học có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh này. Hãy bổ sung Canxi, Magie, rau xanh, trái cây, cá, thịt đỏ, thịt nạc,… trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa ung thư xương hiệu quả. Bên cạnh đó, nước trà xanh, nha đam và các chế phẩm từ nha đam cũng được đánh giá có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học và tập luyện thể thao: việc thiết lập thói quen làm việc phù hợp, ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,… giúp làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, việc giữ tinh thần lạc quan cũng như tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày không chi giúp mang lại sức khỏe tổng thể cho cơ thể mà còn giúp xương khớp được vận động linh hoạt và khỏe mạnh hơn.
Tham gia các hoạt động thể chất giúp xương khớp được vận động linh hoạt và khỏe mạnh hơn
Tham gia các hoạt động thể chất giúp xương khớp được vận động linh hoạt và khỏe mạnh hơn

Hi vọng các thông tin tổng quát về ung thư xương có chữa được không và các phương pháp điều trị bệnh nêu trên đã giải tỏa được tâm lý lo lắng cho người bệnh, giúp người bệnh yên tâm hơn để có tinh thần lạc quan điều trị.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 8: BÉ LÊ THÙY LINH VÀ HÀNH TRÌNH CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ XƯƠNG

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7