Giải đáp bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp và không có triệu chứng rõ ràng. Chủ yếu người bệnh chỉ phát hiện ung thư xương khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, với y học hiện đại, người bệnh vẫn có khả năng kéo dài thời gian sống. Hãy cũng GenK STF theo dõi nội dung dưới đây để biết ung thư xương sống được bao lâu, cũng như các phương pháp điều trị bệnh.

Xem thêm:

1. Bệnh ung thư xương là gì?

Ung thư xương là tình trạng tổn thương ở tế bào tạo xương, tế bào mô xương và sụn xương. Ung thư xương thường gặp ở đối tượng trong độ tuổi 15 – 25 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.

Ung thư xương được chia làm 2 loại:

  • Ung thư xương nguyên phát: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh được xác định do di truyền hoặc ảnh hưởng bởi phóng xạ.
  • Ung thư xương thứ phát: Bệnh nhân bị ung thư ở các bộ phận khác trên cơ thể di căn sang xương.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh hầu như không cảm nhận được cái dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng bệnh lúc này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, ví dụ như:

  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chân tay đau nhức.
  • Đau một vùng xương nhất định và cảm thấy vùng xương nóng lên.
  • Chân tay thường bị tê bì, yếu sức lực, đau nhức không rõ nguyên nhân.

Khi bệnh đã phát triển, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng hơn như:

  • Các cơn đau dữ dội hơn, đau liên tục về đêm, can thiệp bằng thuốc giảm đau cũng không đỡ.
  • Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sốt nhẹ và sụt cân nhanh chóng.
  • Xương và khớp sưng to ở một số vị trí trên cơ thể.
  • Xương dễ bị gãy khi va chạm nhẹ hoặc vận động mạnh.
  • Người bệnh có thể nhìn thấy cơ thể nổi hạch ngoại vi.
Đa phần ung thư xương sẽ xuất hiện nhiều ở gần gối, phần đầu xương chày, xương đùi hoặc xương cánh tay
Đa phần ung thư xương sẽ xuất hiện nhiều ở gần gối, phần đầu xương chày, xương đùi hoặc xương cánh tay

2. Bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Ung thư xương có tốc độ di căn nhanh gấp nhiều lần các loại bệnh ung thư khác. Bệnh thường phát triển âm ỉ, không có triệu chứng rõ ràng nên đa phần người bệnh phát hiện ung thư khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn nguy hiểm, thời gian sống không còn được bao lâu. Ở giai đoạn cuối, dù có can thiệp các phương pháp điều trị cũng không có tác dụng hiệu quả. Tiên lượng sống còn lại của người bệnh phụ thuộc vào thể trạng cơ thể và tốc độ phát triển của khối u ung thư.

Hầu hết các trường hợp người bệnh mắc ung thư xương chỉ còn tiên lượng sống khoảng 5 năm. Giải đáp cụ thể thắc mắc của người bệnh ung thư xương sống được bao lâu, các bác sĩ sử dụng các thuật ngữ như sau:

  • Tỷ lệ sống sót 5 năm: Đề cập đến đối tượng người bệnh sống từ 5 năm trở lên sau khi chẩn đoán mắc ung thư và được điều trị.
  • Tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm: Đề cập tới các đối tượng người bệnh sống được ít hơn 5 năm tính từ thời điểm được chẩn đoán ung thư.

Tỷ lệ sống trên đã được khảo sát trên số lượng lớn người bệnh, tuy nhiên không sử dụng để dự đoán trong từng trường hợp cụ thể. Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của người bệnh như: Tuổi tác, giai đoạn bệnh, kích thước khối u và phương pháp điều trị của người bệnh.

Các bác sĩ khẳng định người bệnh có thể sống khoảng 5 năm hoặc lâu hơn nếu can thiệp điều trị kịp thời
Các bác sĩ khẳng định người bệnh có thể sống khoảng 5 năm hoặc lâu hơn nếu can thiệp điều trị kịp thời

3. Phương pháp chẩn đoán

Để tầm soát bệnh ung thư xương, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện nhiều xét nghiệm cùng lúc. Một số phương pháp chẩn đoán được sử dụng như:

  • Chụp X – quang xương thẳng nghiêng: Xác định số lượng, vị trí và kích thước khối u, mức độ tổn thương của các mô xung quanh.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Sẽ cho thấy mức độ lây lan của khối u ung thư tới các mô xung quanh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u trong tủy xương và hệ thần kinh, mạch máu.
  • Sinh thiết: Tùy trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim lớn để chẩn đoán chính xác nhất người bệnh có tế bào ung thư hay không.

Dựa trên kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho người bệnh phù hợp: Phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc xạ trị, hóa trị ung thư.

4. Phương pháp điều trị

4.1. Phẫu thuật điều trị ung thư xương

Phẫu thuật trong điều trị ung thư xương là phương pháp tiến hành cắt bỏ khối u để ngăn ngừa tình trạng di căn. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u ung thư và những vùng mô bị tổn thương xung quanh để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư, một số trường hợp ung thư xương phải cắt cụt chi để tế bào ung thư không lây lan. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được tiêm thuốc hóa trị – xạ trị ung thư để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư xương phổ biến nhất
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư xương phổ biến nhất

4.2. Hóa trị ung thư

Đây là phương pháp sử dụng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào mạch máu để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị sẽ được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật với cụ thể từng trường hợp:

  • Hóa trị trước phẫu thuật: làm khối u ngừng phát triển và teo nhỏ lại
  • Hóa trị sau phẫu thuật: tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa ung thư tái phát.

Hóa trị trước khi phẫu thuật có thể giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống vì giúp phá hủy các tế bào ung thư đã di căn. Phản ứng của khối u với phương pháp hóa trị sẽ được đánh giá bằng kính hiển vi sau khi khối u nguyên phát đã bị cắt bỏ.

4.3. Xạ trị ung thư

Đây là phương pháp sử dụng các tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, khiến khối u ung thư không thể phát triển to hơn và không xâm lấn các mô lành xung quanh. Phương pháp này thường được thực hiện kết hợp với phẫu thuật. Liệu trình xạ trị ung thư cần được thực hiện liên tục 5 ngày 1 tuần, liên tiếp trong 5 – 8 tuần.

Có những trường hợp người bệnh ung thư xương giai đoạn cuối phải kết hợp điều trị cùng lúc 3 phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để cải thiện cơn đau và hạn chế các triệu chứng di căn của bệnh. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh nâng cao thể trạng và sức đề kháng cơ thể.

5. Cách giúp kéo dài thời gian sống, tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư

Có một tín hiệu đáng mừng nhất là trong mười năm qua, tỷ lệ sống trung bình 5 năm sau chuẩn đoán của bệnh nhân đã tăng khoảng 10%. Điều này cho thấy những tiến bộ trong điều trị ung thư của y học thế giới và cải thiện trong sự nhận thức của người dân.

5.1. Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

Có rất nhiều thông tin về các phương pháp chữa trị bệnh ung thư mà chưa có sự kiểm chứng của khoa học. Điều này rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của bạn.

Không những vậy, nhiều bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị thường bỏ cuộc giữa chừng bởi nhiều lý do, sợ tốn kém, nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa…

Tất cả những hiện tượng như đã nêu trên có thể làm giảm hiệu quả điều trị đi rất nhiều, rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân. Vì vậy, cách tốt nhất mà bạn có thể làm lúc này tin tưởng và tuân thủ trị phác đồ điều trị, tin tưởng vào bản thân, vào bác sĩ điều trị để có thể đạt được kết quả tốt nhất nhé.

5.2. Tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng khoa học

Việc tập luyện thường xuyên có thể giúp cải thiện thời gian sống, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh ung thư. Vậy bạn hãy bước ra khỏi giường bệnh và tận hưởng không khí ngoài trời bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng ngay nhé.

Bên cạnh đó, những bệnh mạn tính mà bạn đã mắc từ trước hoặc là mắc sau khi bị ung thư cũng cần được kiểm soát chặt chẽ. Vì những căn bệnh này ít nhiều đều có sự tác động đến sức khỏe tổng thể của bạn. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ thật kỹ để kiểm soát những loại bệnh này.

5.3. Tự cổ vũ chính mình

Sức mạnh từ chính sâu tiềm thức trong con người bạn có một sức mạnh to lớn, chúng có thể giúp bạn đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách trên hành trình chữa trị ung thư.

Tự nhủ với chính mình là cách giúp bạn cảm thấy yêu đời, lạc quan và mạnh mẽ hơn mỗi ngày.

Với những việc này sẽ giúp bạn ngày một bản lĩnh hơn, đánh gục những thứ có thể cản bước bạn trong quá trình điều trị ung thư.

5.4. Tìm hiểu tất cả những kiến thức về bệnh ung thư

Những hiểu biết về loại ung thư mà bạn đang mắc phải sẽ là hành trang cần thiết cho bạn trong quá trình điều trị ung thư. Nhữn kiến thức này giúp bạn biết được cách chăm sóc bản thân, hiểu về cách điều trị ung thư và tin tưởng vào các phương pháp điều trị hiện đại.

Trên đây là tổng hợp kiến thức về ung thư xương và giải đáp thắc mắc của người bệnh ung thư xương sống được bao lâu. Người bệnh không nên quá lo lắng, nên giữ tâm lý lạc quan, thoải mái để quá trình điều trị đạt kết quả cao, kéo dài thời gian sống còn lại. Quan trọng nhất là người bệnh cần được phát hiện ung thư càng sớm càng tốt để can thiệp điều trị kịp thời.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 8: BÉ LÊ THÙY LINH VÀ HÀNH TRÌNH CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ XƯƠNG

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7