[Giải đáp] Trào ngược dạ dày thực quản có gây sốt không?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Trào ngược dạ dày thực quản có gây sốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa sốt và bệnh trào ngược dạ dày trong bài viết của GenK STF dưới đây.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Trào ngược dạ dày có dẫn đến viêm họng không?
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở: Cơ chế và cách xử trí
Nội dung bài viết
Tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản có gây sốt không?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi lượng axit dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản do rối loạn cơ thắt dưới thực quản. Bệnh lý trào ngược dạ dày có thể gây ra các triệu chứng phổ biến như ợ hơi, ợ nóng, bỏng rát dọc xương ức lên cổ họng, đầy bụng, chậm tiêu,…
Nhiều bệnh nhân gặp hiện tượng sốt thì rất hoang không biết có phải do nguyên nhân trào ngược dạ dày gẩ ra hay nguyên nhân khác gây ra. Vì sốt không phải là triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân có bệnh lý về dạ dày.
Thực tế, tình trạng sốt có thể gặp ở bệnh nhân trào ngược dạ dày, tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh của mỗi người mà có người sốt, có người không. Triệu chứng sốt có thể xảy ra khi đang có phản ứng viêm ở dạ dày, thực quản. Tình trạng viêm này có thể là do vi khuẩn Hp tấn công niêm mạc đường tiêu hóa, hoặc do axit dạ dày bào mòn, gây tổn thương niêm mạc dẫn tới.
Tình trạng viêm có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính. Nếu xảy ra viêm cấp tính có thể dẫn tới triệu chứng sốt cho người bệnh. Như vậy, đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản có gây sốt không là có bạn nhé.
Xem thêm >>> Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3 biểu hiện như thế nào?
Trào ngược dạ dày thực quản gây sốt nguy hiểm như nào?
Đáp án trào ngược dạ dày thực quản có gây sốt không là có. Vậy khi gặp triệu chứng sốt có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang tiến triển nặng không? Thực tế, để đánh giá trào ngược dạ dày gây sốt nguy hiểm như nào còn phụ thuộc vào các triệu chứng đi kèm cùng với sốt.
Nếu người bệnh chỉ gặp các triệu chứng sốt nhẹ kèm theo các triệu chứng thông thường của trào ngược như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu thì đây chỉ là những biểu hiện của trào ngược dạ dày cấp tính. Trong trường hợp như vậy, bạn không cần quá lo lắng vì đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh đang tiến triển xấu. Bạn có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà.
Nếu trường hợp người bệnh có triệu chứng sốt cao kèm theo các triệu chứng như bụng cồn cào, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị, mất nước, co giật, tiết nhiều mồ hôi,… thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang tiến triển theo chiều hướng xấu. Những triệu chứng này có thể đang cảnh báo các biến chứng có thể xảy ra như viêm loét dạ dày, viêm loét thực quản, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày, thực quản.
Nếu gặp triệu chứng sốt cao cùng với các triệu chứng nguy hiểm trên bạn cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ theo dõi và xử trí. Nếu chần chừ ở nhà tự điều trị, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Dù bạn gặp triệu chứng sốt nhẹ hay sốt cao cũng không nên quá chủ quan, cần theo dõi sát các triệu chứng của cơ thể. Nếu sốt nhẹ lâu ngày không đỡ bạn cũng cần đến bệnh viện ngay để được theo dõi và xử trí.
Cách xử trí bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị sốt
Mẹo chăm sóc bệnh nhân khi sốt
Như thông tin phần bên trên, tình trạng trào ngược dạ dày có sốt nhẹ thì người bệnh có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Khi người bệnh sốt trên 38,5 độ cần phải sử dụng thuốc theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ. Trong trường hợp người bệnh sốt nhẹ dưới 38,5 độ, người nhà và bệnh nhân có thể tham khảo mẹo chăm sóc như sau:
Trước tiên, cần làm mát cơ thể người bệnh bằng cách mặc quần áo thoáng mát, không mặc quần áo dày và không mặc quá nhiều quần áo. Dùng khăn sạch lau bớt mồ hôi trên cơ thể người bệnh. Sau đó, bạn làm ướt khăn bằng nước ấm lau nhẹ nhàng vào những chỗ giữ nhiệt trên cơ thể bệnh nhân như trán, nách, bẹn,… Có thể đắp khăn mát vào trán để người bệnh bớt sốt.
Dùng chanh tươi thái lát mỏng, chà nhẹ lên trán và dọc xương sống. Bạn nên lưu ý không để chanh tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, tránh gây xót, rát cho người bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng chanh pha với nước ấm và đường để người bệnh đỡ uống, giúp hỗ trợ giảm nhanh cơn sốt.
Dùng khoai tây để giảm sốt theo cách sau: Gọt vỏ khoai tây rồi thái lát mỏng, ngâm khoai tây cùng nước giấm trong 10 phút. Sau đó, bạn vớt khoai tây ra để ráo nước rồi đặt lên trán người bệnh, đặt tiếp khăn ấm lên trên sẽ giúp hỗ trợ giảm sốt cho bệnh nhân.
Nếu người bệnh sốt nhẹ có thể áp dụng thêm phương pháp xông hơi, mang lại tác dụng hiệu quả rất tốt. Đầu tiên, bạn chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá tía tô, lá bưởi, sả, gừng,… Sau đó, bạn rửa sạch tất cả nguyên liệu trên rồi cho vào nồi nước đun sôi. Tiếp đến, bạn dùng một chiếc khăn tắm sạch trùm lên đầu và bắt đầu tiến hàng xông hơi thảo dược. Tinh dầu có trong dược liệu sẽ giúp người bệnh được thư giãn và giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi do sốt gây ra.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Bên cạnh những mẹo giúp hạ sốt, người bệnh cần bổ sung thêm chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể tăng cường đề kháng miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Các loại hoa quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt rất giàu chất chống oxy hóa tế bào, rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày đang sốt. Một số loại hoa quả người bệnh nên ăn bao gồm dưa hấu, táo, dưa chuột, dưa gang, kiwi,…
Dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Bên cạnh xử trí tình trạng sốt, người bệnh cũng cần phải điều trị tình trạng trào ngược dạ dày để phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh. Tùy vào tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp với bệnh nhân, cụ thể:
- Thuốc ức chế thụ thể histamin H2 gồm các thuốc như Nizatidine, Famotidine, cimetidine.
- Thuốc ức chế bơm proton gồm các thuốc như esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole,…
- Thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới Baclofen
- Thuốc trung hòa axit gồm các thuốc như mylanta, rolaids, tums.
Xem ngay >>> Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trào ngược dạ dày bị sốt
Khi gặp hiện tượng sốt do trào ngược dạ dày, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin sau:
- Các trường hợp sốt nhẹ (nhiệt độ cơ thể dưới 38,5 độ) có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Trong trường hợp sốt cao hơn nhiệt độ trên 38,5 độ cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và kê đơn thuốc phù hợp.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn kê đơn của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng quá liều thuốc hạ sốt có thể gây tăng men gan, ảnh hưởng chức năng gan.
- Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày cần sử dụng đúng liều lượng và đủ thời gian mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, vì thế người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi bị sốt, người bệnh cần uống nhiều nước, nhất là các loại nước ép rau, quả sẽ giúp bổ sung điện giải và vitamin cho người bệnh.
- Trong và sau thời gian điều trị người bệnh cần tránh các đồ ăn, đồ uống gây kích ứng dạ dày, chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để bệnh nhanh ổn định hơn.
Hy vọng, thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản có gây sốt không. Triệu chứng sốt trong trào ngược dạ dày dù sốt cao hay sốt nhẹ bạn cũng cần chú ý theo dõi sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: