[Lời khuyên từ chuyên gia] Thực đơn cho người ung thư trực tràng
Thực đơn cho người ung thư trực tràng cần phải khoa học và đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh chống chọi tốt với bệnh tật hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần phải đúng chuẩn để người bệnh cảm thấy ngon miệng mới giúp hấp thu được nhiều dinh dưỡng. Do đó, nếu chưa biết thực đơn cho người ung thư trực tràng như thế nào thì hãy cùng Genk STF tìm hiểu dưới đây.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Điều trị ung thư trực tràng theo từng giai đoạn
- Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư đại trực tràng không?
Nội dung bài viết
1. Thực đơn cho người ung thư trực tràng cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Người mắc bệnh ung thư trực tràng cần tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và khoa học.
1.1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn chung
Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh, chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Thực đơn cho người bệnh phải đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu là chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và khoáng chất.
- Không sử dụng trong thời gian dài chỉ một hay vài loại thực phẩm mà cần đa dạng thực phẩm để tránh nhàm chán, thừa chất này, thiết chất kia.
- Đồ ăn phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tươi mới, chất lượng và phải thực hiện theo đúng nguyên tắc ăn chín uống sôi.
- Nên chế biến thức ăn thành các dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
- Thay vì ăn ba bữa chính, người bệnh nên chia thành nhiều bữa trong ngày và mỗi bữa chỉ ăn một lượng nhỏ để tránh buồn nôn, khó chịu.
- Để tăng cường khả năng đào thải độc tố và cải thiện sức đề kháng, người bệnh nên được bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
1.2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dựa vào triệu chứng
Ngoài ra, căn cứ vào từng triệu chứng cụ thể mà người bệnh sẽ bổ sung những thực phẩm khác nhau, đó là:
- Những thực phẩm dễ tiêu hóa như nước cam, canh, cháo… rất thích hợp cho người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi.
- Những thực phẩm thanh đạm, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ phù hợp cho người bệnh có triệu chứng nôn mửa, buồn nôn.
- Những bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị bệnh nên chuyển sang chế độ ăn uống ít chất xơ và chất béo. Chú trọng bổ sung thực phẩm lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu.
- Người bệnh điều trị bằng hóa chất muốn giảm các triệu chứng, tác dụng phụ của hóa chất thì nên bổ sung sữa, trứng gà, trà sâm.
Nắm rõ thực đơn cho người ung thư trực tràng sẽ giúp người bệnh lựa chọn được thực phẩm phù hợp nhằm đảm bảo dinh dưỡng được cân bằng. Đồng thời, hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn. Nếu không biết xây dựng thực đơn như thế nào, hãy nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ dinh dưỡng.
2. Những thực phẩm nên xuất hiện trong thực đơn cho người ung thư trực tràng
Thực đơn cho người ung thư trực tràng cần bổ sung các thực phẩm có lợi để tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy đó là những thực phẩm nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
2.1. Thực phẩm giàu axit folic
Để tế bào hồng cầu khỏe mạnh thì axit folic là hoạt chất quan trọng trong việc hình thành các mô mới. Do đó, người bệnh nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu loại axit này như rau bina, rau xanh lá đậm, cam, quý…
2.2. Thực phẩm chống viêm
Những thực phẩm chống viêm sẽ giúp hệ miễn dịch được tăng cường nhằm chống lại các tế bào ung thư. Do đó, người ung thư trực tràng nên bổ sung các thực phẩm chống viêm như tỏi, nghệ, gừng… trong thực đơn hàng ngày. Những thực phẩm này còn giúp giảm các triệu chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi…
2.3. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Để xương chắc khỏe và chống lại tế bào ung thư thì thực phẩm giàu canxi, vitamin D là rất cần thiết. Những thực phẩm giàu canxi, vitamin D mà người bệnh nên có trong thực đơn như cá hồi, phô mai, sữa chua, cải xoăn, rau cải xanh…
Lượng canxi mà người bệnh nên bổ sung mỗi ngày là khoảng 1.200 – 1.500mg. Do đó, bệnh nhân có thể bổ sung qua thực phẩm hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để tăng cường nguồn vitamin D, người bệnh nên tắm nắng trước 8h sáng.
2.4. Ngũ cốc
Ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, ngô, đậu, mè đen… sẽ cung cấp lượng chất xơ dồi dào có lợi cho hệ tiêu hóa và góp phần ức chế tế bào ung thư phát triển. Theo nghiên cứu, nếu bổ sung mỗi ngày 90g ngũ cốc sẽ góp phần giảm 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.
2.5. Trái cây
Những loại trái cây giàu giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp sức đề kháng của cơ thể được tăng cường. Vì thế, chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên tích cực bổ sung các loại trái cây như xoài, dưa hấu, bơ dưới dạng món ăn nhẹ, ép lấy nước để uống hoặc món tráng miệng.
2.6. Khoai lang
Thành phần trong khoai lang có chứa chất chống oxy hóa nên giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời, chất xơ trong loại củ này giúp nhuận tràng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển khỏe mạnh.
2.7. Sữa chua
Sữa chua giàu axit lactic nên giúp hệ tiêu hóa được cải thiện nhằm giảm triệu chứng của ung thư trực tràng. Bên cạnh đó, sữa chua còn là thực phẩm giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại tác nhân gây bệnh.
3. Thực phẩm nên tránh trong thực đơn cho người ung thư trực tràng
Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người ung thư trực tràng thì người bệnh cũng cần tránh các thực phẩm gây hại dưới đây:
- Đồ ăn nhiều muối: Trực tràng của người bệnh có thể sẽ bị te, viêm khi cơ thể dung nạp nhiều muối. Mặt khác còn làm cơ quan này sản sinh nhiều độc tố làm bệnh càng nghiêm trọng hơn.
- Đồ ngọt: Tế bào ung thư rất thích các thực phẩm chứa nhiều đường như siro, kẹo, bánh kem… Đồ ngọt dung nạp vào cơ thể càng nhiều sẽ tạo điều kiện để tế bào ung thư phát triển và di căn sang cơ quan khác.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Những thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích… chứa lượng chất bảo quản nhiều sẽ khiến tế bào ung thư phát triển và làm bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, các thực phẩm này còn nghèo dinh dưỡng nên không tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Triệu chứng của ung thư trực tràng sẽ nghiêm trọng hơn nếu như người bệnh dung nạp các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt lợn, thịt cừu, thịt dê… Thay vào đó, thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu oliu sẽ tốt cho người bệnh hơn.
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Triệu chứng của bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu thực đơn của người ung thư trực tràng có chứa thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên nóng. Đặc biệt, những đồ ăn này còn làm cho người bệnh xuất hiện nhiều tác dụng phụ khi hóa trị như tiêu chảy, buồn nôn…
- Đồ nướng: Món nướng sinh ra các amin dị vòng khi tiếp xúc với lửa. Amin dị vòng là nguyên nhân gây nên ung thư.
- Các đồ muối chua: Những loại đồ muối chua như dưa muối, củ cải muối, kim chi… sẽ làm niêm mạc trực tràng bị kích thích. Vì thế, tế bào ung thư sẽ tiến triển nặng hơn.
- Rượu bia, hút thuốc lá: Đồ uống có cồn, thức uống có gas và thuốc lá đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Đồng thời, còn giảm tác dụng của thuốc điều trị ung thư trực tràng.
4. Những lưu ý cho người bệnh ung thư trực tràng
Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh ung thư trực tràng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn:
- Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng để sớm đi thăm khám, điều trị ngay từ giai đoạn đầu sẽ cho tỷ lệ thành công cao. Nếu càng để muộn thì bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng, thậm chí chuyển sang di căn sẽ nguy hiểm cho tính mạng.
- Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý dùng thuốc hay ngừng thuốc.
- Hãy rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch nhằm chống chọi lại bệnh tật được tốt hơn.
- Nên ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ để quá trình tiêu hóa được thuận lợi, dễ dàng.
- Duy trì cân nặng hợp lý, không để bản thân quá gầy hoặc béo phì.
- Chú ý tránh thức khuya, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tránh để bản thân bị stress, căng thẳng.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
Kết luận
Trên đây là một số vấn đề trong thực đơn cho người ung thư trực tràng. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh để hỗ trợ điều trị được tốt hơn.
VTV2 – HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 1: GIA ĐÌNH BÉ GIA HUY VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ MÁU