Giải đáp thắc mắc: Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng trong bao lâu là thắc mắc của nhiều người.  Căn bệnh này sẽ càng nguy hiểm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Do đó, việc nắm được thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng sẽ hỗ trợ sớm cho quá trình điều trị để đạt hiệu quả cao. Vì thế, nếu đang tìm hiểu về căn bệnh này, các bạn hãy cùng Genk STF tham khảo nội dung dưới đây.

Xem thêm:

1. Một số thông tin cơ bản về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, xảy ra khi tế bào ở vòm họng phát triển, phân chia nhanh một cách bất thường vượt qua sự kiểm soát của cơ thể. Hiện nay, triệu chứng của ung thư vòm họng khá giống với nhiều bệnh lý đường hô hấp nên người bệnh có tâm lý chủ quan. Do đó, chỉ đến khi bệnh diễn biến nặng và chuyển sang giai đoạn muộn mới phát hiện ra thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nguy cơ tử vong là rất cao.

1.1. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Đến nay, chưa xác định chính xác và rõ ràng nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây được đánh giá là làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đó là:

  • Virus: Sự tấn công của virus HPV và virus Epstein Barr (EBV) sẽ gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá chủ động và thụ động một cách thường xuyên trong thời gian dài dễ làm kích phát bệnh ung thư vòm họng.
  • Nghiện rượu: Những người vừa nghiện rượu vừa hút thuốc sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với việc chỉ hút thuốc hoặc chỉ nghiện rượu.
  • Hóa chất độc hại: Làm việc hay tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, nhiều bụi amiang… sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Chế độ ăn uống: Những người ăn nhiều đồ ngâm muối, thực phẩm lên men hay chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E trong thời gian dài cũng làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
  • Tiền sử gia đình: Con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao hơn nếu bố hoặc mẹ từng mắc căn bệnh này.
  • Những yếu tố nguy cơ khác: Tuổi tác, sắc tộc.

1.2. Ung thư vòm họng xuất hiện ở đối tượng nào?

Ung thư vòm họng có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, theo thống kê nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nữ giới. Bên cạnh đó, độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao là từ 30 – 60 tuổi.

2. Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay bởi bệnh phát triển âm thầm trong một thời gian dài. Chỉ đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn sau thì các triệu chứng mới rõ ràng thì việc điều trị rất khó khăn, mang lại hiệu quả không cao.

Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng thường từ 3 – 6 tháng

Bên cạnh đó, thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng cũng khá dài. Tùy vào sức đề kháng của mỗi người mà thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, có những người thời gian ủ bệnh lên đến cả 1 năm.

Sau thời gian ủ bệnh, ung thư vòm họng sẽ bắt đầu hình thành và phát triển. Lúc này, bệnh sẽ được chia thành 4 giai đoạn là:

  • Ung thư vòm họng giai đoạn 1: Kích thước khối u ở giai đoạn này nhỏ dưới 2,5cm.
  • Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Kích thước khối u đã có sự phát triển khoảng 5 – 6 cm.
  • Ung thư vòm họng giai đoạn 3: Khối u ở giai đoạn này đã lớn hơn giai đoạn 2. Bên cạnh đó, khối u có thể đã xâm lấn sang hạch bạch huyết và cơ quan lân cận.
  • Ung thư vòm họng giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn di căn. Bởi khối u đã phát triển lớn, không chỉ ở phạm vi vòm họng mà đã xâm lấn ra những cơ quan xa khác như não, miệng,…

3. Triệu chứng của ung thư vòm họng

Sau thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, triệu chứng rất ít, thậm chí là không có. Đến khi bệnh chuyển biến nặng thì các triệu chứng mới rõ ràng hơn, có thể kể đến như:

  • Đau rát họng.
  • Hạch ở cổ ngày càng sưng to và gây đau chứ không biến mất.
  • Người bệnh ngạt mũi, tắc mũi, thậm chí là chảy máu mũi.
  • Ho dai dẳng, thậm chí khi ho khạc đờm có máu.
  • Người bệnh khàn tiếng, giọng biến đổi.
  • Thính lực suy giảm, ù tai, tình trạng nhiễm trùng tai xảy ra thường xuyên.
  • Đau nhức nửa đầu, sụp mi, nhìn đôi.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Sụt cân nhanh chóng.

4. Chẩn đoán ung thư vòm họng bằng cách nào?

Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bằng một số biện pháp sau:

  • Thăm khám triệu chứng thực thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra, hỏi người bệnh để xác định các triệu chứng thực thể.
  • Tiến hành nội soi vòm họng để kiểm tra bất thường.
  • Xét nghiệm hình ảnh bằng các phương pháp như chụp MRI, chụp CT scan, chụp PET-CT scan…
  • Sinh thiết mô bệnh học để xác định khối u lành tính hay ác tính.
  • Làm xét nghiệm HPV-p16 và xét nghiệm EBV-DNA.

 

Khám lâm sàng để chẩn đoán ung thu vòm họng

5. Ung thư vòm họng có chữa được không?

Ung thư vòm họng nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, đúng cách vẫn có mang lại cơ hội chữa khỏi bệnh hoặc kéo dài thời gian sống cho người mắc. Tuy nhiên, nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn 3 thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 30 – 40%. Còn khi phát hiện ở giai đoạn 4 thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 15%. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám khi thấy một trong các dấu hiệu của ung thư vòm họng để chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn sớm.

Các phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u.
  • Xạ trị nhằm tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư.
  • Hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự lây lan của khối u.
  • Liệu pháp trúng đích nhằm tiêu diệt tế bào ung thư bằng kháng thể đơn dòng.

Ngoài Y học hiện đại, người bệnh có thể sử dụng thêm phương pháp Đông y để hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng cho bệnh nhân.

Lưu ý: Tùy từng giai đoạn bệnh, mức độ lây lan của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp hoặc kết hợp 2 – 3 phương pháp khác nhau.

6. Cách phòng tránh ung thư vòm họng

Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp các bạn phòng ngừa ung thư vòm họng cho hiệu quả cao:

  • Nói không với thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm lên men, muối.
  • Khi có vấn đề viêm nhiễm ở đường mũi họng cần điều trị sớm và dứt điểm.
  • Thăm khám chuyên khoa sớm khi thấy dấu hiệu bất thường ở tai mũi họng.
  • Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất độc hại, môi trường ô nhiễm.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, không thức khuya.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

Kết luận

Nội dung bài viết trên đây đã giúp các bạn nắm được một số thông tin cơ bản về ung thư vòm họng cũng như giải đáp thắc mắc thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng. Việc phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả cao và giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả