[Giải đáp] Tay chân sưng phù là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tay chân sưng phù là bệnh gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cần theo dõi. Vậy để biết tay chân sưng phù là bệnh gì thì các bạn hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

XEM THÊM:

1. Tay chân sưng phù là tình trạng gì?

Sưng phù chân tay là triệu chứng sưng phù ở các ngón chân, ngón tay, mắt cá chân hay toàn bàn tay, bàn chân. Khi bị phù tay chân người bệnh có cảm giác tê bì, nặng nề, khó chịu cảm thấy giống như bị kiến bò hoặc cảm thấy bị rát bỏng như để trên đống lửa. Và trong một số trường hợp tay và chân của bạn còn bị mất cảm giác hay thậm chí bị nhói như kim châm khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu.

tay-chan-sung-phu-la-benh-gi-2
Khi bị phù tay chân người bệnh có cảm giác tê bì

Khi gặp phải tình trạng phù tay chân như vậy sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, vận động cũng như sinh hoạt, cụ thể là:

  • Gặp khó khăn hơn trong sinh hoạt bình thường..
  • Khi sưng phù chân tay sẽ gây ra yếu cơ có cảm giác chân tay trở nên yếu ớt hơn, khó nắm bắt các vật dụng cũng như di chuyển
  • Nhiều trường hợp bị đau cả khi vận động và chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể gây đau. Tình trạng đau có thể xuất hiện nhiều hơn về đêm khiến cho người bệnh mất ngủ.
  • Khi bị nặng hơn, bàn chân và bàn tay của bệnh nhân có thể bị lở loét, biến dạng, sưng phù nhiễm khuẩn gây đau đớn.
  • Có cảm giác đau nhức và tê ở thắt lưng, vùng đùi, vùng mông hay có thể ở cả vai và cổ.
  • Ngoài sưng phù tay chân thì có thể kèm theo một vài triệu chứng đó là: đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa, có thể ê ẩm các chi và thậm chí là toàn thân.

2. Tay chân sưng phù là bệnh gì? Nguyên nhân gây sưng phù tay chân

Tình trạng tay bị sưng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

2.1. Chất lỏng tích tụ khi ngủ

Nếu bạn gặp phải trường hợp sáng ngủ dậy bị sưng tay chân thì nguyên nhân có thể là do khi ngủ, chất lỏng sẽ tích tụ trong các mô của bàn tay, bàn chân, dẫn đến tình trạng sưng và phù nề vào sáng hôm sau.

Tuy nhiên đây không phải là hiện tượng đáng lo ngại. Bạn có thể cải thiện tình trạng này thông qua các động tác vận động đơn giản.

2.2. Do thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng có thể khiến cho các mạch máu trong cơ thể giãn nở ra. Đây cũng là một cơ chế tự nhiên giúp điều chỉnh thân nhiệt khi nhiệt độ không khí tăng quá cao. Khi mạch máu bị giãn ra, một lượng chất lỏng có thể di chuyển và tích tụ trong các mô ở tay hay chân, gây ra hiện tượng sưng phù tay chân.

Tình trạng này có thể tự hết sau khi cơ thể đã thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Và bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm giảm sưng tay chân bằng cách ngâm tay vào nước mát hay cởi bỏ trang sức cũng như đồng hồ đeo tay để chất lỏng lưu thông dễ dàng hơn.

2.3. Sưng phù tay chân sau khi tập thể dục, thể thao

Việc luyện tập thể dục thể thao cũng có thể khiến cho các mạch máu giãn nở, từ đó khiến tay chân bị sưng lên. Để hạn chế tình trạng này, khi luyện tập thể dục thể thao nên mặc quần áo thoải mái đồng thời nên uống nhiều nước trước và sau khi tập để giúp cơ thể mát mẻ hơn tránh tình trạng sưng phù tay chân.

2.4. Sưng phù tay chân khi mang thai

Rất nhiều chị em phụ nữ bị sưng tay chân trong quá trình mang thai. Vì vậy, để tránh tình trạng bị sưng phù tay chân thì thai phụ nên mặc các loại trang phục thoải mái, thường xuyên đi lại cũng như vận động nhẹ nhàng để giảm thiểu tình trạng sưng phù.

tay-chan-sung-phu-la-benh-gi-1
Rất nhiều chị em phụ nữ bị sưng tay chân trong quá trình mang thai

Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn có nguy cơ bị sưng phù tay chân do tiền sản giật. Đây là tình trạng huyết áp bị tăng cao trong thai kỳ gây ra rối loạn chức năng các cơ quan khác. Tiền sản giật có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, các thai phụ cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu như xuất hiện tình trạng sưng phù tay chân đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Đau bụng
  • Đau đầu dữ dội
  • Thay đổi tầm nhìn, nhìn mờ hay nhạy cảm với ánh sáng
  • Đi tiểu ít hay không thể đi tiểu
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Chóng mặt
  • Nôn và buồn nôn
  • Khó thở

2.5. Tay chân sưng phù quá nhiều muối

Các bạn có thể thấy hiện tượng tay chân bị sưng lên sau khi ăn một bữa ăn có nhiều món mặn. Bởi vì khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ tích nước lại để cân bằng tỷ lệ muối – nước trong cơ thể, gây ra tình trạng sưng phù nhẹ ở tay chân.

Thông thường, tình trạng sưng phù do nguyên nhân này có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chủ động cắt giảm đi lượng muối trong chế độ ăn để phòng tránh tình trạng sưng phù tay chân hay các bệnh lý khác như cao huyết áp, bệnh tim và bệnh thận.

2.6. Tay chân sưng phù là bệnh gì – Do ung thư

Một số loại bệnh ung thư cũng như phương pháp điều trị ung thư có thể khiến cơ thể bị phù nề. Vị trí bị phù nề thường là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, đùi và mặt. Tình trạng này cần được phải theo dõi thật cẩn thận, nhất là khi nó đi kèm với các triệu chứng như:

  • Thở hụt hơi
  • Nhịp tim không đều
  • Đi tiểu ít hơn so với bình thường
  • Sưng phù lan rộng sang cả cánh tay hoặc cẳng chân

XEM THÊM >>> Giải đáp thắc mắc: Bệnh ung thư gan có lây qua đường ăn uống không?

2.7. Do các bệnh lý về thận

Thận có chức năng lọc máu và các chất cặn bã đồng thời giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, khi chức năng của thận bị rối loạn thì sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện chất lỏng có thể tích tụ bên trong các mô, dẫn đến hiện tượng sưng phù chi. Bên cạnh đó, các bệnh về thận còn có thể gây ra các vấn đề như làm tăng cholesterol trong máu, huyết áp cao hay tiểu ra máu.

2.8. Sưng phù tay chân do viêm khớp

Tình trạng viêm khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả ngón tay và cổ tay. Khi bị viêm khớp, đầu ngón tay của bệnh nhân sẽ bị sưng phù và cổ tay cũng sẽ đỏ lên, sưng nóng và tê cứng. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng. 

2.9. Sưng phù tay chân do phù mạch mề đay

Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin và các hóa chất khác vào máu. Chính điều này có thể gây ra hiện tượng sưng phù dưới da (hay còn gọi là phù mạch mề đay). Các triệu chứng có thể xuất hiện một cách đột ngột và gây ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể từ tay, chân, mắt, môi cho đến cổ họng.

2.10. Tay chân sưng phù là bệnh gì – Do phù mạch bạch huyết

Phù mạch bạch huyết là tình trạng dịch tích tụ một cách bất thường trong mô mềm do hệ bạch huyết bị tắc nghẽn dẫn tình trạng tổn thương hoặc phát triển không bình thường. Khi mạch bạch huyết bị phù nề thì dẫn đến tình trạng ngón tay, ngón chân, cánh tay và cẳng chân cũng có thể bị sưng theo.

2.11. Phù chân do bị suy tim phải

Suy tim phải gây tăng áp lực thủy tĩnh tại mao mạch và gia tăng vận chuyển dịch từ lòng mạch vào mô kẽ từ đó dẫn đến hiện tượng phù chân. Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương thành mạch dẫn đến tăng tính thấm thành mạch cũng gây phù.

Khi bị suy tim phải, máu sẽ ứ lại ở tuần hoàn ngoại vi gây nên tình trạng sưng, phù chân. Phù lúc đầu ở 2 chi dưới sau có thể dẫn đến phù toàn thân, tình trạng phù tăng lên khi đứng lâu, tăng khi về chiều và giảm phù khi nghỉ ngơi. Bên cạnh phù còn kèm theo biểu hiện đi tiểu ít.

2.12. Tay chân sưng phù là bệnh gì – Viêm tắc tĩnh mạch

Khi trong lòng mạch hình thành các cục máu đông thì khu vực phía sau vùng bị tắc nghẽn sẽ gia tăng áp lực nghiêm trọng dẫn đến tình trạng dồn máu ra khỏi tĩnh mạch vào các mô gây sưng, phù chân và nghiêm trọng hơn cũng có thể gây đe dọa tới tính mạng.

2.13. Do bệnh lý về gan

Khi mắc bệnh xơ gan thì gan có thể hình thành sẹo từ đó làm hạn chế dòng máu chảy vào gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây dẫn đến phù chân và cổ chướng. Bên cạnh đó, xơ gan cũng làm giảm tổng hợp albumin dẫn đến tình trạng giảm áp lực keo gây phù.

2.14. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng của tĩnh mạch khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi kém dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại ở chi gây giãn tĩnh mạch chi dưới.

Biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là nhức mỏi, đau tức, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm,… Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như gây loét chân, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, vỡ mạch máu,…

2.15. Bệnh gout khiến tay chân bị sưng phù và đau

Bệnh gout không chỉ biểu hiện rõ nhất ở các chi dưới như bàn chân, ngón chân mà còn biểu hiện khá rõ ràng xung quanh các khớp ngón tay hay khuỷu tay. Lúc này, bạn có thể thấy có cảm giác giống như bị trật khớp. Đồng thời khớp tay chuyển sang màu đỏ. Bên cạnh đó, vùng da ở các khớp còn bị căng bóng, sưng phồng, có cảm giác nóng đỏ, đau nhức nếu nặng có thể bị bong tróc.

2.16. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp, tay có dấu hiệu bị sưng phù do tích tụ chất dịch quá mức, chủ yếu là nước và natri bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể. Lúc này, các mao mạch sẽ rò rỉ chất lỏng vào những mô xung quanh khiến cho thận tích tụ nhiều muối và nước. Từ đó làm cho lưu thông máu tăng lên gây ra tình trạng phù sẽ nặng hơn.

Các đợt tái phát của viêm khớp dạng thấp và phù nề có thể xuất hiện ở tay. Do quá trình viêm lan tỏa sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó cầm nắm hay cử động bàn tay cũng như các ngón tay.

2.17. Hội chứng ống cổ tay

Khi các dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị chèn ép thì sẽ gây hiện tượng bị sưng phù tay. Từ đó khiến người bệnh có cảm giác bị đau nhức, ngứa râm ran ở bàn tay. Và tình trạng này được gọi là hội chứng ống cổ tay. Nếu không chữa trị từ sớm thì sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm theo thời gian.

2.18. Do dị ứng với thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ bao gồm cả việc sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân. Nếu như bạn có nghi ngờ tình trạng sưng tấy ở các chi liên quan đến loại thuốc mà bạn đang dùng thì hãy đi kiểm tra. Sau đó bác sĩ sẽ cân nhắc liệu có cần thiết phải thay đổi loại thuốc cũng như liều lượng hay không.

2.19. Do bị chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân

tay-chan-sung-phu-la-benh-gi-3
Phù chân do bị chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân

Nếu bạn bị bong gân ở mắt cá chân hay chấn thương dây chằng trong khi đi bộ, chạy thì sẽ khiến các dây chằng sẽ bị kéo căng, gây ra sưng phù ở bàn chân.

2.20. Tay chân sưng phù là bệnh gì – Nhiễm trùng

Sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Những người bị bệnh lý tiểu đường hoặc bị các vấn đề với dây thần kinh ở bàn chân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. 

3. Bị phù tay chân như thế nào thì nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bị phù tay chân kèm theo các triệu chứng sau, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ ngay để được phát hiện, chẩn đoán cũng như điều trị bệnh kịp thời:

  • Thở nhanh, thở ngắn, khó thở và đau tức vùng ngực: Đây có thể là dấu hiệu của phù phổi do đó người bệnh cần được xử trí điều trị kịp thời.
  • Chân bị đau và sưng khi không hoạt động trong thời gian dài mà không khỏi thì đó có thể là dấu hiệu của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cơ thể bị phù nề. Do đó, người bệnh cần theo dõi cũng như nắm bắt biểu hiện phù để thăm khám bác sĩ sớm nếu bị phù trong thời gian dài, hoặc phù kèm theo khó thở, đau ngực.

4. Cách điều trị tình trạng sưng phù chân tay 

Có rất nhiều cách điều trị bệnh phù chân và dưới đây là một số cách điều trị thông thường như:

  • Uống thuốc: Đây là cách hay được áp dụng tuy nhiên để dùng thuốc uống đúng cách cần phải biết rõ nguyên nhân bệnh lý. Đồng thời phải có kê toa của bác sĩ, tránh uống không đúng thuốc hoặc không đúng bệnh thì sẽ rất nguy hại cho sức khỏe thậm chí biến chứng gây nguy hại cả tính mạng.
  • Vật lý trị liệu như: Thoa thuốc bấm huyệt, châm cứu, massage là những cách đơn giản và giúp giảm đau bớt tình trạng sưng phù chân rất hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên với cách này thì chỉ mang tính hỗ trợ và nếu muốn dứt điểm căn bệnh thì cần kết hợp các cách điều trị chuyên sâu hơn..
  • Bằng các mẹo dân gian: Có rất nhiều cách trong dân gian như ngâm chân thuốc, bó chân thuốc bằng các loại thảo dược có tác dụng giúp giảm hiện tượng sưng phù và đau nhức nhưng đều chỉ mang tính chất tạm thời không trị được tận gốc của tình trạng.

XEM THÊM >>>

5. Các biện pháp giúp khắc phục sưng phù tay chân tại nhà

Trong trường hợp bị sưng phù tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể khắc phục tình trạng sưng tay bằng các biện pháp đơn giản sau đây:

  • Ngâm tay trong nước ấm hay nước mát. Nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ và giúp tăng lưu thông máu. Trong khi đó, nước mát sẽ giúp điều hòa thân nhiệt cũng như giảm sưng trong thời tiết nóng.
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày về mức phù hợp với sức khỏe
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, tăng cường ăn trái cây, rau quả tươi
  • Vận động thường xuyên, không nên ngồi hay nằm một chỗ trong thời gian quá lâu
  • Luyện tập các bài tập vận động nhẹ nhàng đơn giản 
  • Uống nhiều nước
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe gây ra sưng, phù nề tay chân, chẳng hạn như bệnh thận, viêm khớp, phù mạch, phù bạch huyết, ung thư…

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp về vấn đề tay chân sưng phù là bệnh gì. Sưng phù tay chân không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mà còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và lo lắng. Do đó, trong trường hợp các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 20/8/2016 nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao

Thông tin liên hệ