Góc tư vấn: Suy thận có tiêm được vacxin Covid không?
Suy thận có tiêm được vacxin Covid không là lo lắng của nhiều bệnh nhân và người nhà hiện nay. Vì nhiều người vẫn còn lo lắng về tác dụng phụ của vacxin Covid có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của những người mắc bệnh thận. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Viêm gan B có nên tiêm vacxin Covid không?
- Bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao?
- Bị suy thận có uống được sữa đậu nành không?
Nội dung bài viết
1. Bệnh suy thận nguy hiểm như nào?
Suy thận là bệnh lý nguy hiểm tiến triển nhanh và có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh suy thận được chia làm 2 thể bệnh là suy thận cấp và suy thận mạn. Trong đó, suy thận mạn tiến triển lâu năm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Thiếu máu: Chức năng thận bị suy giảm nên erythropoietin được sản sinh ra cũng bị thiếu hụt hơn nhiều so với người bình thường. Trong khi đó erythropoietin đóng vai trò quan trọng đối với việc sản xuất hồng cầu. Vì thế, bệnh nhân suy thận thường bị thiếu hụt hồng cầu và bị thiếu máu. Hiện nay, việc điều trị thiếu máu do biến chứng suy thận gây ra đã được cải thiện tốt hơn nhiều nhờ các chất kích thích tạo máu và sắt (ERAs).
- Tăng huyết áp là biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác trên tim mạch của bệnh nhân. Nếu bị biến chứng tăng huyết áp, chức năng của thận sẽ ngày càng bị suy giảm nhiều hơn và tốc độ dẫn đến tử vong ở bệnh nhân cũng sẽ nhanh hơn. Vì thế, kiểm soát huyết áp duy trì ổn định là mục tiêu điều trị quan trọng hàng đầu ở bệnh nhân suy thận.
- Biến chứng tim mạch: Chức năng thận bị suy giảm nên tim cũng phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vì thế bệnh nhân suy thận thường gặp phải các biến chứng tim mạch và mạch máu. Đặc biệt những bệnh nhân suy thận đang phải chạy thận nhân tạo, biến chứng tim mạch càng nguy hiểm hơn và có thể dễ dàng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Phù nề, tích nước: Chức năng thận bị suy giảm nên khả năng lọc máu của người bệnh cũng kém hơn nhiều. Chất lỏng và Natri sẽ bị tích tụ lại nhiều trong cơ thể. Người bệnh thường có biểu hiện phù mặt, nặng mí mắt, phù to 2 chân, nước tiểu ít. Biến chứng giữ muối, giữ nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến biến chứng tăng huyết áp, bệnh tim mạch ở bệnh nhân suy thận.
- Quá trình lọc máu ở bệnh nhân suy thận thường kém hơn nên axit trong máu không được thải trừ hết dẫn đến rối loạn cân bằng axit máu. Điều này dẫn đến bệnh lý ở thận ngày càng trầm trọng hơn và kéo theo nhiều rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
- Tình trạng đào thải axit uric máu ở những bệnh nhân suy thận thường kém hơn. Vì thế tình trạng lắng đọng axit uric ở khớp thường nghiêm trọng hơn, dẫn đến bệnh lý gout. Ngược lại, những người mắc bệnh lý gout thường có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn so với người bình thường.
- Hội chứng tăng ure máu là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ngứa da, rối loạn giấc ngủ, suy giảm chức năng tình dục.
- Ngoài ra, bệnh nhân suy thận còn thường gặp các biến chứng khác như thiếu vitamin D, tăng phospho máu làm cho xương giòn, dễ gãy hơn. Biến chứng tăng kali máu làm người bệnh đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim và tăng tỷ lệ tử vong.
2. Ảnh hưởng của Covid-19 đến bệnh nhân suy thận
Nhiều người lưỡng lự không biết mắc suy thận có tiêm được vacxin Covid không vì tác động của Covid-19 đến nhóm bệnh nhân nàylà vô cùng nguy hiểm. Loại virus này có thể gây tổn thương đến thận ở nhóm bệnh nhân này như sau:
- Virus Covid-19 xâm nhập vào cơ thể, chúng không chỉ khu trú tấn công tại phổi mà còn tấn công mạnh đến tế bào tại thận. Điều này có thể làm cho chức năng thận bị suy giảm nhiều hơn và làm bệnh tình ngày càng nguy hiểm hơn.
- Khi virus Covid-19 xâm nhập, cơ thể sẽ có phản ứng miễn dịch sản sinh kháng thể để chống lại hoạt động của virus. Đặc biệt, virus Corona lại là loại virus mới chưa từng xuất hiện trước đây thì phản ứng miễn dịch càng mạnh mẽ hơn. Và phản ứng dữ dội này của cơ thể có thể làm các tế bào ở thận cũng bị tấn công mạnh mẽ, làm thận bị suy giảm chức năng nhanh hơn.
- Như những thông tin phần bên trên chúng ta đã biết bệnh nhân suy thận thường bị biến chứng cao huyết áp và nhiều biến chứng trên tim mạch. Đồng thời, một số bệnh nhân suy thận còn mắc thêm cả bệnh tiểu đường. Nếu nhiễm phải virus Corona thì nguy cơ bệnh tiến triển nặng cũng cao hơn nhiều so với người bình thường. Vì thế, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân suy thận khi mắc Covid cũng cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
3. Suy thận có tiêm được vacxin Covid không?
Như những thông tin ở 2 phần trên thì chúng ta đã thấy bệnh nhân suy thận thường gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Và khi bệnh nhân suy thận mạn mắc Covid-19 thì nguy cơ bệnh diễn biến nặng và có thể dẫn đến tử vong với tỷ lệ rất cao. Nhiều người còn lo ngại về tác dụng phụ của vacxin phòng covid nên không dám tiêm. Vậy những người bị suy thận có tiêm được vacxin Covid không?
Theo các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân mắc suy thận đặc biệt là những người mắc suy thận mạn đang phải chạy thận nhân tạo hoàn toàn tiêm được vacxin Covid. Nhóm bệnh nhân này nên được ưu tiên tiêm phòng vacxin càng sớm càng tốt. Và các dữ liệu cho thấy việc sử dụng vacxin hiện có đều an toàn với người suy thận.
Đặc biệt, các bệnh nhân đang phải lọc máu chu kỳ ở các cơ sở chạy thận nhân tạo thường có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì số lượng bệnh nhân ra vào hàng ngày ở những cơ sở này rất đông. Và hệ miễn dịch của những người bị suy thận mạn thường bị suy yếu nhiều nên rất dễ bị lây nhiễm virus.
Khi lựa chọn vacxin cho bệnh nhân mắc suy thận cần lưu ý tránh sử dụng những loại vacxin sống vì hệ miễn dịch của bệnh nhân đang bị suy giảm. Các loại vacxin đang có hiện nay như AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna đều được đánh giá là an toàn với bệnh nhân suy thận. Mặc dù hiệu quả của miễn dịch của vacxin Covid với nhóm bệnh nhân này chưa được đánh giá cụ thể nhưng tiêm phòng vacxin cũng góp phần giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm và giảm tỷ lệ tử vong khi bệnh nhân suy thận mắc Covid.
Những bệnh nhân suy thận đã điều trị bằng ghép thận và đang phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ điều trị về việc tiêm phòng vacxin. Những bệnh nhân này có thể phải trì hoãn tiêm chủng. Một số trường hợp khác đang trong quá trình dùng thuốc điều trị suy thận cũng cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc tiêm vacxin và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho bạn.
Hy vọng, những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi bệnh nhân suy thận có tiêm được vacxin Covid không. Bên cạnh việc tiêm phòng vacxin, bệnh nhân suy thận vẫn cần chú trọng đến những phương pháp bảo vệ khác khi đến nơi đông người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như đeo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn,…
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang