Bị suy thận có uống được sữa đậu nành không?
Sữa đậu nành là thực phẩm từ thiên nhiên với dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe và là món sữa yêu thích của nhiều người. Vậy người suy thận có uống được sữa đậu nành không? Chúng ta cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Bật mí: Bị sỏi thận có uống được sữa Ensure không?
- Suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không?
- Bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao?
Nội dung bài viết
1. Tác dụng đối với sức khỏe của sữa đậu nành
Đậu nành là loại hạt cung cấp nguồn protein dồi dào. Chất lượng protein mà đậu nành cung cấp không thua kém gì so với thịt động vật, mà chúng lại là dạng đạm dễ tiêu hóa vì không chứa cholesterol và ít chất béo bão hòa. Ngoài ra, thành phần của đậu nành còn rất giàu chất xơ cùng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể.
Một số tác dụng của sữa đậu nành cho sức khỏe có thể kể đến như:
- Tốt cho quá trình chuyển hóa lipid vì trong thành phần của sữa đậu nành không có cholesterol và ít chất béo bão hòa. Các axit béo bão hòa trong sữa đậu nành giúp ức chế sự vận chuyển cholesterol xấu vào mạch máu. Nhờ đó, sử dụng sữa đậu nành giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến mỡ máu cao.
- Sữa đậu nành cung cấp axit béo Omega-3 và Omega-6 đều là những dưỡng chất giúp bảo vệ mạch máu, giảm thiểu các bệnh lý liên quan đến mạch máu, chống xuất huyết.
- Giúp cân nặng ổn định: Sữa đậu nành chứa hàm lượng protein dồi dào, đi vào cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và lượng chất xơ cao giúp cơ thể no lâu hơn. Đồng thời, sữa đậu nành cũng giúp ức chế quá trình vận chuyển chất béo vào cơ thể giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ béo phì, tích tụ mỡ thừa.
- Sữa đậu nành có thành phần phytoestrogen là dạng hooc môn thực vật có tác dụng ức chế sự sản xuất testosterone quá mức ở nam giới. Vì thế, nam giới sử dụng sữa đậu nành thường xuyên giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
- Phytoestrogen trong đậu nành được gọi là estrogen thực vật. Vì thế những phụ nữ đang ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh đang bị thiếu hụt nội tiết tố uống sữa đậu nành sẽ giúp nội tiết tố cân bằng hơn, giảm bớt những triệu chứng khó chịu do mãn kinh gây ra.
- Thành phần khoáng chất dồi dào cùng với phytoestrogen có trong đậu nành giúp cơ thể tái tạo lại cấu trúc xương, ngăn ngừa thiếu hụt xương giúp giảm nguy cơ loãng xương.
2. Người bị suy thận có uống được sữa đậu nành không?
Như những thông tin ở phần bên trên chúng ta đã nắm rõ sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe nói chung. Vậy với những người đang bị suy thận có uống được sữa đậu nành không là mối quan tâm của nhiều người.
Người bệnh bị suy thận chức năng thận đang bị suy giảm nhiều vì vậy cần xây dựng chế độ ăn với hàm lượng protein nạp vào phù hợp. Sữa đậu nành có chứa hàm lượng đạm khá cao vì thế nếu sử dụng quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho thận. Đồng thời, hàm lượng canxi có trong đậu nành cũng khá cao, nếu lượng canxi này tồn tại dưới dạng canxi oxalat thì nguy cơ hình thành sỏi thận rất cao. Bên cạnh đó, thành phần photpho có trong đậu nành nếu sử dụng nhiều cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng đến bệnh nhiều hơn.
Vì thế, khi sử dụng sữa đậu nành cho bệnh nhân suy thận cần cẩn trọng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sữa đậu nành hay bất kỳ thực phẩm nào khác làm từ đậu nành để được đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Xem ngay: Viên uống Super Power Uriclean làm tan sỏi thận, làm sạch đường tiết niệu phòng ngừa tái phát sỏi
3. Bệnh nhân suy thận nên xây dựng chế độ ăn uống như nào?
3.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với bệnh nhân suy thận. Chế độ ăn uống phù hợp, đúng theo chỉ định giúp bệnh nhân suy thận đảm bảo dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị. Đồng thời, chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp chức năng thận không bị quá tải, điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa, bệnh tiến triển theo chiều hướng tích cực hơn bệnh nhân sẽ hoãn được nguy cơ điều trị bằng lọc máu.
Để đạt được những mục tiêu trên, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc trong xây dựng chế độ ăn uống như sau:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng: Bệnh nhân suy thận thường bị suy dinh dưỡng, thể trạng gầy sút cân vì phải kiêng khem nhiều và bị mắc thêm bệnh rối loạn chuyển hóa. Vì thế, người bệnh suy thận cần phải ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để vượt qua các đợt điều trị tốt hơn. Trung bình mỗi ngày người bệnh phải nạp năng lượng cho cơ thể đạt mức 35-45 Kcal/kg/ngày.
- Giảm lượng protein: Bệnh nhân suy thận cần cắt giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo thận không bị làm việc quá tải, giảm nguy cơ ứ đọng tại thận làm tăng ure máu. Đồng thời, lượng đạm cung cấp hợp lý sẽ giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn, đỡ bị buồn nôn, nôn ói. Lượng đạm khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân suy thận hàng ngày là 0,8g/kg/ngày.
- Giảm muối: Nếu không muốn tình trạng suy thận ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần hạn chế lượng muối và Natri nạp vào cơ thể mỗi ngày. Điều này giúp làm giảm sự ứ đọng natri trong cơ thể, làm giảm phù và kiểm soát huyết áp tốt hơn. Mỗi ngày người bệnh suy thận chỉ nên bổ sung khoảng 1-2g Natri tùy theo tình trạng phù, tăng huyết áp, mức độ suy thận.
- Hạn chế thức ăn có chứa Kali: Chức năng thận đang bị suy giảm nên khả năng đào thải Kali ở người bị suy thận sẽ kém hơn bình thường. Do đó, người bệnh cần chú ý không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa Kali. Trung bình nhu cầu Kali mỗi ngày của cơ thể là 2-3g, nếu bệnh nhân suy thận đang bị tăng Kali máu, bị phù và tiểu ít thì chỉ nên bổ sung Kali 1g/ngày.
- Hạn chế thức ăn có chứa Photpho: Bệnh nhân suy thận cần hạn chế sử dụng các loại thức ăn có chứa Photpho vì có thể làm tăng nồng độ Photpho trong máu, dẫn đến biến chứng gãy xương và các vấn đề khác về xương khớp. Người bệnh cần đảm bảo khẩu phần ăn mỗi ngày lượng Photpho nạp vào nên dưới 1,2g/ngày.
- Sử dụng nước: Tùy vào trạng phù, nước tiểu mỗi ngày, người bệnh nên uống mức nước hợp lý. Nhu cầu nước hàng ngày của người bệnh suy thận tính bằng tổng lượng nước tiểu mỗi ngày cộng với lượng dịch mất đi do nôn ói, rơi vào khoảng 300-500ml.
3.2. Bệnh nhân suy thận nên ăn gì, kiêng gì?
Dựa trên nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống trên, người bệnh suy thận nên ăn uống đầy đủ các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không nên ăn quá nhiều như trứng, sữa, thịt nạc, cá,… Thực phẩm cung cấp tinh bột người bệnh nên ăn như khoai lang, khoai tây, sắn dây, miến dong,… Đồng thời, người bệnh nên ăn tăng các loại rau củ, trái cây chứa ít đường như cam, bưởi, quýt , táo.
Các thực phẩm người bệnh suy thận cần hạn chế sử dụng bao gồm:
- Thực phẩm có chứa nhiều muối Natri: Đồ ăn đóng hộp, đồ chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, nước mắm, cá khô,…
- Thực phẩm chứa nhiều Kali: Các loại đậu, các loại rau lá màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền; các loại trái cây có nhiều Kali như nho, chuối, thanh long, bơ, dừa,…
- Thực phẩm giàu Photpho: Thịt bò, đậu nành, lòng đỏ trứng, tôm khô, hạt sen khô,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể: Nội tạng động vật, đồ chiên rán, bơ, phô mai,…
Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi suy thận có uống được sữa đậu nành không. Cùng với đó, mong rằng bạn đọc tìm được thông tin hữu ích để xây dựng chế độ ăn uống giúp người bệnh suy thận điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang