Suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không?
Suy giảm chức năng gan là bệnh lý nhiều người chưa hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh. Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về bệnh và giải đáp câu hỏi suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không, mời bạn đọc theo dõi.
Xem thêm:
- Từ A đến Z những thông tin về bệnh suy gan cấp
- Phòng ngừa suy giảm chức năng gan như thế nào hiệu quả nhất?
- Chồng bị viêm gan B có nên sinh con không?
Nội dung bài viết
1. Suy giảm chức năng gan là gì?
Gan là một cơ quan nội tạng lớn của cơ thể, có nhiệm vụ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nhằm duy trì hoạt động sống của cơ thể. Một số nhiệm vụ quan trọng mà gan thực hiện bao gồm chuyển hóa dinh dưỡng, thải độc, bài tiết mật, dự trữ vitamin, khoáng chất,…
Vì một lý do nào đó làm cho tế bào gan bị tổn thương và không thực hiện được đúng chức năng vốn có được gọi là suy giảm chức năng gan hay còn gọi tắt là suy gian. Suy gan được chia làm 2 loại là suy gan cấp và suy gan mạn tính.
Thời gian ban đầu tế bào gan bị tổn thương có khả năng tự hồi phục nên sẽ không có nhiều biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Khi gan bị tổn thương nặng hơn, người bệnh sẽ có một số biểu hiện triệu chứng như:
- Vàng da, vàng mắt: Là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy giảm chức năng do gan bài tiết sắc tố mật là bilirubin kém hơn bình thường. Bilirubin bị tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài, nên sắc tố da và màu sắc lòng trắng mắt bị thay đổi thành màu vàng.
- Ngứa da, nổi mụn nhọt: Thải độc là nhiệm vụ quan trọng của gan, khi chức năng này bị suy giảm độc tố tích tụ lại trong cơ thể gây suy giảm miễn dịch. Miễn dịch bị suy yếu nên cơ thể dễ xảy ra một số kích ứng như nổi mụn nhọt, ngứa da.
- Hôi miệng: Chức năng chuyển hóa tiêu hóa thức ăn của gan bị suy giảm, hệ đường ruột yếu hơn tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Điều này có thể làm cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu hơn, gây ảnh hưởng đến giao tiếp công việc hàng ngày.
- Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa: Suy giảm chức năng gan có thể gây ra một số triệu chứng điển hình thường gặp như đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…
- Xuất hiện mảng bầm tím, xuất huyết dưới da: Những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thường bị giảm số lượng protein hỗ trợ đông máu. Vì thế, người bệnh thường dễ bị xuất huyết dưới da, biểu hiện là thường xuyên xuất hiện mảng bầm tím dù chỉ gặp va chạm nhẹ.
- Các triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng trên, chức năng gan suy giảm còn gây ra các triệu chứng như sút cân, thể trạng mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ số đường huyết trong máu không ổn định.
2. Nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan
Tế bào gan phải hoạt động liên tục và rất dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Do đó, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý suy gan. Cụ thể như sau:
2.1. Nguyên nhân gây suy gan cấp
- Các loại virus gây viêm gan như viêm gan A, B, C, E là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng gan thường gặp. Ngoài ra, một số loại virus khác có thể tấn công gây tổn thương gan như virus Epstein-Barr, cytomegalovirus và virus herpes simplex.
- Sử dụng quá liều thuốc giảm đau Acetaminophen mức độ nhẹ có thể làm tăng men gan, nặng hơn có thể gây suy giảm chức năng gan. Nhiều người lầm tưởng các loại thuốc thảo dược thường an toàn, lành tính nhưng có một số loại thuốc có thể gây hại đến tế bào gan. Một số loại thuốc kê đơn cũng có thể gây tác dụng phụ làm hỏng ống dẫn mật.
- Các loại nấm mốc mọc ở ngũ cốc hoặc nấm độc ngoài tự nhiên khi vào cơ thể có thể làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
- Tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại như carbon tetrachloride hoặc thường xuyên sử dụng hóa chất tẩy dầu mỡ trên bề mặt kim loại có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của gan.
- Các bệnh lý khác về gan như viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ thai kỳ có thể làm cho tế bào gan bị tấn công mạnh và dẫn đến suy gan cấp.
- Các bệnh lý khác cũng có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan như bệnh Wilson, sốc nhiễm khuẩn, hội chứng Budd Chiari.
2.2. Nguyên nhân gây suy gan mạn
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý đường tiêu hóa trong đó có bệnh lý về gan mật. Vì khi rượu bia hay các đồ uống có cồn khác được nạp vào cơ thể chỉ có khoảng 10% được đào thải ra ngoài qua hơi thở, mồ hôi. Và 90% còn lại gan sẽ phải hoạt động để xử lý chúng. Nếu tình trạng lạm dụng rượu bia kéo dài làm gan bị hoạt động quá tải và chức năng gan cũng sẽ dần bị suy yếu đi.
Các loại virus gây viêm gan gồm viêm gan A, B,C ngoài gây suy gan cấp chúng cũng có thể gây ra tình trạng suy gan mạn tính. Các bệnh lý khác tại gan như viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, u gan lành tính, viêm gan do rượu, viêm đường mật tiên phát cũng có thể gây ra tình trạng viêm gan mạn tính.
Thói quen xấu trong sinh hoạt như sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, hay thức khuya, ít vận động, hút thuốc lá… cũng là những tác nhân có thể gây tổn thương gan từ từ và dẫn đến suy gan mạn.
3. Suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không?
Suy giảm chức năng gan ở mức độ nhẹ nếu người bệnh có hướng điều chỉnh lối sống tích cực tế bào gan có thể tự hồi phục và không gây ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các tế bào gan bị tổn hại lâu ngày không được hồi phục có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như:
- Phù não: Người bị suy gan nặng thường bị tình trạng tích tụ chất lỏng ở ổ bụng và gây phù tay chân. Đồng thời chất lỏng còn bị tích tụ nhiều ở não làm tăng áp lực trong não người bệnh.
- Rối loạn khả năng đông máu: Suy gan làm giảm số lượng protein tham gia nhiệm vụ đông máu. Vì thế những người bị suy gan nặng không chỉ bị xuất huyết, tụ máu dưới da mà còn đối mặt với tình trạng bị xuất huyết tiêu hóa hoặc chảy máu không ngừng.
- Nhiễm trùng: Bệnh suy giảm chức năng gan tiến triển nặng còn có thể gây ra nhiễm trùng trong cơ thể như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng máu,…
- Suy thận: Khi chức năng gan bị suy giảm cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan khác. Và những người bị suy gan thì thận cũng dễ bị suy giảm chức năng hơn.
4. Các biện pháp chẩn đoán suy giảm chức năng gan
Như vậy, khi suy gan tiến triển lâu dài không được can thiệp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy việc chẩn đoán sớm để có hướng can thiệp kịp thời rất quan trọng với sức khỏe người bị suy giảm chức năng gan. Các biện pháp giúp chẩn đoán suy giảm chức năng gan bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Bao gồm các xét nghiệm xác định thời gian đông máu, đo nồng độ bilirubin trong máu và các chỉ số men gan bao gồm AST, ALT và GGT. Người bị suy gan thời gian đông máu sẽ lâu hơn bình thường và có các chỉ số AST và/ hoặc ALT, GGT và bilirubin tăng cao.
- Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương của gan và giúp tìm ra nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan. Các phương pháp chụp chiếu giúp chẩn đoán suy gan bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.
- Sinh thiết tế bào: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mô nhỏ ở gan để kiểm tra mức độ tổn thương ở gan. Kỹ thuật sinh thiết sinh thiết gan qua tĩnh mạch cảnh là một kỹ thuật đặc biệt trong chẩn đoán suy gan.
5. Điều trị suy giảm chức năng gan như nào?
Suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không bạn đã biết được câu trả lời. Để phòng ngừa các biến chứng do suy giảm chức năng gan, bạn cần được can thiệp bằng các phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời. Các phương pháp điều trị suy giảm chức năng gan như sau:
5.1. Điều trị bằng thuốc
Tùy vào nguyên nhân gây ra suy gan bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp để ngăn chặn tác nhân gây bệnh, giúp cho gan không bị suy giảm chức năng nặng hơn. Bệnh nhân bị suy gan cấp tính do dùng quá liều thuốc giảm đau paracetamol sẽ được điều trị bằng Acetylcystein, cần phải dùng sớm ngay lập tức.
Nếu bị suy gan do ngộ độc hóa chất hoặc ngộ độc nấm sẽ có một số loại thuốc giúp giải độc. Những bệnh nhân bị suy gan do viêm gan B, viêm gan C sẽ điều trị bằng các loại thuốc ức chế virus và thuốc tăng cường miễn dịch. Khi virus ngừng hoạt động, chức năng gan của người bệnh sẽ có khả năng tự hồi phục.
5.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Trường hợp người bệnh bị suy gan do ung thư gan, chỉ định phẫu thuật có thể được đưa ra nhằm cắt bỏ một phần gan, tránh cho tế bào ung thư lan rộng đến vùng gan lành tính. Những trường hợp suy gan nặng, gan không còn khả năng hồi phục thì bệnh nhân sẽ được cân nhắc đến biện pháp ghép gan.
5.3. Điều trị hỗ trợ bằng thảo dược dân gian
Sử dụng hoa Atiso:
Loại dược liệu này có tác dụng làm mát gan, giải độc gan, nhuận tràng, lợi tiểu và giúp tăng tiết mật. Hoa atiso thường được sử dụng cho những người sử dụng nhiều rượu bia, những người bị viêm gan, xơ gan, suy gan. Hoa atiso có thể dùng dạng tươi chế biến trực tiếp thành trà hoa atiso hoặc nấu canh hoặc các món hầm.
Khi chế biến hoa atiso chú ý không dùng bằng nồi gang hoặc nhôm vì sẽ gây ra phản ứng làm món ăn có vị đắng, trở nên khó ăn hơn.
Sử dụng diệp hạ châu:
Diệp hạ châu là loại thảo dược tự nhiên, dễ kiếm và có công dụng rất tốt cho gan như mát gan, giải độc gan. Bạn có thể sử dụng diệp hạ châu phơi khô pha trà uống mỗi ngày, cách này mang lại nhiều tác dụng hỗ trợ rất tốt cho những người đang bị suy giảm chức năng gan.
Sử dụng củ nghệ:
Trong đông y, củ nghệ thường được sử dụng trong các bài thuốc để hỗ trợ cho tình trạng gan đang bị suy giảm chức năng. Bài thuốc thường được áp dụng cho người suy giảm chức năng gan là dùng nghệ vàng 16g, kê nội kim 16g, kim tiền thảo 20g, hồ đào 20g, hải kim sa 20g sắc lên uống hàng ngày và dùng liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý khi sử dụng các thảo dược hỗ trợ này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đến tránh xảy ra các phản ứng tương tác với các loại thuốc kê đơn.
Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ bạn đọc đã có được thông tin để giải đáp thắc mắc suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ của suy gan, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp an toàn, hiệu quả nhất.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang