Sinh thiết là gì? Quy trình thực hiện sinh thiết như thế nào?

Sinh thiết là một trong những xét nghiệm có độ chính xác cao, nhằm chẩn đoán bệnh và đánh giá mức độ tổn thương. Đặc biệt, xét nghiệm sinh thiết phổ biến trong tầm soát và chẩn đoán bệnh ung thư, để kịp thời ngăn ngừa những rủi ro của cặn bệnh nguy hiểm mang lại. Hãy cùng GENK STF tìm hiểu về xét nghiệm sinh thiết là gì, quy trình thực hiện thủ thuật sinh thiết như thế nào qua bài viết này.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về xét nghiệm sinh thiết

Nếu chỉ khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ không có đủ điều kiện để chẩn đoán và xác định khối u là lành tính hay ác tính. Do đó, người bệnh cần phải thực hiện thêm thủ thuật xét nghiệm sinh thiết. Cùng tìm hiểu xét nghiệm sinh thiết là gì? 

1.1. Xét nghiệm sinh thiết là gì?

Xét nghiệm sinh thiết là một kỹ thuật xâm nhập nhỏ, là một thủ thuật y khoa phổ biến, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng kim sinh thiết để cắt hoặc hút lấy bệnh phẩm từ tổn thương có nghi ngờ. Các mẫu tế bào trong cơ thể hoặc mô được lấy ra ngoài và quan sát dưới kính hiển vi, hoặc dùng để phân tích hoá học, chẩn đoán gen để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. 

Xét nghiệm này sinh thiết có thể lấy mẫu ở bất cứ bộ phận nào như da, nội tạng, cấu trúc bên trong cơ thể. Với mục đích là đánh giá và phát hiện ra các tế bào ung thư, hoặc các biến đổi bất thường trong cấu trúc vùng lấy mẫu sinh thiết. Và sinh thiết được chỉ định khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường, nhưng không thể chẩn đoán tình trạng hay nguyên nhân gây bệnh. 

Sinh thiết là kỹ thuật y tế cho độ chính xác cao, giúp chẩn đoán hầu hết các bệnh ung thư. Các loại xét nghiệm khác như chụp CT, X-quang chỉ có thể giúp xác định các vùng cần kiểm tra, nhưng không phân biệt giữa các tế bào thường và tế bào ung thư. 

Ví dụ: Nếu một phụ nữ có nổi cục cứng ở ngực, xét nghiệm hình ảnh chỉ có thấy có xuất hiện khối u, còn sinh thiết sẽ giúp xác định được đó là ung thư vú, hay là một bệnh lý nào khác.

sinh-thiet-la-gi-1
Xét nghiệm sinh thiết là gì? Là một kỹ thuật y khoa xâm nhập lấy mẫu bệnh phẩm trong cơ thể

1.2. Tìm hiểu các loại xét nghiệm sinh thiết hiện nay

Trong y khoa, sinh thiết được chia thành nhiều dạng khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý khi khám lâm sàng, hoặc vị trí cần sinh thiết. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm theo các loại sinh thiết sau:

– Sinh thiết kim

Loại sinh thiết kim được dùng với mục đích lấy mẫu da hoặc mô bất kỳ ở các cơ quan hoặc khối u. Xét nghiệm này thực hiện bằng cách đâm xuyên một ống kim dài tới nơi cần lấy mẫu sinh thiết. Có 4 loại sinh thiết kim như sau:

  • Sinh thiết kim nhỏ: Dùng để hút mẫu bệnh lỏng và tế bào trong trường hợp bướu cổ, khối u sờ thấy được.
  • Sinh thiết kim lõi: Sử dụng kim sinh thiết có kích thước từ trung bình đến lớn để tiếp cận trung tâm lõi mô cần lấy mẫu sinh thiết. Thường dùng trong sinh thiết u gan, u vú…
  • Sinh thiết tựa trục: Chủ yếu được chỉ định thực hiện sinh thiết u vú.
  • Sinh thiết hỗ trợ chân không: Là loại xét nghiệm được hỗ trợ bởi các thiết bị hút chân không, giúp không để lại sẹo xấu.
sinh-thiet-la-gi-2
Sinh thiết kim tiếp cận vào trung tâm lõi mô để lấy mẫu sinh thiết

– Sinh thiết nội soi

Xét nghiệm sinh thiết đi kèm với thủ thuật nội soi với các bộ phận như dạ dày, ruột non, phổi, đại tràng… Bác sĩ sẽ dùng một ống soi có gắn đèn sáng, camera và quan sát hình ảnh qua màn hình máy tính. Quá trình nội soi diễn ra trong khoảng 10 – 20 phút, có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và hơi đau tức.

– Sinh thiết da

Xét nghiệm này được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu về tổn thương da, hoặc nghi ngờ một trạng thái không đáp ứng phác đồ điều trị đưa ra. Thông thường, xét nghiệm có thể tiến hành gây tê, sau đó loại bỏ một phần da nhỏ hoặc sinh thiết bấm để lấy một mẫu da.

– Sinh thiết tủy xương

Nếu người bệnh bị nghi ngờ có vấn đề về máu, thì sinh thiết tủy xương là xét nghiệm được bác sĩ chỉ định thực hiện. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán tình trạng có hoặc không ung thư, thiết máu hoặc sự di căn của tế bào ung thư đã tới xương hay chưa. 

– Sinh thiết phẫu thuật

Khi bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sinh thiết nói trên, mà không đáp ứng được an toàn và tính hiệu quả cho việc chẩn đoán bệnh, thì sinh thiết phẫu thuật sẽ được chỉ định thực hiện. Mẫu bệnh phẩm được lấy trực tiếp khi phẫu thuật hoặc phân tích ngay trong ca phẫu thuật.

2. Quy trình đi thực hiện xét nghiệm sinh thiết 

Phần lớn các xét nghiệm sinh thiết đều cho kết quả chính xác, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, thủ thuật có thể gây ra tổn thương tới các cơ quan. Do đó, khi thực hiện sinh thiết, người bệnh cần hiểu rõ về quy trình thực hiện sinh thiết, để đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác nhất.

2.1. Trước khi thực hiện thủ thuật xét nghiệm sinh thiết

Trước khi tiến hành sinh thiết, bạn cần nhịn ăn vài tiếng đồng hồ trước khi xét nghiệm máu, và đánh giá khả năng dị ứng với chất sử dụng khi xét nghiệm. Đồng thời, nói chuyện với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của bản thân, hoặc các loại thuốc đang sử dụng.

sinh-thiet-la-gi-3
Bạn nên thông báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe của mình trước khi thực hiện sinh thiết

2.2. Trong khi thực hiện thủ thuật xét nghiệm sinh thiết

Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và yêu cầu chẩn đoán bệnh, bạn sẽ được thực hiện các loại sinh thiết khác nhau. Hầu hết các thủ thuật xét nghiệm sinh thiết, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để làm giảm các cảm giác đau đớn, khó chịu…

2.3. Sau khi thực hiện thủ thuật xét nghiệm sinh thiết

Sau khi bác sĩ đã lấy được mẫu sinh thiết sẽ gửi đi xét nghiệm, phân tích và chẩn đoán theo các phương pháp cụ thể. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau do hết thuốc tê, và có thể cần sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. 

Hầu hết mọi người đều có thể về nhà ngay sau khi thực hiện xét nghiệm. Cũng có một vài trường hợp cần theo dõi tại bệnh viện khi gây mê toàn thân. 

Sinh thiết là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá, chẩn đoán ung thư và các bệnh lý khác. Với những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về xét nghiệm sinh thiết là gì, các loại sinh thiết và quy trình thực hiện. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7