Phương pháp điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối

Ung thư hạch có nhiều triệu chứng lầm lâm sàng khá giống với nhiều loại bệnh lý thông thường. Phát hiện sớm ung thư hạch sẽ có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu phương pháp điều trị ung thư hạch qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư hạch thường xuất hiện ở đâu?

Ung thư hạch xuất hiện ở rất nhiều nơi trên cơ thể, thường gặp nhất là ở cổ, nách, bẹn, trong ổ bụng và trung thất. Đối với những u hạch ở các vùng nông như nách, cổ, bẹn.. các triệu chứng thường phát hiện rõ ràng hơn. Các chỗ sâu như ổ bụng, trung thất, xương chậu, khi có u hạch rất khó phát hiện và thường khi đến ung thư hạch giai đoạn cuối, bệnh nhân mới có những biểu hiện rõ rệt. Việc phát hiện sớm ung thư hạch sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị ung thư hạch, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Nhưng khi ung thư hạch đến giai đoạn cuối mới được phát hiện thì hiệu quả điều trị không cao.

2. Triệu chứng ung thư hạch giai đoạn cuối

Ung thư hạch có nhiều triệu chứng lầm lâm sàng khá giống với nhiều loại bệnh lý thông thường, một số có thể kể đến như:

  • Nổi hạch: Nổi một hoặc nhiều hạch tại cổ, nách, hay bẹn, các hạch này nổi lên, phình to nhưng không đau. Các trường hợp hạch to dễ bị nhầm với bệnh lý đường hô hấp.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt, sốt thường xuyên và kéo dài.
  • Ho, khó thở, thậm chí là đau lồng ngực.
  • Mệ mỏi, suy kiệt kéo dài.
  • Vùng bụng đau, phình ra hoặc cảm giác đầy bụng.
  • Đổ mồ hôi đêm, mất cảm giác ngon miệng

3. Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch

Hiện tại nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư hạch bạch huyết chưa được xác định rõ ràng, nhưng người ta có biết đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Các yếu tố đó là:

  • Tuổi tác: Những người trên 60 tuổi có chức năng cơ thể suy giảm là nhóm dễ bị ung thư nhất.
  • Giới tính: Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc phải bệnh ung thư hạch nhiều hơn so với nữ giới.
  • Chứng bệnh hệ thống miễn dịch: người mắc phải bệnh như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, lupus hay celiac có thể mắc bệnh ung thư hạch. Hoặc những người bị nhiễm các loại virus như Epstein-Barr, viên gan C, HHV8 cũng có nguy cơ khá cao.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch suy yếu do nhiều nguyên nhân như cấy ghép nội tạng. bẩm sinh hoặc nhiễm virus HIV
  • Tiền sử gia đình: Người bệnh có người thân đã từng bị ung thư hạch bạch huyết dễ bị ung thư.
  • Nhiễm phóng xạ: Thường xuyên tiếp xúc với benzen, các chất diệt côn trùng, cỏ dại.
  • Béo phì

4. Ung thư hạch bạch huyết gồm những loại nào?

Ung thư hạch bạch huyết được chia thành 2 loại là Hodgkin và không Hodgkin dựa trên tính chất của chúng dưới kính hiển vi. Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin sẽ có sự hiện diện của các tế bào ung thư đặc biệt.

Riêng ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin lại được chia thành nhiều loại dựa trên kích thước, hình dạng tế bào ung thư cũng như cách sắp xếp của chúng trong hạch bạch huyết. Ngoài ra, ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin có thể được chia thành dạng xâm lấn hoặc phát triển chậm.

Ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết

5. Tiên lượng bệnh ung thư hạch

Ung thư hạch là một trong số ít bệnh ung thư có thể chữa khỏi được bằng các phương pháp điều trị bệnh ung thư.

Ung thư hạch bạch huyết được chia làm 2 cấp độ: A và B.

  • Cấp độ A: Người bệnh không có các triệu chứng của ung thư hạch.
  • Cấp độ B: Người bệnh có ít nhất một trong những triệu chứng sau đây: giảm cân không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi ban đêm, hoặc sốt.

Giai đoạn bệnh và các cấp của bệnh ung thư là những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tiên lượng của 1 người bệnh. Tiên lượng của người bệnh phụ thuộc và loại và giai đoạn của ung thư, cộng thêm tuổi tác và sức khỏe thời điểm chẩn đoán. Tỷ lệ sống của những người trẻ tuổi thường lớn hơn so với người lớn tuổi.

5. Một số phương pháp điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối

  • Phẫu thuật: trong ung thư hạch thường chỉ dùng để sinh thiết chẩn đoán và ít được sử dụng để điều trị.
  • Phương pháp điều trị can thiệp: Đây là phương pháp điều trị vết thương nhỏ được tiến hành dựa trên sự kết hợp giữa các thiết bị kỹ thuật công ngệ cao, hiện đại. Các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị hình ảnh y tế để đưa thiết bị như ống thông, dây dẫn vào cơ thể để chẩn đoán tình trạng bên trong cơ thể và điều trị cục bộ. Vết châm hình thành trong thời gian điều trị nhỏ, bằng hạt gạo, không phải mổ xẻ. Phương pháp này có hiệu quả tương đối tốt trong việc điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối và di căn. Thuốc sẽ tác động trực tiếp lên vùng bị tổn thương, đồng thời nâng cao nồng độ của thuốc tại vùng bị tổn thương mà còn có thể giảm thiểu lượng dùng và tác dụng phụ của thuốc.
  • Phương pháp điều trị xạ trị: Đối với những bệnh nhân mắc ung thư hạch giai đoạn cuối, phương pháp phẫu thuật sẽ không mang đến hiệu quả. Vì ung thư hạch có tính lan truyền trên khắp cơ thể. Do đó, xạ trị sẽ là phương pháp được bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân ung thư hạch gia đoạn cuối.  Phương pháp này sẽ ngăn cản sự phát triển của của các u hạch và khống chế chúng.
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư hạch
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư hạch
  • Phương pháp điều trị hóa trị: Điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối sẽ mang đến cho bệnh nhân những tác dụng như: Làm giảm số lượng tế bào hạch, làm giảm các triệu chứng của ung thư hạch và giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân; bổ trợ cho xạ trị để nâng cao hiệu quả quả điều trị.
  • Nhắm trúng đích: là phương pháp tiên tiến bằng cách sử dụng thuốc mới nhằm loại bỏ tế bào ung thư một cách tối đa và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Với ung thư hạch, phương pháp này sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng Rituximab (Mab-Thera) để bổ sung vào các thuốc hóa trị vẫn đang được sử dụng nhằm làm tăng khả năng trị khỏi bệnh.
  • Ung thư hạch không Hodgkin là bệnh lý ung thư xuất phát từ những rối loạn của dòng tế bào bạch huyết. Bệnh thường xuất hiện tại hạch nhưng cũng có thể xuất phát đầu tiên tại các vị trí ngoài hạch. Nhìn chung, đây là một trong những loại bệnh ung thư có khả năng trị khỏi khá cao do tính đáp ứng điều trị ngay trong những giai đoạn trễ.

Như vậy có thể thấy trong các phương pháp điều trị ung thư hạch thì hóa trị giữ vai trò chủ yếu trong điều trị. Bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ trong điều trị nâng đỡ và dinh dưỡng đúng để gia tăng thêm cơ hội điều trị thành công.

Thông tin liên hệ