Những biện pháp quan trọng để phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát
Sau điều trị thành công, nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp, vẫn có thể tái phát nếu người bệnh không tuân thủ theo đúng lời khuyên của bác sĩ. Vì thế, nhiều người thắc mắc nên thực hiện những biện pháp nào để phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát. Nội dung giải đáp cho câu hỏi này sẽ có dưới đây, GENK STF mời các bạn cùng tìm hiểu.
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Ung thư tuyến giáp di căn phổi: Triệu chứng và phương án điều trị
- Ung thư tuyến giáp nên ăn quả gì và không nên ăn quả gì?
Nội dung bài viết
1. Ung thư tuyến giáp có tái phát không? Tỷ lệ tái phát là bao nhiêu?
Ung thư tuyến giáp nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì việc loại bỏ khối u khá đơn giản và dễ dàng. Đặc biệt, sau điều trị, cơ thể của người bệnh không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Thế nhưng, dù đã điều trị thành công thì ung thư vẫn có thể tái phát nếu như không có kế hoạch ăn uống, tập luyện điều độ cũng như theo dõi định kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ ung thư tuyến giáp tái phát là khá cao, lên đến 30%. Thời gian diễn ra tái phát ung thư tuyến giáp có thể là sau một vài năm điều trị hoặc cũng có thể tái phát sau cả chục năm.
Thời gian tái phát bệnh ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp chăm sóc cơ thể và phòng ngừa bệnh. Do đó, người bệnh cần có chế độ chăm sóc bản thân thật tốt để phòng bệnh hiệu quả hơn.
2. Phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát thế nào hiệu quả?
Có rất nhiều cách để phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc sau để phòng ngừa bệnh hiệu quả:
2.1. Thực hiện biện pháp điều trị ngăn ngừa ung thư tái phát
Điều trị ngăn ngừa ung thư tái phát là một trong những giải pháp hạn chế căn bệnh tái phát sau khi đã điều trị thành công. Theo đó, bác sĩ cần thực hiện loại bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc một phần tuyến giáp nhằm tiêu diệt các khối u ra khỏi cơ thể. Đồng thời, thực hiện loại trừ hoàn toàn cả các hạch bạch huyết và những tế bào bị tác động bởi khối u.
Phương pháp ngăn ngừa sự tái phát của ung thư tuyến giáp đối với thể biệt hóa di căn hạch là phẫu thuật. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, thực hiện vét hạch ở vùng cổ. Tiếp đến sẽ thực hiện xạ trị bằng Iod phóng xạ nhằm hỗ trợ hiệu quả điều trị tốt hơn.
2.2. Thực hiện theo dõi và tái khám định kỳ
Sau điều trị thành công, người bệnh cần thực hiện theo dõi và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc thăm khám định kỳ sẽ thực hiện bằng những biện pháp sau:
- Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm tuyến giáp xem có gì bất thường tại cơ quan này hay không.
- Bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu liên quan đến những chỉ số để đánh giá chức năng của tuyến giáp.
- Tiến hành theo dõi nồng độ hormone trong tuyến giáp xem có sự thay đổi so với chỉ số bình thường hay không?
Thông qua những kết quả có được, bác sĩ sẽ đánh giá được tình hình tuyến giáp sau điều trị có bất thường hay nguy cơ tái phát hay không. Từ đó, sớm có phương án xử lý kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao.
Thông thường, sau điều trị tuyến giáp thành công, người bệnh sẽ được hẹn tái khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần. Trong thời gian tại nhà, người bệnh tự theo dõi xem có những dấu hiệu bất thường nào hay không. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như nuốt nghẹn, khó chịu vùng họng, đau vùng cổ, bướu cổ to… thì cần đi thăm khám ngay.
2.3. Phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát bằng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tái phát của ung thư tuyến giáp sau điều trị. Nhiều người khi đã điều trị thành công ung thư tuyến giáp đã áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem không khoa học với mong muốn ngăn ngừa ung thư tái phát (như loại bỏ những thực phẩm bổ dưỡng, không ăn thịt cá,…). Thế nhưng, đây là quan niệm sai lầm và khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch. Kết quả là càng tạo điều kiện để cho ung thư tái phát và khiến cơ thể dễ mắc nhiều căn bệnh khác nữa.
Do đó, để phòng ngừa sự tái phát của ung thư tuyến giáp, người bệnh nên chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu trong thực đơn hàng ngày. Đó là chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, cần lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và cơ thể. Đồng thời, tránh các thực phẩm gây hại như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ chiên xào, đồ cay nóng, các loại gia vị…
Ngoài ra, người bệnh nên tích cực bổ sung các thực phẩm có vai trò ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát. Có thể kể đến như:
- Trứng, sữa.
- Rau lá xanh.
- Thực phẩm giàu i-ốt.
- Cá hồi và các loại cá giàu axit omega 3.
- Các loại hạt.
- Thực phẩm giàu vitamin B và chất chống oxy hóa…
Trong trường hợp không biết xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp, người bệnh nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
2.4. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan
Tinh thần tốt, luôn vui vẻ, lạc quan sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư tái phát. Đồng thời, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt. Do đó, người bệnh nên duy trì những thói quen tốt và có kế hoạch sinh hoạt điều độ để giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi.
Dưới đây là một số cách nhằm giúp người bệnh khỏe mạnh, giảm mệt mỏi và duy trì tinh thần tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống mà mọi người nên áp dụng:
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày với thời gian khoảng 30 – 60 phút. Nên chọn những bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời, mang lại tinh thần thoải mái, vui vẻ, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng.
- Không thức khuya và nên duy trì thói quen ngủ trước 22h để quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Mang lại sự tái tạo, phục hồi các tế bào hư tổn và thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới khỏe mạnh.
- Xây dựng kế hoạch công việc, học tập khoa học để tránh để bản thân bị áp lực, căng thẳng, stress…
- Dành nhiều thời gian làm những việc mình thích như đi du lịch, đọc sách, trồng cây, nấu ăn…
Kết luận
Trên đây là một số biện pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt và giữ vững hiệu quả điều trị ung thư trong suốt thời gian dài.
Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị