Nhiễm trùng huyết sơ sinh nguy hiểm thế nào? Có chữa được không?

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là căn bệnh nguy hiểm và cần được xử lý kịp thời, tránh đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy bệnh có thể được nhận biết bằng cách nào? Cha mẹ hãy theo dõi nội dung của Genk STF dưới đây để nắm được đầy đủ thông tin về nhiễm trùng huyết sơ sinh.

Xem thêm:

1. Nhiễm trùng huyết sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng huyết còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau là nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn huyết.

Nhiễm trùng huyết sơ sinh xảy ra ở trẻ sơ sinh cho đến 28 ngày tuổi và là tình trạng nhiễm trùng cấp tính mức độ nặng. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt và chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở những trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Theo thống kê, đã có 360.346 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới chết vì nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác trong năm 2011.

2. Nhiễm trùng huyết sơ sinh chia làm mấy loại?

Căn cứ vào thời gian khởi phát nhiễm trùng huyết mà bác sĩ sẽ phân nhiễm trùng máu trẻ em thành 2 loại là khởi phát sớm và khởi phát muộn.

2.1. Khởi phát sớm (xảy ra trong 48 giờ đầu sau sinh)

Nhiễm trùng máu trẻ sơ sinh loại khởi phát sớm có những đặc điểm sau:

  • Nhiễm trùng máu loại khởi phát sớm có tỷ lệ mắc bệnh là bằng nhau ở bé trai và bé gái.
  • Nguy cơ tử ở loại này là khá cao, từ khoảng 10 – 30%.
  • Trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết khởi phát sớm chủ yếu là được truyền từ người mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.
  • Ở nhiễm trùng huyết khởi phát sớm thì có đến hơn 80% là do liên cầu khuẩn nhóm B và vi khuẩn gram âm gây ra.

Nguy cơ nhiễm trùng máu trẻ sơ sinh giai đoạn khởi phát sớm tăng cao nếu xuất hiện các yếu tố trong quá trình sinh sản của người mẹ dưới đây:

  • Ối vỡ sớm.
  • Người mẹ sinh non.
  • Người mẹ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS).
  • Người mẹ nhiễm một số loại virus gây hại như Herpes, Rubella.

2.2. Khởi phát muộn (sau 48 giờ đầu tiên)

Nhiễm trùng huyết sơ sinh giai đoạn khởi phát muộn có những đặc điểm như sau:

  • Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai nhiều hơn bé gái.
  • Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1kg.
  • Tỷ lệ tử vong ở giai đoạn này thấp hơn, chỉ khoảng 5%.
Nhiễm trùng huyết trẻ sơ sinh giai đoạn khởi phát muộn
  • Xảy ra chủ yếu ngay từ lúc bé nằm viện sau sinh hoặc sau khi về với gia đình.
  • Nguyên nhân ở giai đoạn này chủ yếu là do tụ cầu vàng Staphylococcus chiếm đến khoảng 70%. Trong khi đó, các vi khuẩn gram âm gây ra chỉ chiếm khoảng 10 – 15%.

Ngoài ra, nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh khởi phát muộn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nếu có các yếu tố sau:

  • Trong thời gian nằm viện, trẻ phải sử dụng ống thông tĩnh mạch trên 10 ngày.
  • Bị nhiễm bẩn thiết bị, dụng cụ y tế hay vật dụng dùng cho trẻ.
  • Trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ không rửa sạch tay.
  • Để bé nằm, nghỉ ngơi ở môi trường không đảm bảo vệ sinh.

3. Nguyên nhân nhiễm trùng huyết sơ sinh

Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra ở bất cứ trẻ sơ sinh nào. Bệnh có thể xuất hiện trước, trong và sau khi sinh. Vậy đâu là nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở trẻ thì các bạn hãy cùng khám phá dưới đây:

  • Nguyên nhân chính là do vi khuẩn với các loại phổ biến là: phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumonia), Klebsiella, Pseudomonas, Haemophilus influenzae, E.coli…
  • Người mẹ bị mắc một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, Rubella… sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng máu trước khi sinh ở trẻ.
  • Mẹ vỡ ối sớm sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào màng ối khiến nước ối bị nhiễm khuẩn. Nếu không may thai nhi nuốt phải nước ối bị nhiễm khuẩn thì nguy cơ nhiễm trùng máu là rất cao.

4. Nhiễm trùng huyết sơ sinh có triệu chứng gì?

Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Theo đó, cha mẹ nên để ý đến những dấu hiệu bất thường của trẻ để nhanh chóng đưa con đi thăm khám.

4.1. Dấu hiệu đặc trưng nhiễm trùng đường huyết ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết sẽ có dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Về hô hấp: Rối loạn nhịp thở, thở rên và thở nhanh hơn 60 lần/phút. Kèm theo đó là tình trạng co kéo, ngừng thở trên 15 giây.
  • Về tim mạch: Da nổi bông, xanh tái và cần trên 3 giây làn da của bé mới hồng trở lại. Nhịp tim nhanh trên 160 lần/phút. Các đầu chi lạnh, hạ huyết áp.
  • Về tiêu hóa: Trẻ bú kém, thậm chí là bỏ bú. Xảy ra tình trạng nôn ói, tiêu chảy, chướng bụng.
  • Da và niêm mạc: Da tái, phát ban, nổi vân tím. Tình trạng vàng da sớm trước 24 giờ, da bị xuất huyết, phù nề, cứng bì và có nốt mủ.
  • Thần kinh: Lực cơ giảm hoặc tăng trương, dễ bị kích thích, phản xạ của trẻ giảm. Thóp phồng, trẻ bị co giật, hôn mê.
  • Huyết học: Dưới da tụ máu, nhiều nơi xuất huyết, tử ban, gan lách to.
  • Thực trạng cơ thể: Khả năng điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, sụt cân không rõ nguyên nhân.

4.2. Triệu chứng nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh dễ nhầm sang bệnh lý khác

Bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng trên, trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Tuy nhiên, những triệu chứng này dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đó là:

  • Sốt cao trên 38 độ C. Thế nhưng, cũng khi khi thân nhiệt hạ xuống dưới 35 độ C.
  • Trẻ hay buồn ngủ và khi ngủ thì li bì.
Nhiễm trùng huyết khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì
  • Trẻ bỏ bú, quấy khóc nhiều, chán ăn.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao giống như triệu chứng của thiếu máu, mất máu.
  • Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu rất khó.
  • Những triệu chứng của viêm phổi, hen suyễn, suy hô hấp, khó thở, khò khè xuất hiện ở trẻ.

5. Nhiễm trùng huyết sơ sinh nguy hiểm thế nào?

Nhiễm trùng huyết ở trẻ em và trẻ sơ sinh đều rất nguy hiểm. Bệnh có diễn biến nhanh nên tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện, điều trị tích cực ngay từ sớm. Triệu chứng lâm sàng của bệnh mặc dù đa dạng, phức tạp nhưng không đặc hiệu. Do đó, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp, suy tim… nên nếu không cẩn thận sẽ điều trị sai bệnh, không mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh còn thể hiện ở các biến chứng khó lường, nguy hại, đó là:

  • Sốc nhiễm khuẩn: Sốc nhiễm khuẩn có thể dẫn đến suy hô hấp, đột quỵ, suy tim, suy các cơ quan khác. Lúc này, ngay cả đã được điều trị tích cực thì nguy cơ tử vong vẫn rất cao.
  • Tăng đông máu: Biến chứng này sẽ tạo các cục máu đông trong vi tuần hoàn, khiến các cơ quan tổn thương ngày càng nặng nề thêm. Tình trạng này còn khiến trẻ bị thiếu máu,  các cơ quan khác bị tắc mạch. Nguy hiểm hơn, nếu bị nhồi máu não, nhồi máu phổi hay thiếu máu cơ tim… thì nguy cơ tử vong là rất cao.
  • Suy đa tạng: Biến chứng này rất nguy hiểm và cần được lọc máu liên tục, thở máy kết hợp điều trị tích cực nhằm giúp các chức năng gan, thận đang bị suy giảm nghiêm trọng được thay thế tốt hơn.

6. Chẩn đoán nhiễm trùng huyết sơ sinh

Để chẩn đoán nhiễm trùng huyết trẻ em, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng kết hợp làm các xét nghiệm cần thiết khác. Các xét nghiệm thường sử dụng là:

  • Huyết đồ.
  • Khí máu.
  • Nồng độ điện giải.
  • Đường huyết.
  • Định lượng nồng độ Protein phản ứng C (CRP), procalcitonin.
  • Để xác định tác nhân gây bệnh, các xét nghiệm được thực hiện là xét nghiệm nước tiểu, cấy đờm, cấy máu, cấy nước tiểu, hoặc chọc dò tủy sống.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch não tủy.

7. Nhiễm trùng huyết sơ sinh điều trị bao lâu?

Nhiễm trùng huyết sơ sinh điều trị bao lâu là vấn đề được quan tâm bởi các bậc phụ huynh. Trên thực tế, việc điều trị bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian phát hiện bệnh, mức độ nhiễm trùng, sức khỏe của trẻ, khả năng đáp ứng phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu được phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị càng tốt, nhanh và mang lại hiệu quả cao, giảm biến chứng nguy hiểm.

Thông thường việc điều trị nhiễm trùng huyết cho trẻ sơ sinh bằng kháng sinh từ 10 – 15 ngày và khi hết các dấu hiệu lâm sàng cùng kết quả cấy máu là âm thanh. Trong trường hợp bệnh có kèm theo viêm màng não mủ thì thời gian điều trị kháng sinh đặc trị kéo dài ít nhất 3 tuần hoặc lâu hơn.

8. Điều trị nhiễm trùng huyết sơ sinh bằng phương pháp nào?

Nhiễm trùng huyết trẻ em hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh sớm. Việc điều trị sẽ bao gồm 2 phương pháp là dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và biện pháp hỗ trợ.

8.1. Sử dụng kháng sinh

Cần cho trẻ dùng kháng sinh ngay khi thấy xuất hiện của nhiễm trùng huyết. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng cũng như việc chẩn đoán loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh đồ phù hợp. Để trị nhiễm khuẩn huyết cho trẻ sơ sinh, bác sĩ thường sẽ phối hợp 2 – 3 loại kháng sinh. Cụ thể như sau:

  • Nếu trẻ chưa được điều trị kháng sinh thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng Gentamicin với liều: 5mg/kg/24 giờ và Ampicillin với liều 100mg/kg/24 giờ.
  • Trường hợp trẻ không đỡ khi đã được điều trị ở tuyến dưới bằng thuốc thì bác sĩ sẽ phối hợp Amikacin với liều 15mg/kg/24 giờ và Tacefoxym với liều 100mg/kg/24 giờ.
  • Trẻ phải được điều trị theo kháng sinh đồ khi đã có kết quả kháng sinh đồ.

Lưu ý: Thời gian điều trị kháng sinh ít nhất từ 10 – 15 ngày, thậm chí kéo dài hơn tùy từng mức độ nhiễm trùng có kèm theo viêm màng não hay không.

8.2. Điều trị hỗ trợ

Trẻ cần được nhập viện khi bệnh trở nặng. Lúc này, ngoài sử dụng kháng sinh, trẻ sẽ được điều trị hỗ trợ bằng một số biện pháp sau:

  • Sử dụng máy thở để cải thiện khả năng hô hấp.
  • Chống suy hô hấp nếu cần thiết.
Biện pháp điều trị hỗ trợ trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết
  • Thực hiện nuôi dưỡng đầy đủ.
  • Tiến hành bù nước, điện giải, nếu có rối loạn cần giữ thăng bằng toan kiềm.
  • Cần thực hiện chống sốc nhiễm khuẩn nếu có.
  • Trẻ sẽ được điều trị ở phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt nếu trẻ bú kém, khong bí hoặc cần phải thở oxy. Tại phòng chăm sóc này, trẻ sẽ được thở oxy, truyền dịch hoặc đặt ống thông dạ dày để cho ăn…

8.3. Xử trí cấp cứu

Cần xử lý cấp cứu trẻ ngay nếu tình trạng của trẻ gặp phải một trong những vấn đề sau:

  • Rối loạn thân nhiệt.
  • Rối loạn tuần hoàn.
  • Rối loạn hô hấp.
  • Rối loạn đông máu.
  • Trẻ bị viêm màng não mủ, co giật.
  • Trẻ bị rối loạn chuyển hóa.
  • Rối loạn nước và chất điện giải.
  • Đông máu nội mạch lan tỏa.

9. Chăm sóc nhiễm trùng huyết trẻ sơ sinh

Một số biện pháp chăm sóc nhiễm trùng máu ở trẻ được các chuyên gia y tế khuyến cáo như sau:

  • Trong 6 tháng đầu nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Đối với trẻ lớn nên khuyến khích và cho trẻ uống nhiều nước.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng với các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin như trái cây, rau xanh, thịt, cá, trứng sữa.
  • Thực hiện các biện pháp giúp hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường.
  • Trước khi tiếp xúc với trẻ cần rửa tay sạch sẽ.
  • Không đưa trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có người đang nhiễm bệnh.
  • Luôn đảm bảo không gian nằm nghỉ ngơi của trẻ được sạch sẽ, diệt khuẩn định kỳ.
  • Hàng ngày cần tắm gội sạch sẽ cho bé. Thực hiện sát trùng rồn và sát trùng ở những nơi dễ bị nhiễm trùng.

10. Phòng ngừa nhiễm trùng huyết sơ sinh

Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm nên việc phòng ngừa bệnh cho trẻ là rất cần thiết. Để phòng ngừa bệnh, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp sau:

10.1. Sử dụng kháng sinh cho người mẹ

Khi mang thai, phụ nữ nên dùng kháng sinh trong một số trường hợp sau:

  • Người mẹ bị viêm màng não.
  • Người mẹ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS).
  • Bị vỡ ối sớm.
  • Trong thai kỳ trước đây, người mẹ có tiền sử con bị nhiễm trùng huyết.

10.2. Biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng máu từ mẹ sang con khi sinh

Để ngăn ngừa nhiễm trùng máu truyền từ người mẹ sang con khi sinh, chúng ta nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Nên chọn nơi sinh có trang thiết bị hiện đại cùng phòng sinh sạch sẽ.
  • Trong vòng 12 – 24 giờ kể từ khi vỡ ối cần thực hiện việc sinh con. Nếu sinh mổ thì chỉ nên thực hiện sau khi vỡ ối từ 4 – 6 giờ.
  • Bàn tay người đỡ phải được rửa sạch sẽ và đi gang tay vô trùng. Kết hợp với đó là dụng cụ đỡ đẻ phải tiệt trùng.

10.3. Nơi chăm sóc trẻ sau sinh phải đảm bảo sạch sẽ

Để bảo vệ trẻ tránh các tác nhân gây hại thì trong quá trình chăm sóc trẻ sau sau tại bệnh viện và tại nhà thì đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Cần vệ sinh môi trường sống của trẻ thường xuyên.
  • Các vật dụng cá nhân của trẻ cần được tiệt trùng đúng cách.
  • Bất cứ ai khi tiếp xúc hay chăm sóc bé cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.

Kết luận

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Việc phát hiện sớm sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị và giúp trẻ khỏi hoàn toàn. Do đó, cha mẹ cần quan tâm và chú ý đến con để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để báo cho bác sĩ nhằm chẩn đoán, điều trị phù hợp.

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 8: BÉ LÊ THÙY LINH VÀ HÀNH TRÌNH CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ XƯƠNG