Nhiễm trùng huyết là gì? – Cách nhận biết và hướng xử lý
Nhiễm trùng huyết là bệnh lý nguy hiểm khi tình trạng nhiễm trùng di chuyển theo đường máu và lan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vậy nhiễm trùng huyết là gì? Nhận biết như thế nào và hướng xử lý ra sao thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn qua nội dung dưới đây.
Xem thêm:
- Hành trình chiến thắng ung thư tiền liệt tuyến ở tuổi 80
- Nhiễm trùng huyết sơ sinh nguy hiểm thế nào? Có chữa được không?
Nội dung bài viết
1. Nhiễm trùng huyết là gì?
Dưới đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp nhiễm trùng huyết là gì:
1.1. Thế nào là nhiễm trùng huyết?
Nhiễm trùng huyết còn được gọi là nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn huyết. Bệnh xảy ra khi máu có sự xâm nhập liên tiếp của cả vi khuẩn và độc tố của nó. Tình trạng nhiễm trùng diễn ra toàn thân vì lượng máu di chuyển khắp các cơ quan để cung cấp oxy cũng như dưỡng chất cho cơ thể.
Nhiễm trùng huyết với phản ứng viêm khiến cơ thể có nhiều thay đổi và sự phản ứng quá mức của cơ thể trước tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương nhiều tạng. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và nếu không được cấp cứu ngay có thể dẫn đến tử vong.
1.2. Một số thuật ngữ liên quan đến nhiễm trùng huyết
Khi nhắc đến nhiễm trùng huyết, có một số thuật ngữ hay được nhắc đến dễ gây nhầm lẫn cho mọi người đó là Septicaemia và Sepsis. Vậy những thuật ngữ này là gì thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:
- Septicaemia: Thuật ngữ này dùng để chỉ vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng máu. Khi trong máu của bệnh nhân đã có sự tăng trưởng của vi khuẩn thì sẽ được chẩn đoán Septicaemia.
- Sepsis: Thuật ngữ này chỉ tình trạng bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Phạm vi nhiễm trùng không chỉ trong máu mà còn xảy ra ở cơ quan khác trong cơ thể. Khi được chẩn đoán Sepsis nghĩa là cơ thể người bệnh đã có ổ nhiễm trùng và viêm toàn thân.
- Severe Sepsis: Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng máu nhiễm trùng nặng. Không chỉ nhiễm trùng máu mà còn kèm theo sự rối loạn chức năng cơ quan. Người bệnh còn bị giảm tưới máu và hạ huyết áp, rối loạn phân bổ máu. Ngoài ra, còn bị thiểu niệu hoặc tình trạng ý thức thay đổi đột ngột và các rối loạn khác.
- Septic Shock: Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Lúc này, người bệnh đã nhiễm khuẩn máu rất nặng. Mặc dù đã bù đủ dịch nhưng người bệnh vẫn tụt huyết áp và kèm theo bất thường tưới máu.
2. Nhiễm trùng huyết xảy ra ở những đối tượng nào?
Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra ở bất cứ ai. Bệnh được phân thành 2 nhóm đối tượng là trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.
2.1. Nhiễm trùng đường huyết ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng đường huyết ở trẻ sơ sinh xảy ra chủ yếu trong 90 ngày đầu sau sinh. Dựa vào thời gian nhiễm trùng, bác sĩ sẽ phân loại bệnh thành các dạng sau:
Nhiễm trùng trong quá trình sinh nở (khởi phát sớm)
Tình trạng này xảy ra rất sớm, chỉ trong khoảng 24 – 48 tiếng sau khi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là em bị bị nhiễm bệnh trong quá trình sinh hoặc từ mẹ.
Nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm có thể xuất phát từ một số yếu tố nguy cơ khác. Có thể kể đến như:
- Sinh non.
- Trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm Streptococcus nhóm B.
- Nhiễm trùng ối.
- Ối vỡ kéo dài hơn 18 tiếng.
Nhiễm trùng sau sinh (khởi phát muộn)
Hiểu đơn giản là nhiễm trùng xảy ra sau khi sinh. Nếu nguy cơ bị nhiễm trùng máu cao, trẻ sẽ phải đặt ống thông trong mạch máu kéo dài hoặc nằm ở viện để điều trị, theo dõi trong thời gian dài.
Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không để lại di chứng, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn. Trường hợp phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách thì nguy cơ tử vong là rất cao.
2.2. Nhiễm trùng huyết ở người lớn tuổi
Hệ miễn dịch càng suy yếu khi chúng ta nhiều tuổi. Sự suy yếu của hệ miễn dịch xuất phát từ nhiều nguyên nhân như lão hóa, mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường, ung thư, bệnh thận… Vì thế, các vi sinh vật gây bệnh càng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, đi theo đường máu và gây nhiễm khuẩn huyết.
Ngoài nhiễm trùng máu, ở người lớn tuổi có thể xảy ra nhiều loại nhiễm trùng khác như viêm phổi, vết thương da, loét tì đè, nhiễm trùng đường tiết niệu…
3. Nguyên nhân nhiễm trùng máu là gì?
Khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi sẽ tạo cơ hội để các vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công vào cơ thể.
3.1. Các tác nhân gây nhiễm trùng máu
Những tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập thông qua các vết thương bị nhiễm trùng hoặc tấn công trực tiếp vào máu. Vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn gram dương và khuẩn gram âm là những tác nhân gây bệnh phổ biến. Cụ thể như sau:
Vi khuẩn gram âm
Vi khuẩn gram âm gây bệnh chủ yếu là các loại sau:
- Vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriaceae như Klebsiella, Serratia, Salmonella, Escherichia coli…
- Vi khuẩn Enterobacter…
- Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei.
Vi khuẩn gram âm có thể xuất phát từ ổ nhiễm khuẩn ban đầu và gây nhiễm trùng thứ phát
Vi khuẩn gram dương
Vi khuẩn gram dương gây nhiễm trùng huyết thường gặp là liên cầu, tụ cầu, phế cầu, não mô cầu… Loại vi khuẩn nguy hiểm nhất là tụ cầu vàng (S.aureus).
Nhiễm trùng huyết từ vi khuẩn gram dương thường tiên phát ở mụn nhọt, đinh dâu, hậu bội, da, vết thương nhiễm khuẩn, chín mé, viêm cơ. Ngoài ra, vi khuẩn gram dương cũng xuất hiện ở các ổ mủ sâu như áp xe quanh thận, dưới cơ hoành hay do viêm tai, viêm xoang, mũi, họng…
Vi khuẩn kỵ khí
Vi khuẩn kỵ khí có kích thước rất nhỏ và là nhóm vi khuẩn đơn bào. Loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng huyết thường là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.
Nấm
Những loại nấm gây bệnh phổ biến là Trichosporon asahii, Candida.
3.2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng huyết
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng huyết bao gồm:
- Người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Những người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, HIV, xơ gan, bệnh thận…
- Những bệnh không được điều trị đúng cách do nhiễm trùng như viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm đường tiết niệu, viêm màng não…
- Tình trạng bỏng hoặc chấn thương nặng dễ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào máu.
- Những trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, chậm phát triển, người già, phụ nữ mang thai.
- Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn, có vết thương hở.
- Những đối tượng bị suy dinh dưỡng.
- Những người đã thực hiện phẫu thuật hoặc ghép tạng.
- Người dùng kim tiêm không đảm bảo, mất vệ sinh.
- Những đối tượng sử dụng corticoid hoặc kháng sinh trong thời gian dài.
- Những đối tượng tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị xâm lấn như ống thông, ống thở.
4. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết gây ra những triệu chứng điển hình ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:
- Da, môi và lưỡi xanh, nhạt hoặc có đốm.
- Trẻ bị phát ban.
- Trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở.
- Trẻ bị tiêu chảy hoặc nhu động ruột giảm.
- Trẻ lười bú hoặc hoạt động giảm hơn so với bình thường.
- Trẻ khó thức dậy khi ngủ hoặc buồn ngủ hơn bình thường.
- Nhịp tim của trẻ bất thường.
- Trẻ bị co giật, nôn mửa.
- Da và mắt vàng.
- Bụng sưng.
- Trẻ bị sốt hoặc thân nhiệt giảm.
- Tiểu ít hơn so với bình thường.
Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, triệu chứng khi bị nhiễm trùng máu thường là:
- Nói chậm hoặc nói nhưng không rõ nghĩa.
- Không minh mẫn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung.
- Nhợt nhạt và có lốm đốm ở môi, lưỡi da.
- Xuất hiện tình trạng phát ban mờ.
- Người bệnh khó thở hoặc thở nhanh.
- Người bệnh sốt từ 38 độ trở lên.
5. Người bệnh nhiễm trùng huyết khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Người trưởng thành trong vòng 1 ngày mà không đi tiểu hoặc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh trong vòng 12 giờ không đi tiểu.
- Cơ thể cực kỳ mệt mỏi.
- Người bệnh liên tục bị nôn ói và không thể ăn uống bất cứ thứ gì.
- Xung quanh các vết cắt hoặc vết thương bị sưng đỏ.
- Thân nhiệt hạ thấp hoặc tăng cao hơn mức bình thường. Khi chạm vào cảm thấy nóng hoặc lạnh. Người bệnh ớn lạnh, run rẩy.
6. Nhiễm trùng máu có lây không?
Hiện nay, rất nhiều người thắc mắc không biết nhiễm trùng máu có lây không và nhiễm trùng máu lây qua đường nào?
Trên thực tế, nguyên nhân gây nhiễm trùng máu chủ yếu do vi khuẩn và nấm gây ra chứ rất khó xác định là virus. Do đó, bệnh hoàn toàn không lây lan thông qua tiếp xúc thông thường. Vì thế, mọi người hoàn toàn có thể sống chung an toàn với người bệnh mà không phải lo lắng lây nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu có khả năng kháng các loại kháng sinh, khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc phòng ngừa nhiễm trùng máu là rất cần thiết và cần được quan tâm nhiều hơn.
7. Nhiễm trùng huyết có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng huyết là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm. Bởi nếu để nhiễm trùng nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)
Nhiễm trùng máu có thể dẫn đến suy hô hấp cấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Suy hô hấp khi tiến triển sẽ gây ra hàng loạt các biểu hiện nghiêm trọng và khởi phát nhanh như thiếu oxy máu, thâm nhiễm phổi lan tỏa…
Sốc nhiễm trùng
Sốc nhiễm trùng rất nguy hiểm và đây cũng là biến chứng khi nhiễm trùng máu chuyển nặng. Các biểu hiện của sốc nhiễm trùng là tâm thần rối loạn, khó thở, nhịp tim nhanh… Biến chứng này gây tỷ lệ tử vong lên đến 20 – 50%.
Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là tình trạng máu không đông lại như bình thường khi bị chảy máu do không đảm bảo có đủ các yếu tố đông máu. Rối loạn đông máu rất dễ khiến người bệnh bị trụy mạch, rơi vào tình huống nguy kịch do sốc nhiễm trùng.
Suy giảm chức năng gan, thận
Nhiễm trùng huyết khiến gan, thận suy giảm chức năng và thường sự tổn thương đến mức không thể phục hồi và hoạt động như bình thường.
Những biến chứng khác
Nhiễm trùng máu có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho các cơ quan trong cơ thể. Có thể kể đến như:
- Gan, lách sưng to.
- Viêm màng não, áp xe não.
- Suy thận cấp.
- Viêm nội mạc mao quản.
- Tác động xấu đến xương khớp như viêm tủy xương, viêm tràn dịch mủ khớp.
- Gây ảnh hưởng đến tim mạch: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tắc tĩnh mạch thứ phát, viêm động mạch.
8. Nhiễm trùng huyết được chẩn đoán như thế nào?
Ngoài hỏi và thăm khám lâm sàng các triệu chứng thực thể, bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác. Phổ biến là các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng nhiễm trùng, đông máu, giảm lượng oxy, có bất thường ở gan thận hay không. Nồng độ axit trong máu có bị ảnh hưởng do mất cân bằng điện giải hay không.
- Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm mủ từ vết thương hoặc các dịch tiết của cơ thể như dịch đàm: Mục đích của xét nghiệm này nhằm tìm và xác định được loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, có hướng điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm hình ảnh: Xét nghiệm hình ảnh sẽ được chỉ định khi các xét nghiệm trên không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Những xét nghiệm hình ảnh thường dùng là chụp X-quang phổi; chụp cắt lớp vi tính khu vực ruột thừa, tuyến tụy hoặc khu vực ruột.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chụp cộng hưởng từ để xác định mô mềm có nhiễm khuẩn hay không. Siêu âm để đánh giá có bệnh ở buồng trứng hoặc túi mật hay không.
9. Điều trị nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng máu đều có khả năng gây đe dọa tính mạng người bệnh ở bất cứ mức độ nào nếu không được phát hiện và điều trị kip thời. Tùy vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây nhiễm trùng và độ tuổi người mắc mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến là các phương pháp sau:
9.1. Sử dụng kháng sinh
Vi khuẩn là tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng máu. Do đó, kháng sinh sẽ được chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn. Một số loại kháng sinh phổ rộng thường dùng là: vancomycin, piperacillin, ceftriaxone, azithromycin, ciprofloxacin và tazobactam.
Tùy từng mức độ nhiễm trùng và loại vi khuẩn mà bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh đồ cũng như liều lượng phù hợp. Trong trường hợp chưa rõ mầm bệnh hoặc vi khuẩn kháng kháng sinh, bác sĩ có thể sẽ phải dùng kháng sinh phối hợp hoặc kháng sinh liều cao.
9.2. Sử dụng thuốc kháng nấm hoặc kháng virus
Nếu nhiễm trùng huyết do tác nhân là nấm hoặc virus gây bệnh thì thuốc kháng nấm hoặc virus sẽ được chỉ định. Đối với những loại thuốc này sẽ được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch.
9.3. Truyền dịch
Truyền dịch sẽ được thực hiện khi người bệnh bị hạ huyết áp nhằm mục đích giúp huyết áp tăng và ổn định trở lại. Nước muối bình thường hoặc nước có chứa khoáng chất thường được dùng để truyền dịch.
9.4. Liệu pháp oxy
Nếu người bệnh bị nhiễm trùng huyết gây thiếu oxy sẽ được sử dụng liệu pháp oxy. Phương pháp này sẽ giúp tăng cường lượng oxy hóa máu bằng mặt nạ oxy, máy thở hoặc đặt ống thông qua mũi.
9.5. Lọc máu
Người bệnh nhiễm trùng huyết mà bị suy thận cấp sẽ được chỉ định lọc máu. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị thay thế chức năng thận nhằm loại bỏ ra khỏi máu lượng chất thải nguy hại, muối và nước dư thừa.
9.6. Phẫu thuật
Trong trường hợp xác định được nguồn gốc nhiễm trùng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để điều trị tận gốc bệnh. Đặc biệt, phẫu thuật cắt bỏ áp xe cần được tiến hành ngay lập tức khi nhiễm trùng huyết biến chứng thành áp xe.
9.7. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là giải pháp thiết thực nhằm lại các tác nhân gây hại. Đồng thời, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.
Một số biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thường được áp dụng là truyền đạm, sinh tố hoặc truyền máu. Ngoài ra, chế độ ăn uống giàu rau xanh, hoa quả và đạm cũng rất hữu ích cho người bệnh.
10. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng huyết
Để phòng ngừa nhiễm trùng đường huyết, chúng ta nên áp dụng các biện pháp hữu ích dưới đây:
- Tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm trùng máu.
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia. Hạn chế các đồ ăn gây hại, chất kích thích như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, gia vị, caffeine…
- Bổ sung các thực phẩm giàu selen và kẽm như các loại hạt, trứng, sữa, cá, đậu.
- Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C nhằm nâng cao hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Tăng cường rau xanh, trái cây, sữa chua… vào thực đơn hàng ngày.
- Thường xuyên rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Chú ý tập luyện thể dục thể thao, ngủ sớm, tránh thức khuya để tăng cường sức đề kháng.
11. Một số câu hỏi về nhiễm trùng huyết
Hiện nay có một số câu hỏi được nhiều người quan tâm về nhiễm khuẩn huyết. Cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng huyết có phải là ung thư máu không?
Nhiễm trùng huyết không phải là ung thư máu. Tuy nhiên, ung thư máu có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu.
- Đâu là thời gian vàng để điều trị nhiễm trùng huyết?
Thời gian vàng để điều trị nhiễm trùng huyết cho hiệu quả cao là trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi được phát hiện mắc bệnh. Lúc này, người bệnh cần được dùng kháng sinh, truyền dịch tĩnh mạch và cấy máu. Huyết áp của người bệnh phải trở lại trạng thái bình thường sau 6 giờ.
- Nhiễm trùng máu có gây vàng da không?
Câu trả lời là Có. Nhiễm trùng huyết có dấu hiệu là vàng da. Tuy nhiên, vàng da cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, khi bị vàng da, bạn cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp với từng loại bệnh.
- Nhiễm trùng huyết có gây vô sinh không?
Nhiễm trùng huyết không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh hiếm muộn. Thế nhưng, căn bệnh này cũng tác động gián tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc. Lý do là nhiễm trùng huyết khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, suy tạng nhanh chóng nên vấn đề sinh sản cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Nhiễm trùng huyết có gây ung thư không?
Nhiễm trùng máu không gây ung thư. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị ung thư thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu do hệ miễn dịch suy giảm.
- Nhiễm trùng huyết bao lâu thì khỏi?
Rất khó để trả lời nhiễm trùng huyết bao lâu thì khỏi. Thời gian điều trị bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phát hiện bệnh vào lúc nào, mức độ bệnh, sức khỏe tổng thể, tuổi tác, bệnh lý nền, khả năng đáp ứng phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh phát hiện sớm thì thời gian điều trị càng ngắn và đạt hiệu quả cao.
- Nhiễm trùng huyết có tái phát không?
Nhiễm trùng huyết là bệnh lý có nguy cơ tái phát cao. Do đó, việc phòng ngừa là rất cần thiết để bảo vệ cơ thể tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Trên đây là thông tin chi tiết về nhiễm trùng huyết. Genk STF hy vọng các bạn sẽ nắm rõ các kiến thức về bệnh để chăm sóc bản thân gia đình khỏe mạnh, tránh xa căn bệnh này. Đặc biệt, khi phát hiện bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để được điều trị tích cực nhằm mang lại hiệu quả cao.
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị