Nhân giảm âm tuyến giáp là gì? Nguyên nhân chẩn đoán và điều trị
Nhân giảm âm tuyến giáp là gì là băn khoăn của không ít bạn đọc. Bởi vì các bệnh lý về tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Và bài viết dưới đây GENK STF sẽ giúp giải đáp cho bạn hiểu rõ nhân giảm âm tuyến giáp là gì cũng như nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng này.
Xem thêm:
- Hành trình chiến thắng ung thư tiền liệt tuyến ở tuổi 80
- Những loại sữa dành cho người ung thư tuyến giáp được ưa chuộng hiện nay
- [Góc Giải Đáp] Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Nhân giáp giảm âm là gì?
Tuyến giáp nằm phía trước cổ, ngay dưới sụn giáp, bao gồm 2 thùy và được nối với nhau bởi một eo giáp. Nhân tuyến giáp là vùng tổn thương dạng khối, khu trú trong tuyến giáp, có thể đặc hay lỏng. Các nhân có thể được quan sát thấy ở 1 hoặc ở cả 2 thùy tuyến giáp, bao gồm có nhân giảm âm thùy trái và nhân giảm âm thùy phải.
Nhân tuyến giáp có thể là đơn nhân hay đa nhân. Với các nhân có kích thước lớn, người bệnh có thể sờ thấy vùng cổ ở vị trí của tuyến giáp sẽ lồi lên. Còn với nhân kích thước nhỏ hơn 1cm, hay nằm xa bề mặt thì khó phát hiện thấy mà chỉ có thể biết được qua siêu âm. Hầu hết các trường hợp siêu âm phát hiện ra nhân tuyến giáp là lành tính, nhưng vẫn có trường hợp là nhân ác tính, có chứa tế bào ung thư.
Dấu hiệu siêu âm tuyến giáp gợi ý là nhân tuyến giáp lành tính có những biểu hiện như sau:
- Viền hồi âm kém và bao quanh nhân.
- Nhân thoái hóa nang ở dạng bọt biển.
- Nhân đồng hồi âm với nhu mô của tuyến giáp.
- Nhân thoái hóa nang.
Còn nếu tuyến giáp có nhu mô không đều và có nhân tuyến giáp thì những dấu hiệu sau sẽ nghi ngờ là ác tính:
- Bờ không đều, đa cung.
- Giảm âm hoặc rất giảm âm.
- Có chiều cao lớn hơn cả chiều rộng.
- Có vi vôi hóa.
- Hạch di căn.
- Xâm lấn vỏ bao hay mô kẽ lân cận.
- Tổn thương cứng trên siêu âm đàn hồi.
2. Những biểu hiện của nhân giảm âm tuyến giáp
Nhân giảm âm tuyến giáp sẽ thường không có biểu hiện gì đặc biệt. Bệnh chỉ được phát hiện khi nhân đã lớn, có thể nhìn rõ từ bên ngoài, sờ tay vào trước cổ sẽ thấy một hoặc nhiều nhân. Các nhân này có thể phát triển từ vùng của tuyến giáp bị viêm hay từ một thùy tuyến giáp bị teo bẩm sinh, thùy còn lại sẽ phì đại để bù trừ và phát triển thành nhân giáp.
Đa số các nhân là u nang có chứa dịch và ở dạng không chuyển động, không hoạt động nên người bệnh thường không thấy bất kỳ biểu hiện nào. Tuy nhiên, nếu như nhân phát triển với kích thước lớn, nó có thể chèn ép các cơ quan lân cận như khí quản hay thực quản, dẫn đến khó nuốt, nuốt vướng, gây cảm giác tắc nghẹn hoặc khàn tiếng từ đó làm thay đổi giọng nói.
Trong một số trường hợp, nhân giảm âm tuyến giáp khi hoạt động quá mức sẽ làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến cho người bệnh có biểu hiện cường giáp như:
- Mệt mỏi và yếu cơ
- Sụt cân hoặc tăng cân
- Tim đập nhanh
- Rối loạn giấc ngủ
- Sợ nóng
- Ra nhiều mồ hôi,…
3. Nhân giảm âm tuyến giáp có gây nguy hiểm không?
Nhìn chung, nhân giảm âm tuyến giáp là một tình trạng khó phát hiện sớm do các bướu nhân thường phát triển 1 cách âm thầm, không rõ triệu chứng. Do đó, hầu hết bệnh thường được phát hiện và tiến hành điều trị khi kích thước bướu đã lớn. Với câu hỏi nhân giảm âm tuyến giáp có nguy hiểm không thì câu trả lời còn tùy thuộc đó là bướu lành tính hay ác tính (ung thư tuyến giáp). Và mức độ nguy hiểm của bướu ác tính sẽ cao hơn nhiều so với bướu lành, theo đó cách điều trị bướu giáp ác tính cũng sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên rất may mắn là tỷ lệ người mắc phải nhân tuyến giáp ác tính khá thấp.
Đối với các nhân giảm âm lành tính, dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh lý này cũng có thể đem lại rất nhiều phiền toái cho người mắc, khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu nhân giảm âm tuyến giáp phát triển với kích thước to sẽ gây sưng tại vùng cổ, đồng thời chèn ép lên các cơ quan khác khiến bệnh nhân có các triệu chứng nuốt vướng, khó thở, giọng nói bị khàn,…
4. Nhân giảm âm tuyến giáp có nguy cơ ung thư hay không?
Theo nghiên cứu thì hầu hết các nhân giáp là lành tính. Chỉ có khoảng 5% các nhân giáp tiến triển thành ung thư. Các nhân giáp giảm âm sẽ có khả năng tiến triển thành ung thư cao hơn so với các nang hay có chứa dịch. Tuy nhiên khi xét về các tính chất khác, ví dụ như kích thước của nhân cũng có thể là dấu hiệu cho biết khả năng nhân có thể tiến triển thành ung thư giáp hay không. Ngoài ra, một số các xét nghiệm khác sẽ được chỉ định thực hiện để xác định xem nhân giảm âm tuyến giáp đó có phải là ung thư không nếu cần thiết.
Nếu như một nhân bị nghi ngờ là bị ung thư cao thì thì các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết kim nhỏ để lấy ra một mẩu tế bào nhỏ để phục vụ cho việc phân tích kỹ càng hơn.
5. Những nguyên nhân nào gây ra nhân giảm âm tuyến giáp?
Nguyên nhân gây ra nhân giảm âm tuyến giáp hiện vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên một số bệnh lý sau có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển nhân giảm âm tuyến giáp, bao gồm:
- Viêm giáp Hashimoto
- Thiếu i-ốt
6. Các phương chẩn đoán nhân giảm âm tuyến giáp
Sau khi thăm khám phát hiện thấy nhân giảm âm tuyến giáp thì các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp để biết được nguyên nhân gây ra tình trạng nhân giảm âm tuyến giáp. Dưới đây là một số phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán xem nhân giảm âm tuyến giáp là triệu chứng của bệnh lý gì:
6.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể dùng để kiểm tra chức năng của tuyến giáp. Phương pháp xét nghiệm máu có thể kiểm tra nồng độ của hormone kích thích tuyến giáp và thyroxine. Thông qua các hormone này bác sĩ có thể cho biết được bệnh nhân có nhược giáp hoặc cường giáp hay không.
6.2. Xạ hình tuyến giáp
Phương pháp xạ hình tuyến giáp ít phổ biến hơn và được dùng để đánh giá các nhân gây ra cường giáp.
6.3. Phẫu thuật
Nếu như nhân giảm âm tuyến giáp bị nghi ngờ là ung thư thì bệnh nhân thường sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt tuyến giáp và phương pháp phẫu thuật này sẽ cắt đi một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Nếu như tuyến giáp của bệnh nhân bị cắt hoàn toàn thì bệnh nhân sẽ cần phải dùng thuốc hormon thay thế trong suốt phần đời còn lại để đề phòng những triệu chứng của nhược giáp.
6.4. Siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp là phương pháp phổ biến giúp đánh giá nhân tuyến giáp. Các bác sĩ sẽ thường sử dụng sóng âm có tần số cao để ghi hình tuyến giáp. Đây là phương pháp kiểm tra rất chính xác để có thể dễ dàng xác định nhân là ở dạng đặc hay là nang. Ngoài ra siêu âm còn có thể giúp xác định kích thước của nhân giảm âm tuyến giáp. Phương pháp siêu âm có thể giúp xác định các nhân giáp có phải ác tính hay không vì một số đặc điểm siêu âm thường gặp ở các nhân tuyến giáp ung thư hơn là các nhân không phải ung thư.
Bên cạnh đó phương pháp siêu âm tuyến giáp có thể xác định các nhân quá nhỏ mà khó có thể sờ thấy khi khám lâm sàng. Siêu âm cũng có thể được ứng dụng để định hướng kim chính xác trực tiếp vào nhân khi tiến hành chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ. Sau khi hoàn thành các đánh giá ban đầu thì siêu âm tuyến giáp có thể được sử dụng để theo dõi sự tiến triển của các nhân tuyến giáp không cần phẫu thuật để xác định xem chúng đang phát triển hay đang thu nhỏ theo thời gian.
6.5. Phương pháp chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA)
Phương pháp chọc tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ nghe có vẻ đáng sợ, nhưng kim được sử dụng thường rất nhỏ và thậm chí không cần thiết gây tê tại chỗ. Trong một số các trường hợp người bệnh cần phải ngừng sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông máu vài ngày trước khi tiến hành thủ thuật. Ngoài yêu cầu đó thì thủ thuật thường không yêu cầu bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào khác (ví dụ người bệnh không cần nhịn ăn trước). Sau khi thực hiện xong bệnh nhân thường có thể về nhà hoặc đi làm sau khi sinh thiết mà không cần băng vết thương. Đối với thủ thuật sinh thiết bằng kim nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rất mỏng để hút các tế bào từ nhân tuyến giáp. Sau đó, mẫu sinh thiết sẽ được soi dưới kính hiển vi và được đánh giá bởi bác sĩ giải phẫu bệnh.
7. Những phương pháp điều trị nhân giảm âm tuyến giáp
Phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm, nguyên nhân cũng như thể bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị nhân giảm âm tuyến giáp phổ biến hiện nay bao gồm:
Điều trị nội khoa bằng thyroxine: Thường áp dụng cho những trường hợp bị nhân giảm âm tuyến giáp kích thước nhỏ, bướu giáp keo và chắc chắn đã loại trừ khả năng u ác tính. Tuy nhiên phương pháp này thường ít áp dụng do hiệu quả không cao và có nhiều nguy cơ như là gây tổn thương tim hay giảm mật độ xương.
Phẫu thuật loại bỏ nhân giáp: Phương pháp này sẽ được áp dụng với trường hợp là ung thư hay nghi ngờ ung thư dựa trên kết quả tế bào học hoặc là trong trường hợp bướu giáp quá to gây chèn ép.
- Ưu điểm: Sẽ loại bỏ được hết bướu nhân, xác định được mô bệnh học.
- Nhược điểm: Có thể gặp một số biến chứng như: Tổn thương thần kinh, suy giáp,…
Điều trị bằng iod phóng xạ: Áp dụng trong trường hợp bướu nhân hoạt động, có thể kèm hay không kèm theo cường giáp. Lưu ý: Phương pháp iod phóng xạ không thể được sử dụng nếu bệnh nhân đang mang thai hay dự định có thai trong vòng 6 đến 9 tháng.
Phương pháp tiêm cồn qua da: Áp dụng cho bướu nhân dạng đặc, u nang hoặc u hỗn hợp.
Các trường hợp bị nhân giảm âm tuyến giáp lành tính sẽ cần được theo dõi thường xuyên bằng siêu âm sau mỗi 6 đến 12 tháng và khám lâm sàng hàng năm. Đồng thời có thể tiến hành xét nghiệm đo nồng độ hormone tuyến giáp hay chọc hút tế bào tuyến giáp nếu cần. Sau khi điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi khả năng tái phát và đánh giá tình trạng suy giáp để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Phẫu thuật: Nếu như ung thư tuyến giáp có kích thước nhỏ và chỉ khu trú tại tuyến giáp thì phương pháp phẫu thuật là đủ để điều trị mà không cần thực hiện thêm bất cứ biện pháp nào. Tuy nhiên, nếu như ung thư đã di căn đến các hạch lympho hoặc các bộ phận khác trên cơ thể thì cần phải kết hợp với các biện pháp điều trị khác.
Các biện khác bao gồm:
- Liệu pháp i-ốt phóng xạ
- Xạ trị
- Hóa trị
- Liệu pháp nhắm trúng đích
Phương pháp phẫu thuật cũng được khuyến cáo thực hiện ở nhân giáp lành tính nếu như các nhân đó gây ra các triệu chứng như thay đổi giọng nói và khó nuốt hay khó thở.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp cho câu hỏi nhân giảm âm tuyến giáp là gì cũng như các phương pháp điều trị tình trạng này. Nhân giảm âm tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính do đó khi gặp phải tình trạng này người bệnh cần đi thăm khám để biết được nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả