4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bạn cần nắm rõ

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa có tỷ lệ mắc ngày càng cao ở nước ta hiện nay. Nếu không điều trị ổn định bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bạn cần nắm rõ trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, chiếm tỷ lệ 60-90%. Loại vi khuẩn này sống trong niêm mạc dạ dày và có thể lây truyền từ người sang người qua đường ăn uống. 
  • Sử dụng thuốc bừa bãi, không đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, nhất là các loại thuốc giảm đau, chống viêm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Thường xuyên ăn uống không đúng giờ, hay sử dụng các loại đồ ăn cay nóng cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Những người có tiền sử nghiện rượu hoặc thường xuyên lạm dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày cao hơn người bình thường.
  • Tinh thần thường xuyên bị căng thẳng áp lực trong công việc, thi cử, cuộc sống gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh lý viêm loét dạ dày.

Triệu chứng

Một số triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, xuất hiện nhiều khi ăn no, có thể kèm theo chướng bụng, đầy hơi và buồn nôn.
  • Đau bụng âm ỉ, cảm giác đau tăng khi bụng đói hoặc ăn nhiều đồ cay nóng là triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng. Vị trí đau thường gặp là vùng trên rốn, dưới xương ức và cảm giác đau bỏng rát.
  • Các triệu chứng rối loạn đại tiện như đi ngoài phân lỏng thường xuyên kèm theo đau bụng hoặc táo bón kéo dài.
  • Triệu chứng nặng hơn có thể gặp là đi ngoài ra máu kèm theo đau bụng dữ dội do xuất huyết dạ dày.

Biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý lành tính thường gặp, nhưng nếu chủ quan không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến người bệnh như:

Xuất huyết dạ dày

Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Khi các tổn thương viêm loét ngày càng sâu sẽ gây ra hiện tượng chảy máu dạ dày. Người bệnh gặp các triệu chứng như nôn ra máu, đại tiện phân có máu tươi hoặc phân đen. Triệu chứng xuất huyết nếu không phát hiện và xử lý sớm sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh như mệt mỏi, chóng mặt, hạ huyết áp, tim đập nhanh, vã mồ hôi là các triệu chứng sốc do mất máu.

Thủng dạ dày

Khi các tổn thương viêm loét ngày càng nặng, không chỉ gây xuất huyết dạ dày, còn có thể tạo thành các vết thủng xuyên thấu qua thành dạ dày. Nếu gặp biến chứng thủng dạ dày, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, cơ bụng căng cứng, ấn vào thành bụng càng đau nhiều hơn. 

Người bệnh có thể bị sốc do đau và sốc do xuất huyết đồng thời gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như mạch nhanh, huyết áp tụt, tinh thần vật vã kích thích hoặc hôn mê,…

Tắc đường ra dạ dày

Các tổn thương phù nề do viêm, hoặc mô sẹo hình thành do vết loét cũ có thể làm bít tắc lối ra dạ dày. Biến chứng này gây ra các triệu chứng như ăn không tiêu, đầy bụng, ăn vào là nôn ra vì thức ăn không có đường tiêu hóa xuống ruột non.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng. Những người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp sẽ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường. 

Tìm hiểu 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng rất nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp điều trị sớm. Vì thế, điều trị viêm loét dạ dày rất quan trọng để kiểm soát bệnh và phòng ngừa các biến chứng. 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bạn cần nắm rõ bao gồm:

Giảm axit dịch vị dạ dày 

Giảm axit dịch vị dạ dày là nguyên tắc quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng để giảm axit dịch vị dạ dày bao gồm thuốc trung hòa axit và thuốc ức chế tiết axit. Các loại thuốc này thường được dùng trong thời gian ngắn nhằm mục đích giảm nhanh các triệu chứng do viêm loét gây ra và giảm đau cho bệnh nhân.

Giảm axit dịch vị dạ dày là một nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Người bệnh lưu ý, sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn chỉ định của nhân viên y tế. Nếu dùng thuốc giảm axit dạ dày trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày kiềm hóa.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày

Song song với nguyên tắc giảm axit dịch vị cần dùng thêm thuốc để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc này có tác dụng kích thích tiết nhầy, giúp bảo vệ vết loét và giúp vết viêm loét nhanh lành hơn. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy. Nếu gặp các tác dụng phụ này, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để cân đối đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Diệt vi khuẩn Hp dạ dày nếu có

Ngoài nguyên tắc điều trị triệu chứng, điều trị nguyên nhân cũng là nguyên tắc quan trọng giúp kiểm soát bệnh viêm loét dạ dày tốt nhất. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp thì người bệnh cần dùng thêm thuốc kháng sinh diệt khuẩn. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh do bác sĩ đưa ra để đạt được mục đích tiêu diệt triệt để vi khuẩn Hp.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là một nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu nguyên nhân gây viêm dạ dày tá tràng không phải do vi khuẩn Hp mà do chế độ ăn uống và lao động sinh hoạt không phù hợp thì cần chú ý thay đổi lại về lối sống. Nguyên tắc này cũng rất quan trọng sau khi bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh, giúp bệnh duy trì được ổn định lâu dài hơn.

Lưu ý về chế độ ăn uống và lao động sinh hoạt trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Thay đổi về lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cũng là một nguyên tắc quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau để giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng chung dụng cụ ăn uống để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Ăn nghỉ đúng giờ khoa học, không ăn quá muộn và ngủ đúng giờ, không nên ăn no xong đi nằm luôn gây ảnh hưởng đến chức năng dạ dày. 
  • Kể cả trong quá trình điều trị hoặc khi đã điều trị xong, người bệnh vẫn nên kiêng ăn những thức ăn cay nóng hoặc đồ ăn, hoa quả có vị quá chua.
  • Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích.
  • Người bệnh nên tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời, tập yoga, ngồi thiền để giữ tinh thần luôn thư thái, vui vẻ, lạc quan giúp giảm các stress căng thẳng trong cuộc sống cũng là một cách giúp bệnh lý ổn định hơn.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc nắm rõ về 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sinh hoạt cũng rất quan trọng, bạn nên có những điều chỉnh phù hợp để giúp điều trị bệnh được ổn định lâu dài hơn.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: