Giải đáp thắc mắc: Người bình thường có uống được cây an xoa không

Người bình thường có uống được cây an xoa không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bởi an xoa là thảo dược có công dụng tốt đối với những người bị bệnh lý về gan. Vậy người bình thường có uống được cây an xoa không thì các bạn hãy cùng Genk STF giải đáp thắc mắc này qua nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Giới thiệu về cây an xoa

Cây an xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ Trôm. Tùy từng vùng miền khác nhau mà cây được gọi với những tên riêng đặc trưng của từng vùng. Có thể kể đến như dó lông, tổ kén lông, tổ kén cái. Tại Việt Nam, cây an xoa cũng phát triển trên cả nước nên việc thu hái cũng tương đối dễ dàng.

Cây an xoa là thảo dược có nhiều công dụng đối với bệnh gan

An xoa thuộc giống thân gỗ với chiều cao khi trưởng thành chỉ từ 1,2m trở xuống. Khi còn non, ngọn cây có lông nhỏ, mịn. Lá có hình bầu dục, phía đầu thuôn nhọn. Kích thước của lá từ 6 – 10cm. Có một lớp lông trắng và mịn ở mặt lá nhưng phải quan sát kỹ mới thấy.

Tại cách nách lá là nơi mọc hoa an xoa. Hoa mọc riêng lẻ, có 5 cánh, màu tím và kích thước nhỏ. An xoa có quả với hình trụ dài, xung quanh quả mọc lông nhìn khá giống con sâu róm.

Cây an xoa sử dụng nhiều nhất là phần lá, thân và cành để làm thuốc. Dược liệu cho phép thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là từ tháng 9 đến tháng 12. Dược liệu có thể dùng tươi hoặc khô đều được.

Cây an xoa có tác dụng chữa bệnh là nhờ thành phần hóa học chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Các hoạt chất đó là:

  • Flavonoid.
  •  Alkaloid.
  • Nhiều enzyme.
  • Các nguyên tố vi lượng. 

2. Cây an xoa sử dụng tốt cho những đối tượng nào?

Từ những thành phần kể trên, cây an xoa có nhiều tác dụng trong điều trị, hỗ trợ các bệnh lý về gan. Do đó, thảo dược sẽ phát huy tác dụng tốt cho những đối tượng sau:

  • Người bị bệnh ung thư gan: Thành phần trong cây an xoa có hoạt chất Alkaloid với tác dụng ngăn chặn, ức chế các khối u gan phát triển.
  • Xơ gan: An xoa có chứa nhiều dược chất đã được nghiên cứu là giúp điều trị bệnh xơ gan. Vì thế, thảo dược này cũng được sử dụng để giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại các tế bào gây xơ gan.
  • Viêm gan B: An xoa có tác dụng phục hồi gan nên các thầy thuốc thường sử dụng an xoa kết hợp với cà gai leo để hỗ trợ điều trị viêm gan B.
  • Suy giảm chức năng gan: Chức năng gan bị suy giảm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống không hợp lý. Do đó, bạn có thể cải thiện chức năng gan và giúp ăn uống ngon miệng hơn khi sử dụng cây an xoa.
  • Những người béo phì, thừa cân: Đặc tính của cây an xoa có khả năng đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể.
  • Người bị nổi mụn nhọt, nóng trong: Cây an xoa cũng được dùng để hỗ trợ điều trị, cải thiện các vấn đề này.

3. Người bình thường có uống được cây an xoa không

Như đã nói ở trên, cây an xoa có nhiều dược tính nên được khuyến cáo dành cho những người có bệnh lý về bệnh gan. Còn đối với những người khỏe mạnh, không bệnh tật gì thì tốt nhất không nên sử dụng cây an xoa.

Người bình thường không bệnh tật thì không nên uống cây an xoa

Mặc dù cây an xoa không có độc tính nhưng vẫn có thể gây dị ứng đối với một số người. Bên cạnh đó, việc sử dụng khi không có bệnh rất có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Theo đó, những người bình thường khỏe mạnh nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện đều đặn và sinh hoạt lành mạnh để tốt cho sức khỏe. Góp phần nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật được tốt hơn.

4. Những ai tuyệt đối không được sử dụng cây an xoa

Cây an xoa có nhiều công dụng tốt đối với người bệnh gan. Thế nhưng, thảo dược này không được khuyến cáo cho những người bình thường khỏe mạnh. Đặc biệt hơn, an xoa còn chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang cho con bú và đang mang thai tuyệt đối không dùng an xoa dưới bất cứ hình thức nào.
  • An xoa không được sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  • An xoa cũng không dùng cho những bệnh nhân có tiền sử bị suy thận hay bệnh thận. Những đối tượng này chức năng thận vốn đã suy giảm nên sử dụng an xoa sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
  • Những người bị viêm dạ dày tuyệt đối không dùng an xoa. Lý do là lá của thảo dược này có nhiều lông mỏng nên người bị viêm dạ dày sử dụng dễ khiến dạ dày bị viêm dễ tổn thương hơn.
  • Những người bị huyết áp thấp không dùng an xoa bởi thảo dược này sẽ khiến bạn càng bị tụt huyết áp, gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt.
  • Cây an xoa không dùng cho bệnh nhân tiêu chảy. Bởi thời gian đầu sử dụng, các chất độc trong gan sẽ được cây an xoa bài tiết. Vì thế, khiến cho tình trạng tiêu chảy càng trầm trọng hơn, làm cho đường ruột bị ảnh hưởng.

5. Những lưu ý khi sử dụng cây an xoa chữa bệnh gan

Việc dùng cây an xoa chữa bệnh gan phải tuân thủ những lưu ý sau để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe:

  • Trước khi sử dụng cây an xoa để chữa bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng, liệu trình phù hợp với từng độ tuổi, loại bệnh.
  • Thời gian đầu sử dụng, người bệnh có thể sẽ thấy tức bụng, cồn cào. Thế nhưng tình trạng này không đáng lo ngại vì đó là biểu hiện của việc gan đang thực hiện thải độc.
  • Nếu quá trình sử dụng mà thấy cơ thể có dấu hiệu dị ứng thì nên dừng lại và đến cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị.
  • Không dùng chung cùng lúc thuốc Tây với an xoa. Nếu dùng phải dùng cách nhau với thời gian 2 – 3 tiếng hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Điều trị bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ mới mang lại hiệu quả cao.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây an xoa cũng như giải đáp thắc mắc người bình thường có uống được cây an xoa không. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về thảo dược này và sử dụng đúng mục đích để tránh gây hại cho sức khỏe.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI