Nên ăn gì để tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật?

Hiện nay, nhiều chủng vi khuẩn, virus mới xuất hiện gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe con người. Lúc này, một sức đề kháng tốt chính là lớp bảo vệ vững chắc từ bên trong, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh. Vậy chúng ta nên ăn gì để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, đẩy lùi mọi bệnh tật?

1. Tầm quan trọng của bữa ăn hàng ngày

Theo thang bậc nhu cầu Maslow, ăn là hoạt động nằm trong nhu cầu cơ bản, thường gọi là nhu cầu sinh học. Nếu nhu cầu cơ bản không được thỏa mãn thì những nhu cầu cao hơn đều không được đảm bảo. Cũng giống như câu tục ngữ dân gian “Có thực mới vực được đạo”, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp chúng ta có sức khỏe tốt và tinh thần khỏe mạnh, công việc đạt hiệu quả hơn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trung bình nam giới cần khoảng 2.2000 – 2.5000 calories và ở nữ giới cần khoảng 1.800 – 2000 calories để đảm bảo các hoạt động mỗi ngày. Nhưng ăn gì giúp tăng sức đề kháng? Cần phải cân bằng lượng dinh dưỡng hấp thu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Tháp dinh dưỡng hợp lý theo Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Tháp dinh dưỡng hợp lý theo Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

2. Ăn gì để tăng sức đề kháng – Đừng bỏ qua những nhóm chất sau

2.1. Chất đạm

Chất đạm (protein) đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, cũng như quy định các tính trạng và tính chất của cơ thể sống. Tuy nhiên nếu cơ thể thừa protein sẽ gây ra thừa cân, béo phì, táo bón, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư,… Theo khuyến cáo trung bình lượng chất đạm (protein) nên dùng hàng ngày từ 0,8 – 1,3/kg trọng lượng cơ thể, tương đương 56 – 91g/ ngày ở nam giới và 46 – 75g/ngày ở nữ giới. Câu hỏi được đặt ra thực phẩm chứa chất đạm nào giúp tăng sức đề kháng? Một số thực phẩm nên lựa chọn là:

– Trứng: là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chứa nhiều axit amin cùng một số loại vitamin A, D, E,… Thành phần dinh dưỡng của trứng tập trung ở lòng trắng trứng, trung bình một cốc lòng trắng trứng có khoảng 26g protein. Trứng còn là một thực phẩm giá rẻ, phù hợp với mọi gia đình.

– Sữa và các chế phẩm từ sữa: 30,5g sữa chứa khoảng 1g protein cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Sữa còn giúp xương chắc khỏe, bổ sung một số vi lượng và chất khoáng cần thiết. Các chế phẩm từ sữa như sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột,…

– Thịt: nên lựa chọn các loại thịt đỏ như bò, dê, cừu; các loại thịt nạc ít mỡ như ức gà, thịt heo nạc,… để tránh dư thừa chất béo trong cơ thể. Chỉ nên ăn <200gr thịt mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Các loại thịt đỏ như bò, dê, cừu cung cấp lượng lớn protein cho cơ thể
Các loại thịt đỏ như bò, dê, cừu cung cấp lượng lớn protein cho cơ thể

– Hải sản: 

+ Cá hồi: chứa nhiều protein và amino acid tốt cho đường tiêu hóa, đặc biệt là hàm lượng axit béo omega 3 giúp giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, tăng cường trí tuệ,….

+ Các loại hải sản có vỏ (tôm, cua, hàu,…): là nguồn thực phẩm phong phú, chứa nhiều protein chất lượng cao cung cấp năng lượng cho cơ thể, cùng hàm lượng canxi, vitamin B, các khoáng chất dồi dào, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch, cấu trúc thần kinh và chức năng của tế bào.

Thực vật:

+ Các loại rau xanh có màu đậm (súp lơ xanh, cải bó xôi,…): bên cạnh việc cung cấp chất xơ và vitamin thiết yếu còn có một lượng protein đáng kể, rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

+ Các loại hạt (mè, hướng dương, đậu nành,…): Ngoài lượng protein dồi dào mà còn có chất khoáng, vitamin,…

2.2. Tinh bột (Carbohydrate)

Ăn gì để tăng sức đề kháng? Ăn tinh bột có tăng sức đề kháng không? Tinh bột giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể (1g carbohydrate chứa khoảng 4 Kcal năng lượng), cấu tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt động cơ thể và hỗ trợ phát triển thần kinh, trí tuệ. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), lượng tinh bột hằng ngày cần sử dụng khoảng 135gr ở người lớn. Một số thực phẩm chứa tinh bột tốt cho sức khỏe có thể kể đến:

Ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, bánh mì,…): một chén gạo lứt còn cung cấp thêm khoảng 2 – 3g protein cùng hàm lượng tinh bột lành mạnh, chất xơ, vitamin giúp cải thiện tiêu hóa, ổn định đường huyết, giúp tế bào mạnh khỏe hơn.

Khoai lang: là món ăn lý tưởng trong bữa sáng của những người bận rộn vì lượng calories dồi dào, cung cấp đủ năng lượng cần thiết lại dễ tiêu. Khoai lang còn là thực phẩm tốt cho các bệnh nhân đái tháo đường, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Vitamin A,C,E trong còn giúp cải thiện các vấn đề về da, tóc như mụn trứng cá, tóc rụng nhiều,…

Bí đỏ: Cung cấp lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể mà không làm tăng thêm chất béo, đường, dễ tiêu hóa, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và tim mạch. Bên cạnh đó bí đỏ còn chứa acid glutamine trong bí đỏ có vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ. Một số vitamin và chất khoáng giúp đẹp da, bổ mắt, giúp xương phát triển.

Bí đỏ không chỉ giúp đẹp da, bổ mắt mà còn giúp xương phát triển
Bí đỏ không chỉ giúp đẹp da, bổ mắt mà còn giúp xương phát triển

2.3. Chất béo

Có vẻ như chất béo không phải là câu trả lời cho câu hỏi ăn gì để tăng sức đề kháng. Vì béo phì, thừa cân, cách bệnh về huyết áp, tim mạch đều liên quan đến chất béo. Nhưng chất béo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào, dự trữ năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K,… và cung cấp các acid cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được như Omega-3, Omega-6, mặc dù vậy chỉ nên hấp thu với lượng vừa phải.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chỉ nên ăn <30% tổng lượng calories từ chất béo (nếu cơ thể cần 2000 calo/ngày chỉ nên ăn tối đa 65g chất béo). Đồng thời, cần lựa chọn thực phẩm chứa chất béo tốt cho sức khỏe, không gây nguy cơ béo phì, huyết áp hay các bệnh về tim mạch,…

Trái bơ: một trái bơ chứa khoảng 77% chất béo, đặc biệt là chất béo không bão hòa. Ăn bơ giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn nên rất phù hợp với những người thừa cân. Bơ còn chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào E, C, K, Kali, Magie,…

Dầu ô liu: Vừa chứa nhiều vitamin E, K, vừa giảm lượng cholesterol xấu, giúp trái tim luôn khỏe mạnh mà không lo chất béo bị dư thừa trong cơ thể.

Các loại hạt (hạt hướng dương, đậu nành, hạt chia,…): không chỉ giàu chất béo mà còn giàu protein, giúp cung cấp năng lượng thiết yếu và cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể. Có thể dùng hạt tươi hoặc khô, chế biến vô cùng dễ dàng, tiện lợi.

Cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…): là loại thực phẩm quen thuộc, giá thành vừa phải nhưng chứa nhiều Omega-3, Omega-6, chất béo lành mạnh, có lợi cho tim mạch vì không chứa Cholesterol xấu.

Cá là câu trả lời cho thắc mắc ăn gì để tăng sức đề kháng
Cá là câu trả lời cho thắc mắc ăn gì để tăng sức đề kháng

2.4. Các vitamin và khoáng chất

Chắc chắn vitamin và khoáng chất là câu trả lời được các chuyên gia giải đáp cho câu hỏi ăn gì để tăng sức đề kháng. Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các hoạt động sống nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Còn khoáng chất góp mặt trong các phản ứng quan trọng, giữ thăng bằng các hệ dịch lỏng, điều hòa tuần hoàn, tim mạch, tiêu hóa,…

ăn gì để tăng sức đề kháng
Các loại vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả

Viên uống Genk STF tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.

Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

Nên ăn gì cho tiện, giá thành rẻ, đủ dinh dưỡng,… Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây khó khăn cho không ít người. Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này, bạn đọc đã có được đáp án cho thắc mắc ăn gì để tăng sức đề kháng, cũng như hiểu được tầm vai trò của thực phẩm trong việc tăng cường miễn dịch để luôn có một cơ thể khỏe mạnh.

Thông tin liên hệ