Mắc bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư rất phổ biến, có thể gặp ở cả người trẻ tuổi và lớn tuổi. Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không là quan tâm của rất nhiều người.
Nội dung bài viết
1. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính khởi phát từ sự phát triển bất thường ở tuyến giáp – tuyến nội tiết quan trọng thực hiện nhiệm vụ sản xuất hoóc môn điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ và trọng lượng cơ thể. Tần suất mắc bệnh ở nam khoảng 3/100.000 dân/năm. Trong khi ở nữ cao hơn gấp 2-3 lần tỷ lệ đó.
Các loại ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp bao gồm 4 loại chính:
- Ung thư tuyến giáp dạng nhú: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm 70-80% tất cả các trường hợp bệnh. Nó phát triển từ các tế bào nang và có xu hướng phát triển chậm.
- Ung thư tuyến giáp dạng nang: chiếm khoảng 25% các trường hợp ung thư tuyến giáp, loại này phát triển từ các tế bào nang.
- Ung thư tuyến giáp thể tuỷ: chiếm khoảng 4% của tất cả các bệnh ung thư tuyến giáp. Dạng này phát triển từ các tế bào parafollicular (tế bào C) và có thể lây truyền trong gia đình.
- Ung thư tuyến giáp thoái biến (anaplastic): dạng hiếm của ung thư tuyến giáp, chiếm 1% các trường hợp. Nó có xu hướng phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng đến người cao tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp
Nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến giáp chưa được biết đến. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh, bao gồm:
- Có một tình trạng về tuyến giáp lành tính
- Có tiền sử gia đình ung thư tuyến giáp (đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể tuỷ)
- Đa polyp tuyến có tính gia đình
- Bệnh to cực – một điều kiện hiếm mà cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng
- Từng tiếp xúc với bức xạ
Biểu hiện của bệnh ung thư tuyến giáp
Biểu hiện của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không rõ rệt. Người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi đi kiểm tra sức khỏe hoặc khám chữa bệnh nào đó. Khi có các triệu chứng thì bệnh đã tiến triển nặng hơn.
Những biểu hiện thường gặp là:
- Đau ở cổ, đau có thể lan lên tai
- Xuất hiện hạch ở cổ, có thể phát triển chậm hoặc nhanh
- Cảm giác khó nuốt, khàn giọng, khó thở, ho kéo dài
Ung thư tuyến giáp được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Vì thế để điều trị khỏi bệnh cần phải xác định rõ thể bệnh, mức độ bệnh cụ thể.
Xét nghiệm chẩn đoán
Khi tới các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh và có thể chỉ định làm một số xét nghiệm ung thư tuyến giáp hoặc chụp chiếu như:
- Xét nghiệm máu: Nhằm đánh giá chức năng tuyến giáp, kiểm tra định lượng nồng độ Calcitonin trong máu giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Định lượng T3 và TSH giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh Basedow (bệnh bướu cổ).
- Siêu âm tuyến giáp: Giúp phát hiện tình trạng, kích thước, số lượng của khối u bên trong tuyến giáp.
- Xạ hình tuyến giáp: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách cho người bệnh uống dung dịch chứa i-ốt phóng xạ. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và giúp hiện các hình ảnh của tuyến giáp.
- Xét nghiệm tế bào: Giúp phân biệt rõ tính chất của khối u là lành tính hay ác tính.
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Giúp quan sát vị trí, trạng thái, kích cỡ của khối u. Đồng thời có thể nhìn thấy mức độ xâm lấn của khối u.
- Chụp X-quang: Quan sát tuyến giáp có gây chèn ép khí quản hay có xuất hiện tình trạng vôi hóa không.
Các xét nghiệm ung thư tuyến giáp vừa kể trên chỉ mang tính chất gợi ý. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể. Nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh, cơ hội chữa khỏi cao.
2. Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn tiến triển ung thư, độ tuổi, thể trạng chung của người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị bệnh, loại ung thư… So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư tuyến giáp được đánh giá là có tiên lượng sống tốt, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn I gần như tuyệt đối 100%; ở giai đoạn II, bệnh nhân có khoảng 98 – 100% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh; với bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn III, cơ hội sống của người bệnh vẫn đạt khoảng 71 – 93%.
3. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Cơ sở để bác sĩ đưa ra dự đoán bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp có thể được bác sĩ chỉ định là:
- Phẫu thuật: đây là một trong những phương pháp điều trị chính được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp kết hợp với loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ.
- Điều trị I ốt phóng xạ: thường được chỉ định cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại. I ốt phóng xạ được hấp thụ chủ yếu bởi các tế bào tuyến giáp và các tế bào ung thư tuyến giáp do đó ít làm ảnh hưởng đến các tế bào lành.
- Xạ trị bên ngoài: sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư
- Liệu pháp hoóc môn tuyến giáp: giúp cung cấp các nội tiết tố tuyến giáp thiếu mà bình thường sản xuất, ngăn chặn sự sản xuất kích thích hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH) – yếu tố kích thích ung thư phát triển.
- Hóa trị: phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường chỉ được xem xét điều trị ung thư giai đoạn muộn, ít phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp, bạn đọc có thể liên hệ chuyên gia tư vấn hoặc để lại thông tin chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn cho bạn.