Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối không ngờ đến

Trong giai đoạn 4, ung thư dạ dày đã di căn hoặc lan từ dạ dày đến các vùng khác trên cơ thể. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thế nào là vấn đề được bạn đọc hết sức quan tâm. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua nội dung sau đây.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong ba loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất tại Việt Nam và ngày càng có  xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên những dấu hiệu ung thư dạ dày thường rất mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Ung thư dạ dày được bắt nguồn từ các tế bào ở dạ dày bị đột biến và phát triển thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư này sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn tạo thành khối u ở dạ dày. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư đã lan từ dạ dày đến khắp các cơ quan trên cơ thể như: phổi, gan, não, xương… Ung thư di căn tới đâu thì các biểu hiện sẽ rõ ràng tại vị trí đó.

Ung thư dạ dày được bắt nguồn từ các tế bào ở dạ dày bị đột biến và phát triển thành tế bào ung thư

2. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) bao gồm:

2.1. Đau cấp và mãn tính

Bệnh nhân sẽ có những cơn đau cấp và mãn tính ở vùng dạ dày. Những cơn đau đến đột ngột gây nên những tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần cho người bệnh. Lúc này, người bệnh được kê thuốc giảm đau.

2.2. Khối u ở bụng

Trong giai đoạn cuối người bệnh có thể sờ nắn được khối u bên trong ổ bụng. Khối u cứng, to và sờ nắn thấy đau.

2.3. Buồn nôn và nôn

Một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm của dạ dày đó là hiện tượng buồn nôn cũng như nôn nhiều. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này khá nhiều, chẳng hạn như: dạ dày có hiện tượng đầy hơi, bệnh nhân bị tâm lý lo sợ, tác dụng phụ của thuốc điều trị, tác dụng từ một bệnh lý liên quan…

Thậm chí, bệnh nhân có thể nôn ra máu kèm thức ăn do khối u phát triển quá to và bị vỡ, viêm loét gây chảy máu.

2.4. Chán ăn, khô miệng

Bạn cũng thấy được hiện tượng chán ăn, khô miệng ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nguyên nhân chính là do hậu quả xạ trị, thuốc giảm đau, thuốc an thần,…

2.5. Ợ nóng

Các vết loét dạ dày có thể gây ra chứng đau dạ dày kết hợp với chứng ợ nóng mãn tính (cảm giác nóng rát trong cổ họng). Những bệnh lý dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày mãn tính điều trị không dứt điểm rất dễ tái phát và tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư dạ dày xuất hiện. Ợ nóng là triệu chứng ung thư dạ dày điển hình nhưng cũng là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường.

2.6. Rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy

Ảnh hưởng của bệnh nên người bệnh ít uống nước, hoạt động kém dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên hơn. Người bệnh cần đăng ký tầm soát ung thư dạ dày chuẩn xác ngay từ khi có dấu hiệu tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Phần cơ bụng bị suy yếu cũng gây nên tình trạng táo bón của người bệnh. Chức năng tiêu hoá, hệ vi khuẩn bị rối loạn trong khi dùng hoá chất, kháng sinh, trầm cảm điều trị khiến bị tiêu chảy.

2.7. Sụt cân

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối ăn uống kém, cơ thể suy nhược, giảm cân nhiều. Qua quá trình điều trị hầu như người bệnh đều giảm cân, không giữ được cân nặng như trước.

2.8. Thiếu máu

Do cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất đồng thời có các hiện tượng tiêu chảy nên cơ thể người bệnh còn phải đối diện với tình trạng thiếu máu cho cơ thể. Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da xanh xao vàng vọt.

Thiếu máu là một trong những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Sở dĩ, ung thư dạ dày giai đoạn cuối có nhiều triệu chứng biểu hiện là do các tế bào ung thư đã lan rộng sang các phần, các bộ phận khác của cơ thể, ảnh hưởng tới bất kì bộ phận nào mà tế bào ung thư di căn tới. Ung thư dạ dày di căn phổi gây ho, khó thở; di căn gan gây vàng da, vàng mắt; di căn xương gây: đau, mất thăng bằng…

3. Biến chứng nguy hiểm của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính bắt đầu từ sự phát triển bất thường ở bất kì phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nam giới Việt Nam và thứ hai ở nữ giới.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất quan trọng

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ác tính đặc biệt nguy hiểm, nếu bệnh nhân không được xem xét điều trị tích cực sớm, dễ dàng đe dọa tính mạng người bệnh.

Theo các bác sĩ, ngoài những biểu hiện tại vị trí u khởi phát, ung thư dạ dày còn có thể gây ra những biến chứng như:

  • Hẹp môn vị, thường xảy ra khi ung thư ở vùng hang môn vị
  • Hẹp tâm vị
  • Chảy máu cấp tính, xảy ra ở mọi vị trí ung thư dạ dày do tổ chức ung thư xâm lấn và làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch
  • Thủng dạ dày…

Nếu không được điều trị tích cực, ung thư dạ dày sẽ di căn đến các cơ quan ở xa. Ung thư di căn đến đâu sẽ gây triệu chứng tại vị trí đó. Ví dụ như ung thư di căn đến phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, khó thở, đau tức ngực, ung thư di căn gan có thể gây chướng bụng, sưng bụng, vàng da, vàng mắt; ung thư di căn xương gây biến chứng gãy xương, tăng canxi huyết khiến người bệnh mệt mỏi, lờ đờ…

Theo cancer.org, tỷ lệ sống sau 5 năm cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn I là khoảng 57 – 71%, giai đoạn II khoảng 33 – 46%, giai đoạn III khoảng 9 – 20% và đến giai đoạn ung thư di căn, cơ hội sống của người bệnh chỉ còn khoảng 4%.

4. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu? Điều trị thế nào?

Ở giai đoạn cuối, việc điều trị ung thư dạ dày nhằm mục đích giảm các triệu chứng, kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tiên lượng sống sau 5 năm là khoảng 5%. Tuy nhiên nếu được điều trị tích cực, đúng hướng, tỉ lệ này có thể cao hơn.

4.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng khá nhiều. Phương pháp này sẽ cắt bỏ toàn bộ phần dạ dày đã bị xâm lấn tổn thương nhằm ngăn chặn sự phát tán của ung thư dạ dày sang các bộ phận khác trong cơ thể. Có 3 loại phẫu thuật được áp dụng là: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt bỏ một phần, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

4.2. Sử dụng tia laser

Sử dụng tia laser là một trong những cách điều trị bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối. Thông thường, biện pháp được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật nội soi. Các bác sĩ sẽ chiếu chùm tia laser nhằm mục đích phá huỷ đi sự tồn tại của các khối u có trong dạ dày. Tùy vào sức khỏe cũng như tình trạng của bệnh mà liệu trình cũng như liều lượng sử dụng sẽ được bác sĩ điều trị cân nhắc.

4.3. Hóa trị, xạ trị

Đây là phương pháp điều trị được áp dụng hầu hết cho bệnh nhân ở giai đoạn của ung thư dạ dày. Với xạ trị thì bác sĩ sẽ dùng tia X để chiếu vào vùng bị nhiễm ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư, làm giảm kích thước khối u cho người bệnh.

Với hoá trị thì bệnh nhân sẽ được truyền trực tiếp hoá chất vào cơ thể cũng với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư. Có hai hình thức điều trị hoá chất để chữa bệnh là uống hoặc tiêm trực tiếp. Dù áp dụng phương pháp nào thì bệnh nhân cũng được theo dõi tình trạng đáp ứng thuốc để điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất.

4.4. Liệu pháp mục tiêu

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị. Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể nhằm mục đích tìm và tiêu diệt những tế bào ung thư khác biệt nhằm loại bỏ ngăn chặn sự nguy hại của nó. Liều lượng cũng như thời gian điều trị của bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn và theo dõi thực hiện nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

4.5. Liệu pháp miễn dịch

Bản chất của liệu pháp này là kích hoạt hay ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể sẽ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu diệt tế bào ung thư. Ngày nay, việc sử dụng liệu pháp này được đánh giá cao.

Đặc biệt, khi kết hợp liệu pháp miễn dịch cùng các phương pháp khác sẽ tăng khả năng cũng những hiệu quả điều trị bệnh cho người bệnh. Đồng thời, liệu pháp này còn tham gia vào việc giảm đau, trấn an tinh thần, giảm mệt mỏi, nặng nề cho người bệnh.

Do các dấu hiệu của ung thư dạ dày rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý tiêu hóa thông thường nên chúng ta nên lưu ý những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối để thực hiện việc tầm soát, sàng lọc phát hiện sớm ung thư dạ dày là cực kì quan trọng để tăng cơ hội điều trị thành công.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN VƯỢT QUA UNG THƯ DẠ DÀY CỦA ÔNG BÀN