Các dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn cuối thường gặp nhất

Ở giai đoạn cuối ung thư bàng quang thường có những biểu hiện rất phức tạp. Vậy những dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn cuối thường gặp nhất là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của GENK STF nhé.

Xem thêm:

1. Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang (Bàng quang là cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra).

Ung thư bàng quang là gì

Ung thư bàng xuất phát từ tế bào chuyển tiếp được gọi là Ung thư biểu mô chuyển tiếp, có đến 90% ung thư bàng quan thuộc loại này. chỉ có khoảng 8% ung thư bàng quang là ung thư biểu mô vẩy. kích thước khối u lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào các giai đoạn ung thư bàng quang.

2. Các giai đoạn của ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang được chia làm nhiều giai đoạn, Sau khi đã xác nhận mắc ung thư bàng quang, bệnh nhân có thể được bác sĩ yêu cầu làm một số xét nghiệm bổ sung để xác định mức độ, hoặc giai đoạn của ung thư. Các thử nghiệm này bao gồm:

  • CT scan.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Xạ hình xương (bone scan).
  • X-quang ngực.

Các giai đoạn ung thư bàng quang bao gồm:

Các giai đoạn ung thư bàng quang

 2.1. Ung thư bàng quang giai đoạn sớm (Giai đoạn 0)

Dấu hiệu ung thư bàng quang lúc này hầu như không biểu hiện ra bên ngoài, Đây là giai đoạn ung thư bề mặt hay còn gọi là ung thư tại chỗ.

Các tế bào ung thư chỉ xảy ra trên bề mặt thành bàng quang với kích thước rất nhỏ, chưa xâm lấn các hạch bạch huyết hay các mô liên kết, các cơ bàng quang.

Khi ung thư bàng quang ở giai đoạn 0, các bác sĩ có thể lấy bỏ khối u mà vẫn giữ được bàng quang nhưng tỉ lệ tái phát vẫn ở mức cao. Nhưng việc phát hiện bệnh ở giai đoạn này sẽ có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn lên đến 98%.

2.2. Ung thư bàng quang giai đoạn 1

Có trên 88% bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư bàng quang ở giai đoạn này có thể sống trên 5 năm.

So với các giai đoạn ung thư bàng quang thì đây cũng là giai đoạn có dấu hiệu mờ nhạt nhất. Đây là giai đoạn các tế bào ung thư chỉ xuất hiện trên bề mặt trong của bàng quang với kích thước lớn hơn.

Ở giai đoạn này, ung thư bàng quang có thể phát triển đến mô liên kết dưới lớp lót bàng quang nhưng chưa xâm lấn đến cơ thành, các hạch bạch huyết hay các cơ quan lân cận.

2.3. Ung thư bàng quang giai đoạn 2

Nếu phát hiện ung thư bàng quang ở giai đoạn này, cơ hội sống của bệnh nhân chiếm khoảng 63%.

Đây là thời điểm ung thư đã xâm lấn tới thành bàng quang nhưng chưa xâm lấn đến mô quanh bàng quang cũng như các hạch bạch huyết và cơ quan ở xa.

2.4. Ung thư bàng quang giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển qua thành bàng quang vào các mô xung quanh. Nếu là bệnh nhân nam, khối u có thể lan đến tuyến tiền liệt, ở nữ có thể là cổ tử cung hoặc âm đạo. Trường hợp khác, tế bào ung thư có thể lan đến hạch bạch huyết vùng chậu nhưng vẫn chưa di căn đến các cơ quan ở xa.

2.5. Giai đoạn 4 (ung thư bàng quang giai đoạn cuối)

Khi bênh nhân được xác định ung thư bàng quang ở giai đoạn cuối thì tiên lượng sống chỉ còn khoảng 15%.

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong số các giai đoạn ung thư bàng quang. Ở thời điểm này, tế bào ung thư sẽ di căn đến các hạch bạch huyết và di căn xa đến phổi, xương, gan…

Mặc dù có thể điều trị thành công ở giai đoạn sớm nhưng ung thư bàng quang vẫn có nguy cơ tái phát cao.

Bệnh có thể tái phát cùng một chỗ hoặc đổi sang những phần khác. Ung thư bàng quang sẽ dẫn đến các biến chứng như: thiếu máu, đi tiểu không kiểm soát, tắc niệu quản…

3. Các dấu hiệu của ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Để nhận biết ung thư bàng quang đang ở giai đoạn nào thì cần những xét nghiệm y khoa, nhưng dưới đây là các biểu hiện của ung thư bàng quang giai đoạn cuối mà người nhà có thể nhận biết:

  • Tiểu ra máu: Ở giai đoạn đầu, máu chỉ xuất hiện ít trong nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng hoặc vàng sậm, thậm chí có trường hợp nước tiểu không có màu bất thường, chỉ phát hiện ra máu khi làm xét nghiệm. Nhưng đến giai đoạn cuối, nước tiểu ra máu đỏ tươi. Có trường hợp không có biểu hiện gì cho đến khi tiểu ra máu, đi khám thì đã phát hiện bệnh đến giai đoạn nặng.
  • Đi tiểu liên tục nhiều lần trong ngày: Tiểu khó, tiểu buốt, có những trường hợp bệnh nhân bị bí tiểu: Ở giai đoạn cuối, người bệnh ung thư bàng quang thường gặp những vấn đề vô cùng khó chịu trong tiểu tiện. Căng bàng quang, mót tiểu nhưng không đi được, gây khó chịu và đau đớn. Ngoài ra, bệnh nhân còn không kiểm soát được bàng quang của mình (rối loạn tiểu tiện).
  • Đau và chướng bụng, da nổi mẩn bất thường: Đây là những dấu hiệu của khối u đã di căn đến gan. Khi những khối u ở gan lớn, chèn ép vào các bộ phận khác khiến bệnh nhân đau đớn, bụng trướng to và cứng, da nổi mẩn, vàng da, vàng mắt.
  • Tức ngực, đau lan sâu trong xương sườn, khó thở: Khi ung thư di căn đến phổi, người bệnh thường bị tức ngực, khó thở. Để kiểm soát cảm giác khó thở, người bệnh nên giữ tâm lý bình tĩnh, điều hòa nhịp thở; người thân cần trò chuyện, trấn an bệnh nhân.
  • Ung thư di căn xương: Đau nhức trong xương và các khớp, đau cột sống, xương yếu, dễ gãy.
  • Đau lưng và đau ở vùng chậu.
  • Biểu hiện khác như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, da xanh, chân tay lạnh, tâm lý hoảng loạn, mất ý thức

4. Chăm bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì còn phải được chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Các bác sĩ, y tá, nhà tâm lý hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách giảm đau, kiểm soát triệu chứng, cảm xúc và có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp để cảm thấy thoải mái hơn.

Đi bộ, bơi lội, tập yoga, tập thể dục dưỡng sinh

Tốt nhất, liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ nên được bắt đầu ngay từ lúc ung thư được chẩn đoán và điều trị. Một số giải pháp sau có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng và hạn chế tác dụng phụ của điều trị:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hóa trị có thể gây giảm cân và khiến người bệnh mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng. Ăn nhiều bữa trong ngày với lượng thức ăn ít hơn có thể giúp duy trì năng lượng cho cơ thể.

Người bị ung thư bàng quang giai đoạn 4 nên ăn ngũ cốc, trái cây, rau quả, cá. Cắt giảm đường và các thực phẩm chức nhiều chất béo bão hòa như xúc xích, socola, sữa nguyên chất, bơ, thịt bò…

Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ, bơi lội, tập yoga, tập thể dục dưỡng sinh… có thể giúp nâng cao thể trạng, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Các bộ môn thể dục này an toàn cho hầu hết những người bị ung thư bàng quang, nhưng trước khi thực hiện bệnh nhân nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có chế độ luyện tập phù hợp.

Sử dụng thuốc giảm đau: Giảm đau là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối. Mỗi bệnh nhân sẽ có một mức độ đau khác nhau. Hãy mô tả chính xác cho bác sĩ biết những gì người bệnh đang trải qua để được kê toa thuốc giảm đau hiệu quả nhất.

Trong quá trình điều trị, người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ theo lịch đã hẹn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có chất lượng sống tốt hơn và nâng cao được tuổi thọ.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7