Biểu hiện của khối u ác tính. U ác tính có điều trị được không?
Biểu hiện của khối u ác tính là gì để sớm nhận biết và có hướng điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao? Liệu u ác tính có khả năng điều trị hay không? Đây là những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm và mong muốn có được lời giải đáp thỏa đáng. Do đó, các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu biểu hiện của khối u ác tính cũng như những vấn đề liên quan đến khối u này qua nội dung bài viết bên dưới.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Nhận diện u lành tính và u ác tính như thế nào?
- Giải đáp thắc mắc u lành tính có nên mổ không
Nội dung bài viết
1. U ác tính là gì?
Khi các tế bào phân chia và phát triển nhanh chóng vượt mức kiểm soát của cơ thể, chúng tập hợp thành nhóm sẽ hình thành nên khối u. Khối u này tùy từng tính chất mà có thể u lành tính (không gây ung thư) hoặc u ác tính (ung thư).
Khối u ác tính sẽ có đặc điểm là tăng trưởng nhanh bất thường và phát triển, phân chia không theo sự kiểm soát của cơ thể. Khối u sẽ lớn dần về kích thước và xâm nhập vào các mô, hạch bạch huyết lân cận khỏe mạnh khác. U ác tính sẽ không đứng yên mà luôn phát triển, lây lan sang cả những bộ phận, cơ quan ở xa của cơ thể và được gọi là khối u di căn.
U ác tính nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị sẽ khiến sức khỏe của người bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng. Chức năng của những cơ quan khác bị suy giảm và nguy cơ tử vong là rất cao.
2. Phân biệt khối u ác tính và khối u lành tính
Khối u lành tính và khối u ác tính phân biệt với nhau như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:
Hình dạng khối u
Khối u lành tính thường có đặc điểm là mềm. Trong khi đó, khối u ác tính thường cứng, thậm chí là rất cứng.
Khối u ác tính có thể di chuyển và bám chặt vào da hoặc cơ quan mà nó tấn công đến.
Khả năng di căn
Khối u lành tính không di chuyển mà nằm yên tại vị trí ban đầu khi nó khởi phát. Trong khi đó, khối u ác tính luôn phát triển, di chuyển để xâm lấn đến các cơ quan, vị trí khác trong cơ thể. Vì thế, u ác tính có khả năng di căn.
Tốc độ phát triển
Khối u lành tính thường không phát triển hoặc nếu có thì phát triển rất chậm. Trong khi đó, khối u ác tính có tốc độ phát triển nhanh hơn so với khối u lành tính. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào từng loại khối u cũng như cơ quan khởi phát của khối u.
Khả năng tái phát
U lành tính khi đã được điều trị thì hầu như không tái phát. Trong khi đó, khả năng tái phát của u ác tính là rất cao. Sự tái phát của khối u ác tính có thể ở chính cơ quan ban đầu khởi phát khối u hoặc ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể.
3. Biểu hiện của khối u ác tính
U ác tính ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết vì các triệu chứng không rõ ràng, thậm chí không có triệu chứng. Chính vì thế, nhiều người thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi các khối u đã phát triển lớn. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn vì các khối u đã chèn ép lên các mạch máu, cơ quan cũng như dây thần kinh. Vì thế, triệu chứng điển hình lúc này là gây đau ở một khu vực nào đó.
Trên thực tế, tùy thuộc vào vị trí của khối u cũng như loại ung thư mà biểu hiện của khối u ác tính sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, khi khối u đã phát triển trên diện rộng thì không chỉ gây ra triệu chứng cục bộ mà còn xuất hiện dấu hiệu toàn thân, có thể kể đến như:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy nhược: Tình trạng này kéo dài và thường xuyên. Ngay cả khi đã được nghỉ ngơi đầy đủ cũng không được cải thiện.
- Đau nhức: Ban đầu chỉ đau nhức tại khu vực mà khối u khởi phát. Sau đó, khi khối u lan rộng sẽ đau nhức ở nhiều vị trí, thậm chí là gần như toàn thân nếu như khối u đã di căn xa.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng: Đây là dấu hiệu phổ biến ở hầu hết các bệnh ung thư. Khối u chèn ép khiến người bệnh mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng kèm theo các cơn đau nhức khó chịu. Vì thế, người bệnh thường có cảm giác ăn không miệng, chán ăn,… Do đó, cơ thể người bệnh càng suy nhược, yếu ớt.
- Sốt: Khối u chèn ép khiến người bệnh đau nhức dữ dội nên thường gây ra triệu chứng điển hình là sốt.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Khối u chèn ép và chiếm nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Cộng thêm tình trạng chán ăn, mệt mỏi… nên tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, dù không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào nhưng người bệnh vẫn sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.
4. Khi nào nên đi thăm khám bác sĩ
Khối u ác tính phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị mang lại hiệu quả cao. Do đó, khi thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và có kết luận chính xác. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ đề ra phương án điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.
5. Khối u ác tính do nguyên nhân nào?
Biểu hiện của khối u ác tính như thế nào đã được giải đáp ở trên. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành của u ác tính thì đến nay vẫn chưa tìm được chính xác. Trong khi đó, quan niệm của nhiều nhà khoa học cho rằng đột biến gen là nguyên nhân dẫn đến khối u ác tính.
Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ hình thành u ác tính, đó là:
- Những người hút thuốc lá.
- Người nghiện rượu bia.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người có chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Những người lười vận động, ít tập thể dục.
- Sống, làm việc trong điều kiện ô nhiễm môi trường.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với chất độc, hóa chất, kim loại nặng.
- Yếu tố di truyền.
- Tuổi tác, giới tính.
6. Chẩn đoán khối u ác tính bằng cách nào?
Để chẩn đoán khối u ác tính, bác sĩ sẽ dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
6.1. Thăm khám lâm sàng
Thăm khám lâm sàng chính là việc kiểm tra sức khỏe của người bệnh dựa vào dấu hiệu thực thể. Theo đó, khi có khối u ác tính thì các triệu chứng phổ biến dễ nhận biết qua việc kiểm tra của bác sĩ đó là:
- Triệu chứng cục bộ: Khối u sưng tấy, to, xuất huyết. Ở những trường hợp khối u chưa di căn, người bệnh có thể đau cấp tính.
- Các triệu chứng di căn: Tùy từng vị trí khối u di căn mà sẽ xuất hiện các triệu chứng tại cơ quan, các mô bị di căn như nổi hạch bạch huyết, lách và gan to…
- Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, ăn uống kéo, giảm cân, sốt, thiếu máu…
6.2. Thăm khám cận lâm sàng
Khi nghi ngờ có khối u, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cận lâm sàng bằng các xét nghiệm chuyên sâu để có kết quả chính xác. Các xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm:
- Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô hoặc mẫu máu và tiến hành kiểm tra để tìm kiếm xem có dấu hiệu ung thư không.
- Xét nghiệm hình ảnh: Tùy từng vị trí khối u và loại ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm hình ảnh phù hợp. Có thể kể đến như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, nội soi, quét xương… Xét nghiệm hình ảnh sẽ giúp quan sát được khối u, tổn thương ở bên trong cơ quan…
- Sinh thiết: Đây là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ đánh giá khối u đó là lành tính hay ác tính với độ chính xác lên đến 95%.
7. Khối u ác tính có chữa được không?
Thông qua biểu hiện của khối u ác tính cộng thêm việc kiểm tra, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá được từng giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn sớm, nếu được điều trị tích cực thì khối u hoàn toàn có thể được kiểm soát. Thế nhưng, khi khối u đã phát triển và di căn thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Việc điều trị khối u ác tính sẽ được bác sĩ lựa chọn phương pháp phù hợp dựa vào giai đoạn, mức độ xâm lấn của khối u. Phổ biến là các phương pháp sau:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp giúp điều trị triệt căn ung thư nếu như được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu khi khối u chưa di căn. Vì thế, nhiều căn bệnh ung thư có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Xạ trị: Chiếu tia năng lượng cao vào khu vực có khối u để thu nhỏ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật.
- Hóa trị: Cho người bệnh uống hoặc tiêm thuốc vào cơ thể để tiêu diệt, thu nhỏ khối u. Hóa trị cũng có thể được kết hợp với phẫu thuật để mang lại hiệu quả cao. Hoặc dùng riêng lẻ khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nhằm giảm đau đớn cho người bệnh.
- Điều trị nhắm trúng đích: Người bệnh sẽ được sử dụng một số loại thuốc mới chọn lọc để tiêu diệt chính xác tế bào ung thư. Nhóm thuốc này chỉ tác động vào tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh như hóa trị hay xạ trị.
8. Những biện pháp phòng ngừa khối u ác tính
Để phòng ngừa khối u ác tính hình thành và phát triển, mọi người nên áp dụng ngay một số biện pháp dưới đây ngay tại nhà:
- Nói không với thuốc lá. Nếu đang hút thuốc cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu trong thực đơn hàng ngày.
- Tích cực vận động, rèn luyện thể thao mỗi ngày.
- Có kế hoạch bảo vệ da trước ánh nắng, bụi bẩn, hóa chất độc hại…
- Uống rượu chừng mực và chỉ nên dùng rượu bia khi thực sự cần thiết.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.
- Bảo vệ cơ thể trước các chất độc hại, độc tố từ môi trường hay công việc.
- Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Tiêm đầy đủ các loại vắc xin để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Kết luận
U ác tính là gì? Biểu hiện của khối u ác tính và những thông tin về khối u này đã được giải đáp trê đây. Các bạn cần nhanh chóng đi thăm khám khi cơ thể có dấu hiệu bất thường để sớm phát hiện bệnh nhằm có hướng điều trị phù hợp. Từ đó, mang lại hiệu quả cao và đảm bảo loại bỏ hoàn toàn được khối u ác tính.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK