Giải đáp thắc mắc u lành tính có nên mổ không

Khối u xuất hiện trên cơ thể khiến bất cứ ai cũng đều hoang mang, lo lắng dù đó là u lành tính. Mặc dù u lành tính hầu hết đều không chuyển thành u ác tính nhưng ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, nhiều người thắc mắc u lành tính có nên mổ không? Các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để giải đáp cho vấn đề này.

1. Hiểu thế nào về u lành tính?

Theo cơ chế bình thường của cơ thể, những tế bào sẽ phát triển, phân chia thành tế bào mới. Trong khi đó, những tế bào cũ, tế bào lão hóa,… sẽ chết đi, bị loại thải ra khỏi cơ thể và sẽ được thay thế bằng các tế bào mới. Theo cách tự nhiên, lượng tế bào mới hình thành và tế bào chết đi sẽ luôn ở trạng thái cân bằng. Tức là không có cơ quan nào bị thiếu hay thừa tế bào trong thời gian dài.

u-lanh-tinh-co-nen-mo-khong-1
U lành tính hầu như không gây nguy hiểm đến tính mạng con người

Thế nhưng, ở những người xuất hiện khối u thì sự cân bằng giữa các tế bào cũ và mới bị phá vỡ. Lúc này, các tế bào cũ, già nua, lão hóa… có thể không bị chết đi mà vẫn tiếp tục sống. Còn các tế bào mới được hình thành, phân chia quá mức trong khi cơ thể không cần đến. Chính những tế bào dư thừa này sẽ phân chia mất kiểm soát và dẫn đến các khối u hình thành. 

Khối u trong cơ thể sau khi hình thành sẽ được chia thành 2 loại là khối u lành tính và khối u ác tính. Vậy khối u lành tính là gì? Đây là những khối u không gây ung thư và theo thời gian chúng không xâm lấn đến những cơ quan, tổ chức hay các mô xung quanh.

Đặc điểm của khối u lành tính là có ranh giới rõ ràng, bề mặt trơn láng. Khối u lành tính thường không gây ra triệu chứng và hầu như không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, có một xác suất rất nhỏ khi các khối u lành tính có thể chuyển thành u ác tính. Vì thế, để chắc chắn khối u đó là lành tính hay ác tính, bạn cần đi thăm khám bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết.

2. Các phương pháp chẩn đoán khối u 

Hiện để xét nghiệm và chẩn đoán khối u có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí  khối u mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp. Hoặc cũng có thể cần thực hiện nhiều phương pháp để có được kết quả chính xác nhất. Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khối u hiện nay có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI,..
  • Siêu âm, nội soi.
  • Sinh thiết.
u-lanh-tinh-co-nen-mo-khong-2
Xét nghiệm hình ảnh chẩn đoán khối u

Dựa trên các xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh, kích thước khối u, các chỉ số quan trọng, mô bệnh học để xác định xem khối u đó là lành tính hay ác tính. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn và mức độ bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3. Khối u lành tính có nguy hiểm không?

Khi cơ thể xuất hiện khối u, mọi người đều rất hoang mang và lo lắng, kể cả khi đó là khối u lành tính. Vậy khối u lành tính có nguy hiểm không? Thông thường, các khối u lành tính có kích thước nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Thế nhưng, trong một số trường hợp dưới đây, khối u lành tính lại gây nguy hiểm cho người bệnh, đó là:

3.1. Khối u chèn ép lên những cơ quan khác

Khối u lành nằm ở những vị trí có thể gây chèn ép lên các cơ quan khác hoặc dây thần kinh. Bởi vậy, có thể gây ra những triệu chứng cho người bệnh như đau nhức, khó chịu… Hoặc ngăn chặn quá trình cung cấp dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể. Hay kích thích cơ thể tăng cường hoặc giảm lượng hormone. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

3.2. Khối u lành tính chuyển thành ác tính (hiếm gặp)

Trường hợp khối u lành tính có thể chuyển thành ác tính khi chúng gặp điều kiện thuận lợi. Lúc này, người bệnh cần được xử lý kịp thời để mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, giảm nguy cơ tử vong.

4. U lành tính có nên mổ không? Khi nào cần phẫu thuật?

Khối u lành tính có nên mổ không luôn là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp vấn đề này, các bạn hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây:

4.1. U lành tính có nên mổ không?

Các khối u lành tính nếu có kích thước nhỏ và không gây hại gì đến sức khỏe của người bệnh thì không cần thiết phải mổ. Bởi việc mổ các khối u lành tính trong trường hợp này đôi khi còn chiếm tỷ lệ rủi ro cao hơn so với việc để khối u.

u-lanh-tinh-co-nen-mo-khong-3
Người mắc u lành tính nên đi kiểm tra khối u định kỳ để có hướng xử lý khi cần thiết

Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện việc thăm khám, kiểm tra định kỳ để xem khối u có tiến triển hay không. Nếu khối u không có gì thay đổi và không gây hại, người bệnh có thể sống cả bình an cả đời với khối u lành tính.

4.2. Khi nào cần mổ khối u lành tính?

Trường hợp các khối u phát triển lớn, gây chèn ép dây thần kinh, các cơ quan trong cơ thể thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật. Hoặc nếu nghi ngờ khối u có nguy cơ chuyển thành u ác tính thì việc phẫu thuật là rất cần thiết. 

Phương pháp phẫu thuật khối u lành tính thường được chỉ định là phẫu thuật nội soi nhằm hạn chế tổn thương, rủi ro, mất máu, nhiễm trùng… cho người bệnh. Đồng thời, sau phẫu thuật, thời gian phục hồi của người bệnh cũng nhanh hơn.

Trường hợp không thể loại bỏ khối u an toàn bằng phương pháp phẫu thuật riêng lẻ thì bác sĩ có thể chỉ định xạ trị để thu nhỏ khối u và ngăn chặn khối u phát triển. Sau đó, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u hoàn toàn nhằm ngăn chặn những vấn đề phát sinh.

Kết luận

Như vậy, nội dung bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ u lành tính là gì và u lành tính có nên mổ không. Để xác định chính xác khối u lành tính có cần phẫu thuật hay không, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

Thông tin liên hệ