Tư vấn: Bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không?

Bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người hiện nay. Vì bệnh lý viêm gan B có thể lây truyền rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu đáp án cho câu hỏi bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Vai trò của vacxin phòng bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng tại gan do Hepatitis B virus hay còn gọi là HBV gây ra. Đây là bệnh lý truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 100 lần so với HIV. Bệnh có thể dễ dàng lây truyền cho người khác qua các con đường là đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con.

Một số trường hợp nhiễm viêm gan B nhưng đề kháng tốt, cơ thể có thể tự hồi phục và không có triệu chứng gì nhận biết. Và những trường hợp này trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm, có thể lây truyền bệnh cho nhiều người khác vì họ không ý thức được mình đang mang bệnh.

Một số trường hợp khác, virus xâm nhập cơ thể sẽ phá hủy tế bào gan, bệnh có thể tiến triển kéo dài thành mãn tính. Nếu không được điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Đặc biệt, hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm được bệnh lý viêm gan B. Các thuốc điều trị sẽ tập trung vào mục tiêu kìm hãm sự hoạt động của virus, làm cho virus chuyển sang trạng thái không hoạt động để ngăn ngừa các biến chứng của viêm gan B.

Tiêm phòng vacxin phòng ngừa viêm gan B là biện pháp phòng ngừa chủ động tốt nhất hiện nay giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh lý này và giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm gan B. Kể cả trẻ em hay người lớn đều được khuyến cáo nên tiêm phòng viêm gan B sớm. Và hiện nay, vacxin phòng viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để tiêm phòng miễn phí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giải đáp: Bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không?

Như vậy, vacxin phòng viêm gan B có vai trò rất quan trọng giúp phòng ngừa bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm nay. Và có nhiều người thắc mắc không biết bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không. Câu trả lời là không, bởi vì những người bị viêm gan B rồi tức là đã có mặt virus viêm gan B trong cơ thể thì việc chủng ngừa sẽ không mang lại tác dụng gì cả.

Vacxin phòng bệnh viêm gan B không có hiệu quả với những người đã mắc bệnh viêm gan B

Việc tiêm phòng viêm gan B có ý nghĩa đối với tất cả những người chưa từng mắc viêm gan B ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với loại virus này càng nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Những đối tượng được khuyến cáo nên tiêm phòng viêm gan B sớm bao gồm:

  • Tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 18 tuổi chưa được tiêm phòng.
  • Những người có quan hệ tình dục với người đang bị nhiễm virus viêm gan B kể cả đối tác là người đồng giới hay khác giới.
  • Những người thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, không chung thủy một vợ, một chồng.
  • Những người đang mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Những người có tiền sử đã và đang tiêm chích ma túy nên tiêm phòng sớm.
  • Những người là người thân thường xuyên chăm sóc tiếp xúc với người bệnh viêm gan B.
  • Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và có nguy cơ tiếp xúc với máu người bệnh nhiều.
  • Những người mắc bệnh lý về thận thường xuyên phải lọc máu, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng.
  • Những người đang sống và làm việc hoặc thường xuyên di chuyển đến những vùng có tỷ lệ mắc viêm gan B cao như Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ, Quần đảo Thái Bình Dương, Đông Âu và Trung Đông.
  • Những người đang mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch, HIV hoặc có bệnh lý nền khác như viêm gan C, tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh mắc bệnh lý tiểu đường ngoài 60 tuổi đổ ra cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

Một số câu hỏi thường gặp về tiêm phòng viêm gan B

Có những loại vacxin nào phòng bệnh viêm gan B?

Vacxin phòng bệnh viêm gan B thường dùng ở nước ta hiện nay có nhiều loại bao gồm cả vacxin đơn giá và vacxin phối hợp. Vacxin phòng viêm gan B đơn giá gồm các loại như Engerix B của Bỉ, Euvax của Hàn Quốc, Hepavax – Gene của Hàn Quốc, Heberbiovac HB của Cu Ba.

Một số loại vacxin phối hợp phòng viêm gan B thường được dùng như Twinrix của Bỉ có tác dụng phòng ngừa cả viêm gan A và viêm gan B; vacxin 6in1 (phòng ngừa viêm gan B và 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác ở trẻ em bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não do HiB) như Hexaxim của Pháp, Infanrix Hexa của Bỉ. 

Vacxin phòng viêm gan B có tác dụng phụ không?

Vacxin phòng bệnh viêm gan B được đánh giá là khá an toàn và mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Đa phần, sau khi tiêm bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như sưng đỏ hoặc ngứa tại vị trí tiêm; đau đầu, chóng mặt; mệt mỏi, cáu gắt; sốt nhẹ dưới 38,5 độ; viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi; buồn nôn. Các triệu chứng này thường kéo dài 1 đến 2 ngày sau khi tiêm và tự biến mất không cần can thiệp gì cả.

Một số phản ứng nặng hơn cũng có ghi nhận nhưng tỷ lệ rất hiếm khi xảy ra bao gồm đau lưng, mờ mắt, thay đổi tầm nhìn, ớn lạnh, khó nuốt, táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng, khó thở, ngứa, tê bì bàn tay bàn chân, phát ban hoặc đỏ da,… Nếu gặp các triệu chứng này bạn cần theo dõi cẩn thận và đến gặp bác sĩ để được tư vấn chuyên môn, theo dõi và xử trí kịp thời.

Tiêm phòng viêm gan B có hiệu quả bảo vệ bao lâu?

Dựa theo nhiều nghiên cứu, vacxin phòng bệnh viêm gan B có thể tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên, theo thời gian lượng kháng thể sẽ giảm dần. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo, để đảm bảo lượng kháng thể luân được duy trì để chống lại sự tấn công của virus, bạn nên tiêm phòng một mũi nhắc lại sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm phòng đầy đủ theo phác đồ trước đó.

Đối với những người đã tiêm vacxin nhưng không theo đủ phác đồ được khuyến cáo cần kiểm tra xét nghiệm lại lượng kháng thể anti HBs và tiêm thêm các mũi bổ sung nếu cần. Thậm chí, bạn có thể phải tiêm lại vacxin từ đầu nếu cơ thể chưa tạo được lượng kháng thể cần thiết để chống lại sự tấn công của virus.

Tiêm phòng viêm gan B rồi có bị mắc bệnh nữa không?

Tiêm phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng bệnh có hiệu quả cao nhất hiện nay, tuy nhiên hiệu quả bảo vệ chưa thể đạt được 100%. Vẫn có một tỷ lệ nhỏ khoảng 2,5-5% người sau khi tiêm vacxin phòng viêm gan B bị lây nhiễm bệnh. 

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiệu quả chủng ngừa của vacxin không đạt được như mong muốn bao gồm:

  • Người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ tiêm chủng được khuyến cáo như tiêm thiếu mũi, tiêm không đúng lịch, không tiêm mũi nhắc lại theo khuyến cáo.
  • Người bệnh có khả năng đáp ứng miễn dịch kém do tuổi cao sức khỏe yếu, người bị suy giảm miễn dịch.
  • Quá trình bảo quản vacxin không đạt chuẩn theo quy định (quy định cần bảo quản vacxin ở nhiệt độ 2 – 8 độ C và không để đông băng) hoặc vacxin tiêm chủng cho bệnh nhân trước đó bị hết hạn, không đạt chất lượng.
  • Quy trình tiêm chủng không được đảm bảo chặt chẽ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ được đáp án cho câu hỏi bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không. Việc tiêm phòng viêm gan B chỉ có ý nghĩa đối với những người chưa từng mắc bệnh trước đó và bạn cần tiêm phòng đúng liều, đúng lịch, tiêm lại mũi nhắc lại theo đúng khuyến cáo để đạt được hiệu quả chủng ngừa tốt nhất.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: