Ung thư tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh lý ác tính, gây nguy hiểm cho tính mạng người mắc. Bệnh cần được phát hiện sớm để có phương án điều trị phù hợp nhằm gia tăng cơ hội chữa khỏi, kéo dài thời gian sống. Nếu còn đang băn khoăn về ung thư tuyến giáp thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua nội dung dưới đây.

Xem thêm:

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào tuyến giáp có sự phát triển bất thường và hình thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp. Khối này sẽ tiếp tục lớn dần lên và xâm lấn đến các hạch bạch huyết, tổ chức lân cận cũng như các cơ quan ở xa nếu không được điều trị sớm.

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có khối u ác tính ở cơ quan này

Bệnh được phân thành 4 dạng cơ bản sau:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Thể này chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với khoảng 70 – 80% ca mắc. Bệnh phát triển từ tế bào nang nhưng tiến triển chậm.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Thể này có tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 10 – 15%. Tiến triển của bệnh nhanh hơn so với ung thư tuyến giáp thể nhú.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Thể này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% số ca mắc. Bệnh có liên quan đến vấn đề nội tiết và di truyền.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Thể này chiếm tỷ lệ mắc bệnh dưới 2% nhưng là loại nguy hiểm. Bệnh thường phát hiện ở giai đoạn đã di căn nên rất khó điều trị.

2. Ung thư tuyến giáp có mấy giai đoạn?

Ở mỗi loại và độ tuổi khác nhau, ung thư tuyến giáp lại chia thành các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, bệnh sẽ được phân chia thành 4 giai đoạn cơ bản dựa vào kích thước của khối u. Cụ thể như sau:

  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và ở phạm vi bên trong tuyến giáp, chưa lây lan ra bên ngoài. Vì thế, việc điều trị sẽ đơn giản mà có cơ hội khỏi bệnh là rất cao.
  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2: Khối u giai đoạn này đã lớn hơn, với kích thước 2- 4cm. Tuy nhiên, tế bào ung thư vẫn nằm trong tuyến giáp và chưa xâm lấn đến hạch bạch huyết lân cận cũng như các cơ quan ở xa.
  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn 3: Các khối u đã có kích thước lớn hơn 4cm và xâm lấn ra cả bên ngoài tuyến giáp, chưa lây đến hạch bạch huyết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khối u phát triển với đa dạng kích thước và các hạch bạch huyết cổ đã xuất hiện khối u.
  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối (giai đoạn 4): Khối u đã xâm lấn sang các hạch bạch huyết, thậm chí lan đến những cơ quan ở xa hơn như ngực, phổi, xương. Lúc này, nguy cơ tử vong là cao và việc điều trị rất khó khăn.

3. Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính nên nguy cơ tử vong cao nếu như người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc điều trị không đúng phương pháp. Tuy nhiên, một điều may mắn là ung thư tuyến giáp có khả năng chữa khỏi cao lên đến 90% nếu phát hiện sớm. Đây cũng là một trong những căn bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao nhất.

Trong tất cả các loại ung thư thì ung thư tuyến giáp chiếm 1 – 2%. Tuy nhiên, xét trong nhóm ung thư nội tiết thì căn bệnh này chiếm đến 90% các ca mắc. Căn bệnh này có số người mắc là nữ cao hơn so với nam giới.

Theo Globocan, số ca mắc mới ung thư tuyến giáp ở nữ giới mỗi năm là hơn 160.000 ca và xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ. Trong khi đó, số ca mắc mới ở nam giới là gần 50.000 ca, xếp thứ 20 trong các loại ung thư ở nam. Việt Nam nằm trong top các nước có ca mắc ung thư tuyến giáp cao nhất thế giới.

Ung thư tuyến giáp cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực nhằm mang lại hiệu quả cao. Mặc dù tỷ lệ chữa khỏi của bệnh là cao nhưng nếu phát hiện muộn thì nguy cơ tử vong vẫn rất cao.

4. Bệnh ung thư tuyến giáp có nguyên nhân do đâu?

Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hệ miễn dịch sẽ khiến làm cho khả năng chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh suy giảm. Vì thế, vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công vào cơ thể, trong đó có tuyến giáp và gây ra ung thư tuyến giáp.

Nhiễm phóng xạ

Tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng ở những đối tượng mà cơ thể bị nhiễm phóng xạ qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Yếu tố di truyền

Thống kê cho thấy nếu gia đình có bố mẹ hoặc người thân cận huyết thống mắc ung thư tuyến giáp thì những thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh lên đến 70%.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp

Mắc bệnh lý về tuyến giáp

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ cao hơn ở những người mắc bệnh lý về tuyến giáp. Các bệnh lý có thể kể đến như viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp, hormone tuyến giáp bị suy giảm, bệnh basedow.

Thay đổi hormone

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới vì từ độ tuổi 30 – 50, nữ giới thường bị rối loạn hormone nội tiết. Vì thế, khiến sự hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp bị kích thích. Các bướu này sẽ lớn dần lên theo thời gian và phát triển thành ung thư.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc được chỉ định uống i-ốt phóng xạ khi mắc các bệnh lý về tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Những nguyên nhân khác nhau

Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp, đó là:

  • Thường xuyên hút thuốc, uống rượu.
  • Những người thừa cân, béo phì.
  • Những đối tượng bị thiếu i-ốt.
  • Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới.
  • Một số hội chứng gen di truyền.

5. Ung thư tuyến giáp có triệu chứng gì?

Nhận biết sớm ung thư tuyến giáp qua các dấu hiệu để đi thăm khám sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:

5.1. Triệu chứng sớm

  • Ở giai đoạn sớm, khối u xuất hiện ở cổ bởi ngay phía trước cổ là vị trí của tuyến giáp. Khối u có đặc điểm là bờ rõ, cứng, di dộng theo nhịp thở và bề mặt có thể gồ ghề hoặc nhẫn.
  • Vùng cổ có hạch. Đặc điểm của hạch lúc này là nhỏ, di động, mềm và xuất hiện ở cùng bên với khối u.

5.2. Triệu chứng muộn

Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng của bệnh đã rõ ràng hơn. Điển hình là:

  • Khối u ở phía trước cổ có đặc điểm là cố định, rắn, kích thước to.
  • Khối u lớn dần chèn ép vào thanh quản, khí quản, khiến người bệnh khàn tiếng, thậm chí là khó thở.
  • Khối u lớn chèn ép vào thực quản, gây triệu chứng khó nuốt, vướng nuốt.
  • Có thể xuất hiện tình trạng thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu ở vị trí da vùng cổ.

6. Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác. Cụ thể như sau:

6.1. Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi thăm người bệnh về các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải. Đồng thời, kiểm tra các dấu hiệu thực thể như khối u ở tuyến giáp có đặc điểm như thế nào. Kèm theo đó là hạch xuất hiện ở cổ có gây sưng đau hay nằm ở bên của khối u hay đối bên…

6.2. Thăm khám cận lâm sàng

Việc thăm khám cận lâm sàng sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình hình bệnh cũng như mức độ ung thư. Các xét nghiệm thường được thực hiện bao gồm:

Xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá nồng độ Calcitonin trong máu. Đồng thời, để phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ, bác sĩ sẽ định lượng cả chỉ số TSH và T3.

Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Siêu âm màu tuyến giáp

Siêu âm màu sẽ giúp bác sĩ đánh giá được số lượng hạt giáp là bao nhiêu và dễ dàng phát hiện xem cổ có hạch hay không. Bệnh nhân có khả năng mắc ung thư tuyến giáp khi xuất hiện một hoặc nhiều hạt giáp. Tuy nhiên, tổn thương lành tính và tổn thương ác tính rất khó phân biệt bằng siêu âm.

Phương pháp xạ hình tuyến giáp

Xạ hình tuyến giáp là một trong những phương pháp giúp bác sĩ đánh giá nhân tuyến giáp, kiểm tra chức năng tuyến giáp, ung thư tuyến giáp. Bác sĩ sẽ sử dụng Technetium – 99m (Tc99m) hoặc chất phóng xạ I-131 để ghi hình tuyến giáp được chính xác, hiệu quả.

Sinh thiết

Bác sĩ sẽ chọc vào tuyến giáp bằng kim nhỏ nhằm lấy ra dịch trong nhân và một số tế bào. Sau đó, mẫu phẩm này sẽ được nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi để đánh giá tế bào đó là ung thư hay lành tính.

7. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?

Trong các bệnh ung thư hiện nay thì ung thư tuyến giáp có tiên lượng khá tốt. Lý do là bệnh thường tiến triển chậm và nếu được phát hiện, điều trị ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Cụ thể tiên lượng sống của người bệnh ở từng giai đoạn như sau:

7.1. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1 và giai đoạn 2

Khối u vẫn nằm trong phạm vi tuyến giáp và chưa di căn đến các cơ quan, vị khác trong cơ thể. Vì thế, nếu được điều trị tích cực thì khả năng sống trên 5 năm là 100%. Trong khi đó, khả năng sống trên 10 năm đạt tỷ lệ khá cao là hơn 75%.

7.2. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3, kích thước khối u đã lớn hơn 4cm. Khối u không chỉ ở phạm vi bên trong tuyến giáp mà còn xâm lấn ra bên ngoài tuyến giáp. Thậm chí, các hạch bạch huyết ở vùng cổ cũng đã xuất hiện khối u. Lúc này, nếu điều trị tích cực thì tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh vẫn rất cao, đạt trên 80%.

7.3. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 4

Khối u ở giai đoạn 4 đã vượt ra khỏi phạm vi tuyến giáp và di căn đến những cơ quan ở xa hơn. Lúc này, việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn và tiên lượng sống sau 5 năm của người bệnh cũng giảm chỉ còn dưới 50%.

Ngoài phụ thuộc vào giai đoạn bệnh thì khả năng điều trị và tiên lượng sống của người bệnh còn bị chi phối bởi loại ung thư. Cụ thể như sau:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là trên 95% và sau 10 năm là trên 90%.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh đạt trên 90% và tỷ lệ này sau 10 năm là trên 70%.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là 90% và tỷ lệ này sau 10 năm là trên 86%.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Thể này rất hiếm gặp và tiên lượng cũng nặng nhất. Hầu hết các trường hợp mắc thể này đều phát hiện bệnh đã di căn nên tiên lượng sống thường dưới 1 năm.

Nhìn chung, ung thư tuyến giáp nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần đi thăm khám sớm khi thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường của cơ thể để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

8. Ung thư tuyến giáp điều trị bằng phương pháp nào?

Ung thư tuyến giáp được điều trị bằng phương pháp nào sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa vào giai đoạn bệnh, tuổi tác, sức khỏe hiện tại. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến thường được dùng hiện nay:

Phẫu thuật cắt tuyến giáp

Tùy từng vị trí khối u, mức độ xâm lấn mà bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp phù hợp. Bao gồm: 

  • Phẫu thuật cắt một thùy và eo giáp trạng.
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp.
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổ chức hạch bạch huyết quanh tuyến giáp khi tế bào ung  thư đã di căn đến hạch cổ.

Xạ trị với i-ốt phóng xạ

Phương pháp này thường được chỉ định khi người bệnh đã cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Lúc này, để tiêu diệt tế bào ung thư, bác sẽ cho người bệnh uống một lượng nhỏ i-ốt phóng xạ.

Thuốc iot phóng xạ dùng để điều trị ung thư tuyến giáp

Nội tiết trị liệu

Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc sau khi điều trị i-ốt phóng xạ, phương pháp nội tiết trị liệu sẽ được thực hiện. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phải bổ sung một lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp sản sinh ra.

Xạ trị từ bên ngoài

Bác sĩ sẽ tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao. Do là xạ trị ngoài nên tia xạ trị sẽ được chiếu trực tiếp từ bên ngoài.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc đưa vào cơ thể bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch hoặc sử dụng bằng đường uống để tiêu diệt tế bào ung thư.

Điều trị đích

Thông thường, khi bệnh ở giai đoạn muộn thì điều trị đích mới được chỉ định. Phương pháp này chỉ tác động vào tế bào ung thư nên các tế bào lành tính không bị ảnh hưởng. Vì thế, ít gây tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.

9. Những lưu ý sau khi điều trị ung thư tuyến giáp

Sau khi kết thúc quá trình điều trị và đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong hai năm đầu, tùy thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ mà người bệnh nên đi khám 3 tháng/lần. Những năm kế tiếp sẽ đi khám với tần suất 1 năm/lần. Việc khám lại sẽ giúp phát hiện xem bệnh có tái phát hay không để có biện pháp xử lý sớm.
  • Trong trường hợp phải sử dụng thuốc thì cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, liệu trình…
  • Người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để ngăn ngừa ung thư tái phát. Nếu chưa biết chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp thì hãy nhờ bác sĩ tư vấn.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa ung thư tái phát và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có thể kể đến như không thức khuya, tập luyện thể dục thể thao, không hút thuốc, rượu bia…
  • Nếu phát hiện dấu hiệu của ung thư tuyến giáp cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được làm các xét nghiệm kiểm tra nhằm đánh giá xem bệnh có tái phát hay không.

10. Phòng ngừa ung thư tuyến giáp bằng cách nào?

Dưới đây là một số biện pháp hữu ích nhằm phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp mà các bạn nên áp dụng ngay từ hôm nay:

  • Tránh xa các tia phóng xạ và hóa chất. Nếu buộc phải tiếp xúc với những chất độc hại này cần sử dụng đồ bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn.
  • Cần đến cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra khi cơ thể có dấu hiệu lạ như nhạy cảm hơn, tăng cân đột ngột, mệt mỏi không rõ nguyên nhân… Bởi các dấu hiệu này có thể là do hormone tuyến giáp bị rối loạn.
  • Hãy tự kiểm tra vùng cổ thường xuyên để phát hiện các khối u bất thường một cách kịp thời.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.
  • Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý. Nếu béo phì, thừa cân thì cần có kế hoạch giảm cân một cách khoa học.
  • Cần thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp nếu gia đình có người thân mắc căn bệnh này nhằm sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt, giàu magie… để tốt cho hoạt động của tuyến giáp.
  • Không nên ăn, uống các thực phẩm, đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng.

Kết luận

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh có tiên lượng tốt và chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì thế, các bạn không nên chủ quan trước bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Thay vào đó nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, đạt được kết quả cao.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ