Bệnh tan máu bẩm sinh sống được bao lâu và cách phòng ngừa?

Bệnh tan máu bẩm sinh sống được bao lâu và bệnh có phòng ngừa được không đang là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Tan máu bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người mắc bất cứ lúc nào nếu không được điều trị đầy đủ, đúng cách. Vậy bệnh tan máu bẩm sinh sống được bao lâu, phòng ngừa ra sao thì các bạn hãy tìm lời giải đáp cùng Genk STF qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bệnh tan máu bẩm sinh là gì?

Tan máu bẩm sinh còn còn được gọi là Thalassemia, thuộc nhóm bệnh huyết sắc tố gây tan máu, thiếu máu di truyền. Có hai thể bệnh là alpha thalassemia và beta thalassemia. Ngoài ra, số ít thể còn là sự kết hợp giữa thalassemia và bệnh huyết sắc tố.

benh-tan-mau-bam-sinh-song-duoc-bao-lau-
Tan máu bẩm sinh là căn bệnh liên quan đến rối loạn di truyền

Tan máu bẩm sinh là bệnh lý có liên quan đến rối loạn di truyền. Bệnh sẽ khởi phát sớm ở những người mang gen bệnh. Bệnh gây ra những ảnh hưởng đến đặc điểm thể hình cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể do thiếu máu và thừa sắt.

2. Những con số đáng sợ về bệnh tan máu bẩm sinh

Theo WHO, có tới 71% số nước trên thế giới bị ảnh hưởng bởi bệnh huyết sắc tố. Trong đó, số phụ nữ có thai mang gen bệnh này là khoảng 7% và tỷ lệ nguy cơ sinh con bị mang gen bệnh ở các cặp vợ chồng là 1,1%.Trên toàn thế giới, có khoảng 60.000 – 70.000 trẻ em sinh ra hàng năm mắc bệnh tan máu bẩm sinh mức độ nặng. Tỷ lệ mắc bệnh nhiều là ở Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Á – Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Số bệnh nhân mức độ nặng cần điều trị cả đời là trên 20.000 người. Có khoảng 8.000 trẻ em mỗi năm sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó số trẻ bị bệnh mức độ nặng là khoảng 2.000 trẻ và khoảng 800 trẻ không thể ra đời.

3. Các mức độ của bệnh tan máu bẩm sinh

Bệnh tan máu bẩm sinh được phân thành 4 mức độ bệnh khác nhau. Mỗi mức độ thì sức khỏe của người bệnh cũng không giống nhau. Đó là:

3.1. Tan máu bẩm sinh mức độ nhẹ

Triệu chứng thiếu máu ở những người mắc tan máu bẩm sinh mức độ nhẹ rất kín đáo. Vì thế, người mắc thường khó phát hiện bệnh nếu không xuất hiện thêm các bệnh lý khác.

Biểu hiện bệnh tan máu bẩm sinh mới rõ ràng và được phát hiện khi người mắc thực hiện phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc khi mang thai. Với những người bị bệnh mức độ nhẹ nếu phát hiện sớm sẽ dự phòng tốt hơn và việc điều trị cũng giảm gánh nặng đáng kể cho bản thân cũng như gia đình.

3.2. Tan máu bẩm sinh mức độ trung bình

Ở mức độ trung bình, biểu hiện thiếu máu sẽ xuất hiện muộn hơn đối với mức độ nặng. Thông thường, trẻ khi đến 4 – 6 tuổi mới cần truyền máu.

Mức độ trung bình của bệnh sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nhẹ hoặc trung bình, tương đương nồng độ huyết sắc tố từ6g/dl đến 10g/dl. Thế nhưng, xu hướng thiếu máu nặng có thể sẽ tăng lên. Trong khi đó, nếu không phát hiện và điều trị sớm, tình trạng thừa sắt ngày càng nghiêm trọng nên bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.3. Bệnh tan máu bẩm sinh mức độ nặng

Tan máu bẩm sinh mức độ nặng có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ vừa chào đời. Thế nhưng, khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi thì triệu chứng mới biểu hiện rõ ràng nhất và bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.

Nếu không được phát hiện sớm, trẻ sẽ bị thiếu máu trầm trọng, khiến cho sức khỏe, thể chất, tinh thần đều bị ảnh hưởng. Ở mức độ nặng, bệnh dễ khiến trẻ bị vàng da, gan lách to, mũi tẹt, xương hàm trên nhô, xương trán và xương chẩm dô ra…

3.4. Bệnh tan máu bẩm sinh mức độ rất nặng

Ở mức độ rất nặng, bệnh sẽ biểu hiện sớm nhất. Theo đó, ngay từ trong bụng mẹ đã có dấu hiệu như phu thai, trước khi sinh hỏng thai. Do biến chứng thiếu máu nặng, suy tim thai nên trẻ sinh ra có thể gây tử vong sớm.

4. Bệnh tan máu bẩm sinh có biểu hiện thế nào?

Tan máu bẩm sinh sẽ khiến quá trình tổng hợp chuỗi globin mất cân bằng. Vì thế, lượng hồng cầu sinh ra không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể và dẫn đến các triệu chứng điển hình sau:

  • Thiếu máu: Đối với người bị tan máu bẩm sinh thì trong suốt cuộc đời của mình sẽ luôn bị thiếu máu mạn tính. Vì thế, người bệnh thường xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống.
benh-tan-mau-bam-sinh-song-duoc-bao-lau-2
Tan máu bẩm sinh khiến người bệnh thiếu máu nên lúc nào cũng xanh xao, mệt mỏi
  • Lách to: Hồng cầu mất độ mềm mại, dễ bị bắt giữ tại lách do chuỗi globin thừa tạo thành thể vùi trong hồng cầu. Lượng hồng cầu giữ lại ở lách sẽ làm lách to, trong khi đó, lượng hồng cầu trong máu giảm nên máu càng bị loãng hơn.
  • Rối loạn chuyển hóa sắt: Người bị mắc tan máu bẩm sinh sẽ bị rối loạn chuyển hóa sắt do tủy xương tăng sinh hồng cầu khiến cơ thể tăng hấp thu sắt từ đường tiêu hóa. Cộng thêm tình trạng truyền khối hồng cầu nên lượng sắt của cơ thể cũng tăng nhanh hơn. Tình trạng sắt dư thừa, rối loạn chuyển hóa sẽ khiến bệnh nhân dễ bị suy tim, xơ gan, suy gan, đái tháo đường, suy tuyến sinh dịch, suy giáp…
  • Thay đổi cấu trúc xương: Do thiếu máu nên diện tích sinh hồng cầu trong tủy xương mở rộng hơn. Điều này dẫn đến hệ lụy là thay đổi cấu trúc xương mặt, sọ, đầu xốp các xương dài. Vì thế, người bệnh có sự biến dạng về khuôn mặt như trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, xương dễ gãy, loãng xương, gò má cao…
  • Rối loạn đông cầm máu: Đây là một trong những dấu hiệu ở những người bị tan máu bẩm sinh và tình trạng này sẽ có xu hướng gia tăng.

5. Bệnh tan máu bẩm sinh sống được bao lâu?

Thalassemia là căn bệnh nguy hiểm nên rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh tan máu bẩm sinh sống được bao lâu? Để giải đáp cho vấn đề này, các chuyên gia đã chỉ ra rằng:

  • Đối với trẻ nếu được truyền máu đầy đủ thì từ lúc sơ sinh đến khoảng 10 tuổi, trẻ vẫn phát triển bình thường.
  • Sau 10 tuổi, dù được truyền máu đầy đủ thì các biến chứng cũng bắt đầu xuất hiện như biến dạng xương, dậy thì muộn, da xin, củng mạc mắt vàng…
  • Ngoài 20 tuổi, các biến chứng sẽ xuất hiện thêm như rối loạn nhịp tim, suy tim…

Bệnh tam máu bẩm sinh đối với thể rất nặng trẻ có thể chết ngay trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh. Bên cạnh đó, đối với những trẻ không được điều trị đầy đủ thường sẽ tử vong ở độ tuổi từ 15 – 20.

6. Tan máu bẩm sinh điều trị bằng phương pháp nào?

Vấn đề trọng tâm của bệnh tan máu bẩm sinh là thiếu máu và thừa sắt. Do đó, việc điều trị sẽ tập trung vào những vấn đề trọng tâm này, đó là truyền máu và thải sắt. Cụ thể như sau:

  • Truyền máu: Thiếu máu mạn tính là triệu chứng của người bị tan máu bẩm sinh. Vì thế, người bệnh sẽ phải thực hiện truyền máu định kỳ trong suốt cuộc đời. Bác sĩ sẽ truyền khối hồng cầu vào cơ thể người bệnh và cứ cách khoảng 2 – 5 tuần sẽ thực hiện truyền máu 1 lần.
  • Thải sắt: Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc thải sắt suốt đời nhằm đưa nồng độ sắt trong cơ thể về trạng thái ổn định bình thường.

Ngoài ra, hiện nay đã có thêm một số phương pháp điều trị tan máu bẩm sinh mang lại hiệu quả cao. Bao gồm:

  • Cắt lách: Cắt lách sẽ được chỉ định trong những trường hợp là: Lách quá to gây đau, giảm nặng bạch cầu hoặc tiểu cầu, trong 6 tháng mà nhu cầu truyền máu tăng hơn 50% so với ban đầu.
  • Ghép tế bào gốc: Đây là phương pháp hiện đại và có thể chữa khỏi bệnh. Thế nhưng, chi phí điều trị rất cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ thành công sẽ thấp nếu như người bệnh đã bị nhiễm sắt nặng tại gan.
  • Điều trị biến chứng: Bác sĩ sẽ căn cứ vào biến chứng và biểu hiện của bệnh mà sẽ có biện pháp điều trị biến chứng phù hợp.

7. Biện pháp hỗ trợ điều trị tan máu bẩm sinh

Để hỗ trợ điều trị tan máu bẩm sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau:

7.1. Chế độ ăn uống

  • Người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt thấp nhưng cho năng lượng cao.
  • Các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao nên hạn chế như thịt gà chọi, thịt đỏ, tim, gan, rau màu xanh đậm, các loại nấm… 
  • Để giảm hấp thu sắt từ thực phẩm, người bệnh nên uống nước chè tươi hàng ngày, nhất là uống ngay sau khi ăn.
  • Các chất kích thích, nước ngọt có gas cần phải hạn chế như rượu bia, cà phê, coca, thuốc lá…
  • Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất tốt cho sự phát triển của xương. Đây là cách hay sẽ giúp vấn đề quá tải về sắt không bị trầm trọng thêm và còn góp phần duy trì thể trạng tốt hơn.
  • Các thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin D rất tốt cho xương khớp như cua, cá, tôm…
  • Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên ăn nhạt, hạn chế sử dụng muối.

7.2. Chế độ sinh hoạt

  • Người bệnh có thể tham gia các hoạt động hàng ngày bình thường. Tuy nhiên, cần tránh hoạt động gắng sức và hạn chế lao động nặng.
  • Bảo vệ bản thân tốt, tránh để bị nhiễm trùng.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn.
  • Khi trời lạnh cần giữ ấm cơ thể.
  • Lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh và lứa tuổi để tập luyện thường xuyên.

8. Có phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh được không?

Tan máu bẩm sinh là bệnh liên quan đến rối loạn di truyền. Do đó, việc phòng ngừa bệnh bằng cách biện pháp hữu ích sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Vì thế, các bạn nên áp dụng một số cách sau để phòng bệnh được tốt hơn:

  • Những người đang có ý định kết hôn và sinh con nên chủ động tầm soát gen bệnh, làm các xét nghiệm để phát hiện có mang gen bệnh hay không.
  • Để tránh sinh ra con bị bệnh thể nặng thì người mang gen bệnh cần được tư vấn và quản lý nguồn gen khoa học.
  • Những cặp đôi đều mang gen bệnh đã kết hôn thì cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán, tư vấn trước khi mang thai và trước sinh phù hợp.
  • Khám sàng lọc sớm bệnh tan máu bẩm sinh cho thai nhi.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về bệnh Thalassemia cũng như giải đáp cho câu hỏi bệnh tan máu bẩm sinh sống được bao lâu? Đây là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn trước và trong khi mang thai để hạn chế bệnh ở mức độ rất nặng. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ được sinh ra.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI

Thông tin liên hệ