Bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao?
Ho là tình trạng mà nhiều bệnh nhân mắc Covid cảm thấy phiền toái vì triệu chứng này thường kéo dài cả sau khi đã khỏi bệnh. Vậy bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu về cách xử trí khi bị ho nhiều do mắc Covid.
Xem thêm:
- Tìm hiểu: Triệu chứng khó thở của Covid như thế nào?
- Viêm gan B có nên tiêm vacxin Covid không?
- Fucoidan phòng covid bằng cách nào? Hiệu quả ra sao?
Nội dung bài viết
1. Tại sao bệnh nhân Covid thường bị ho nhiều?
Covid 19 là căn bệnh truyền nhiễm đường hô hấp có tốc độ lây lan rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Thời điểm chưa có vacxin phòng bệnh, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra trên toàn cầu rất cao.
Khi mới mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện triệu chứng như các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường như sốt, đau họng, ho, mệt mỏi. Những người có hệ miễn dịch yếu, mắc bệnh lý nền nếu không được theo dõi, điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển rất nhanh gây rối loạn nhận thức, suy hô hấp, suy đa tạng và dẫn đến tử vong rất nhanh.
Những người khỏe mạnh hơn, nếu được chăm sóc và điều trị tốt bệnh sẽ được đẩy lùi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nhiều người sau khi kiểm tra test kháng nguyên virus đã trở về âm tính sau nhiều ngày vẫn gặp phải triệu chứng ho khan kéo dài. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp hàng ngày.
Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân Covid bị ho kéo dài khoảng chiếm khoảng 50-70% tổng ca mắc. Có những những bị ho kéo dài khoảng 2-3 tuần, có người bị ho nặng hơn, kéo dài đến cả tháng. Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ mầm bệnh là vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể. Và ho cũng là một phản ứng tự nhiên giúp làm sạch bụi, đờm, chất kích thích ra khỏi cổ họng.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị Covid, tình trạng ho kéo dài là do virus SARS-CoV-2 gay tác động lên dây thần kinh phế vị, làm tăng thêm phản xạ ho. Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tác động trực tiếp đến niêm mạc họng và thanh quản gây ra phản xạ ho, đau rát họng, khàn giọng.
2. Bệnh nhân Covid ho nhiều có nguy hiểm không?
Ho sau Covid thường ho thành cơn, ho kéo dài sẽ làm cho bệnh nhân đau rát, cơn đau có thể chạy dọc xuống phần xương ức. Nhiều bệnh nhân bị ho nhiều vào ban đêm dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém. Tình trạng này kéo dài làm nhiều người có tâm lý hoang mang, lo sợ phổi mình có vấn đề.
Ho kéo dài cũng có làm cho niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương nhiều hơn, làm cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh dễ tấn công hơn. Tình trạng bội nhiễm thêm vi khuẩn làm tình trạng ho càng trở lên nặng hơn, kèm theo xuất hiện đờm xanh, đờm đặc.
Theo thống kê trong số những bệnh nhân từng mắc Covid thì có khoảng 33-76% bệnh nhân gặp phải các triệu chứng hậu Covid kéo dài đến 6 tháng sau khi khỏi bệnh. 20% trong số bệnh nhân hậu Covid phải nhập viện để điều trị, số còn lại bệnh nhân vẫn cần phải theo dõi sức khỏe tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc theo dõi tại nhà trong vòng 2 tháng sau khỏi bệnh.
Để biết tình trạng ho sau Covid có nguy hiểm không và có phải nhập viện điều trị không bạn cần đến bệnh viện thăm khám và đánh giá các chức năng cơ quan khác liên quan. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được chính xác tình trạng ho là do Covid gây ra hay do các bệnh lý khác mắc phải sau Covid.
Nếu tình trạng ho kéo dài này do Covid gây ra, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và ghi nhớ thêm những mẹo trong phần dưới đây để khắc phục tình trạng ho nhanh hơn.
3. Bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao?
3.1. Sử dụng thuốc giảm ho, long đờm
Ho do Covid có 2 dạng là ho khan và ho có đờm. Ho khan thường do virus gây ra, người bệnh có thể dùng thuốc giảm ho để xử trí. Ho có đờm thường do bệnh nhân đang bị bội nhiễm thêm cả vi khuẩn, người bệnh nên dùng thuốc long đờm để xử trí. Khi sử dụng thuốc giảm ho hay long đờm bạn cần có sự tư vấn từ bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.
Một số loại thuốc dành cho ho khan, bạn có thể tham khảo:
- Thuốc giảm kích ứng đường hô hấp thường có thành phần từ thảo dược tự nhiên như bạc hà, mật ong, cát cánh, bối mẫu,… Một số nhãn thuốc bạn có thể tham khảo như bổ phế Nam Hà, Eugica, Prospan…
- Thuốc có chứa hoạt chất Codein có tác dụng giúp ức chế trung khu hô hấp. Những người bị ho khan gây mất ngủ, khó chịu, đau nhẹ có thể sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng thuốc Codein với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai. Các loại thuốc có chứa hoạt chất Dextromethorphan cũng có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, giảm ho tương tự, ít tác dụng phụ hơn nhóm Codein. Loại thuốc này không được chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, người đang điều trị bằng MAO, thận trọng với người suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng.
- Thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin thế hệ cũ thường được dùng cho những người bị ho khan, kích ứng vào ban đêm.
Thuốc long đờm để xử trí ho có đờm thường có chứa hoạt chất guaiphenesin, terpin, eucalyptol… giúp tăng tiết dịch để làm loãng đờm. Hoặc là các loại thuốc có chứa hoạt chất N-acetyl cystein, ambroxol, bromhexin giúp tiêu nhầy. Những loại thuốc long đờm thường được chỉ định dùng dưới 10 ngày, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ.
3.2. Uống đủ nước – Đáp án cho câu hỏi bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao
Uống đủ nước hàng ngày là việc quan trọng giúp bạn hồi phục cơ thể nhanh hơn sau khi bị nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn hoặc virus. Mỗi ngày, bạn nên cố gắng uống đủ tối thiểu 1,5l nước lọc. Đồng thời, bạn nên bổ sung thêm dịch lỏng cho cơ thể từ các loại nước ép, sinh tố hoa quả, súp, cháo, canh,…
3.3. Xông mũi họng
Xông mũi họng thường xuyên giúp bạn thư giãn và làm lỏng chất nhầy bị tắc nghẽn, giúp triệu chứng ho nhanh thuyên giảm hơn. Bạn có thể dùng các loại dược liệu có chứa tinh dầu như bạc hà, chanh, sả đun nước lên để xông hoặc mua loại tinh dầu tinh chế sẵn để tiện sử dụng. Việc xông mũi họng nên thực hiện sau khi bệnh nhân Covid đã hết sốt.
Những bệnh nhân còn đang sốt cao không nên xông quá nhiều lần sẽ làm tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn, cơ thể dễ mệt mỏi hơn.
3.4. Nghỉ ngơi điều độ
Để hệ thống miễn dịch nhanh chóng hồi phục, bạn cần nghỉ ngơi điều độ, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn cần dành ra tối thiểu 7-8 tiếng mỗi ngày để ngủ và lập kế hoạch nghỉ ngơi, làm việc hợp lý để không bị căng thẳng quá trong công việc.
3.5. Bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao? Nằm gối cao khi ngủ
Nằm gối cao khi ngủ giúp ngăn ngừa tình trạng axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược vào đường thở làm tăng nặng hơn triệu chứng ho ở bệnh nhân Covid. Ngoài ra, bạn có thể kê thêm một miếng đệm ở phần vai giúp ngăn chất nhầy cản trở vào đường thở gây giảm phản ứng ho vào ban đêm.
3.6. Phơi nắng để bổ sung vitamin D
Vitamin D là một loại vitamin giúp phổi tăng cường khả năng hồi phục, đồng thời khi cơ thể hấp thụ đủ lượng vitamin D mỗi ngày hệ miễn dịch sẽ được cải thiện tốt hơn. Vì thế, bạn cần phơi nắng mỗi ngày để cung cấp thêm vitamin D cho cơ thể. Thời điểm tốt nhất để hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời là vào buổi sáng sớm trước 8 giờ hàng ngày, mỗi ngày khoảng 15-20 phút và bạn cần để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
3.7. Ăn uống đủ chất
Ăn uống đủ chất giúp cơ thể bạn được cung cấp đủ năng lượng, giúp thể trạng và sức khỏe hồi phục nhanh hơn. Các loại hoa quả là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, rất cần thiết cho sự hồi phục của phổi và thể trạng. Sữa và sữa chua là nguồn thực phẩm dồi dào protein và vitamin D rất cần thiết cho những người mới ốm dậy nhanh hồi phục.
Người bị Covid cần lưu ý nên ăn uống đồ ấm, không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn.
3.8. Rèn luyện thể chất là đáp án cho câu hỏi bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao?
Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra một khoảng thời gian để đi bộ và hít thở sâu giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, giúp tăng dung tích phổi, tăng cường hoạt động cơ hô hấp, đường thở thông thoáng hơn. Ngoài ra, bạn cần luyện tập thêm một số bài tập yoga, bài tập trị liệu để giúp giảm ho nhanh hơn.
3.9. Gặp bác sĩ khi cần thiết
Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên để giảm ho và thực hiện liên tục trong thời gian 3-4 tuần nhưng tình trạng ho do Covid không thuyên giảm thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Ngoài ra, nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường khác đi kèm như tái sốt, khạc nhiều đờm, đờm có màu nâu lẫn máu, khó thở cần đến viện để được bác sĩ kiểm tra sớm.
Vì triệu chứng ho có thể không đơn thuần là do bệnh Covid gây ra mà còn do rất nhiều nguyên nhân khác phối hợp như trào ngược dạ dày thực quản, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, viêm phế quản,…
Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ bạn đọc đã có gợi ý để giải đáp cho câu hỏi bệnh nhân Covid bị ho nhiều phải làm sao. Thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, nếu triệu chứng ho kéo dài khó chịu, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách khắc phục phù hợp nhất.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang