Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3 là gì và phương pháp điều trị?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3 là một trong những bệnh bạch cầu cấp dòng tủy khá phổ biến. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người mắc nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn những thông tin về căn bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3, các bạn hãy cùng Genk STF khám phá bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là căn bệnh ung thư xuất phát từ mô mềm có trong xương và tạo nên những nguyên tủy bào, tiểu cầu, hồng cầu có những bất thường. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể sẽ lan đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể như gan, lá lách, hệ hạch bạch huyết, hệ thống thần kinh…

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là căn bệnh nguy hiểm xuất phát từ mô mềm có trong xương

Bệnh còn có nhiều tên gọi khác như bạch cầu hạt cấp tính, bạch cầu không lymphocytic cấp tính, bệnh bạch cầu tủy cấp tính… Để kiểm soát căn bệnh này, chúng ta cần giảm những nguy cơ và yếu tố mắc bệnh.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, có bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3 hay còn gọi là APL. Bệnh có khả năng gây ra tình trạng đông máu nội mạch rải rác.

2. Triệu chứng bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3

Vì là một loại của bệnh bạch cầu dòng tủy nên khi bị bạch cầu cấp dòng tủy M3, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Bạn sẽ cảm thấy kiệt sức, thậm chí là khó thở. Do các tế bào hồng cầu bị thiếu nên bạn sẽ nhợt nhạt, xanh xao.
  • Do thiếu các tế bào bạch cầu khỏe mạnh nên bạn dễ bị nhiễm trùng.
  • Tình trạng chảy máu bất thường có thể xảy ra với các dấu hiệu như xuất hiện các vết bầm không rõ nguyên nhân, chảy máu răng, chảy máu cam. Ở phụ nữ còn có thêm tình trạng rong kinh.
  • Trên da xuất hiện nhiều vết đốm hay phát ban.
  • Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và xuống sức.
  • Vào ban đêm, bạn có thể bị sốt cao và đổ mồ hôi.
  • Triệu chứng hiếm gặp như đau khớp và xương.

3. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3

Nguyên nhân chính gây bệnh bạch cầu cấp là do sự thay đổi ADN dẫn đến những tế bào tủy xương trở thành tế bào bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Những đối tượng hút thuốc nhiều.
  • Người bị phơi nhiễm hóa học.
  • Những đối tượng trước đó từng sử dụng một số loại thuốc hóa trị.
  • Phơi nhiễm bức xạ.
  • Mắc một số bệnh về máu.
  • Bệnh sử gia đình: Gia đình từng có người thân bị bệnh bạch cầu dòng tủy thì các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Hội chứng di truyền.
  • Những người cao tuổi.
  • Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới do thói quen hút thuốc, rượu bia.

4. Tiên lượng sống của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3 được phân thành nhiều thể khác nhau. Vì thế, tiên lượng sống ở mỗi thể cũng sẽ không giống nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của người bệnh, giai đoạn mắc bệnh, phương pháp điều trị… Tuy nhiên, theo thống kê thì tiên lượng sống của người bệnh ở từng thể như sau:

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy mạn tính

  • Đối với những người bệnh ở giai đoạn đầu mà được phát hiện và điều trị tích cực thì thời gian sống khoảng 8 năm. 
  • Những người bệnh phát hiện ở giai đoạn giữa thì thời gian sống trung bình khoảng 5 năm.
  • Đối với người bệnh phát hiện ở giai đoạn cuối thì thời gian sống trung bình khoảng 4 năm.

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Đây là bệnh bạch cầu phổ biến ở người trưởng thành. Tiên lượng sống của những người bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị tích cực thì có thể kéo dài ít nhất 5 năm.

Tiên lượng sống của người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3 phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bệnh bạch cầu lympho mạn tính

Bệnh bạch cầu lympho mạn tính nếu ảnh hưởng đến tế bào B thì thời gian sống của người bệnh từ 10 – 20 năm. Tuy nhiên, nếu bệnh ảnh hưởng đến tế bào T thì tuổi thọ sẽ rất thấp, chỉ khoảng 4 tháng cho đến 1 năm.

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính

Tiên lượng sống của người mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính rất thấp, chỉ khoảng 4 tháng. Thế nhưng, đối với trẻ em mắc căn bệnh này thì tỷ lệ chữa khỏi lại rất cao, đạt khoảng 80%. Trong khi đó, cơ hội điều trị khỏi bệnh ở người lớn ít hơn và còn phụ thuộc vào quá trình tiến triển của bệnh.

5. Những biến chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3 nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, đó là:

  • Rối loạn đông máu.
  • Suy gan, suy thận.
  • Nhiễm trùng.
  • Hội chứng RAS.

6. Điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3 bằng cách nào?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Căn cứ vào tình hình bệnh cũng như sức khỏe của người mắc mà có phương án điều trị phù hợp. Phổ biến nhất là các phương pháp điều trị sau:

6.1. Hóa trị liệu

Hóa trị liệu sẽ được chỉ định ở liều thấp và liều chuẩn tùy theo sức khỏe cũng như mức độ bệnh. Cụ thể như sau:

Điều trị hóa trị liệu ở liều thấp

Mục tiêu của việc điều trị này là giúp người mắc bệnh tăng tỷ lệ và thời gian sống. Thông thường, phương pháp điều trị này sẽ kết hợp cùng thuốc kháng sinh như thioguanine,  idarubicin và etoposide.

Phương pháp này có thể điều trị tại nhà và giúp người bệnh kéo dài thời gian sống trung bình lên khoảng 10 tháng. Đây là phương pháp điều trị hữu ích trong việc loại bỏ tế bào gây bệnh thấp nhưng cũng làm giảm mức độc tính. Vì thế, những người bệnh có sức khỏe yếu thường sẽ được chỉ định bằng phương pháp này.

Điều trị với hóa trị liệu ở liều chuẩn

Đối với những người cao tuổi nếu điều trị với hóa trị liệu ở liều chuẩn có thể mang lại hiệu quả cao, gần bằng với người trẻ tuổi. Thế nhưng, phương pháp này có độc tính nên có thể gây ra những tổn thương ở tủy xương.

Đặc biệt, với phương pháp này dù có giảm liều lượng của anthracycline thì tác hại của thuốc cũng không giảm. Trong khi đó, hiệu quả điều trị bệnh lại giảm rõ rệt.

6.2. Cấy ghép tế bào gốc

Cấy ghép tế bào gốc là phương pháp hiện đại và cho hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3 nói riêng cũng như bệnh bạch cầu cấp dòng tủy nói chung. Một số trường hợp may mắn thì cấy ghép tế bào gốc sẽ giúp chữa được khỏi bệnh ung thư.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cấy ghép tế bào gốc cũng gặp nhiều vấn đề nhất định, đó là:

  • Những người bệnh có khả năng phục hồi tốt sau khi thực hiện hóa trị thì không thực hiện cấy ghép tế bào gốc. Việc cấy ghép chỉ được thực hiện khi bệnh tái phát nhằm giảm chi phí và biến chứng không đáng có trong quá trình ghép.
  • Sẽ không thể thực hiện cấy ghép tế bào gốc nếu không có người cho tế bào gốc phù hợp với người bệnh.
  • Việc điều trị bệnh không có tiến triển nhưng vẫn thực hiện cấy ghép tế bào gốc thì khả năng bệnh sẽ tái phát. Thậm chí, người bệnh có thể chết sau khi cấy ghép xong.
  • Sẽ không diệt được tế bào ung thư nếu như tế bào gốc đưa vào cơ thể là của bệnh nhân truyền cho bệnh nhân. Còn tế bào gốc của người khỏe mạnh cho có thể tiêu diệt được tế bào ung thư.
  • Tế bào gốc cấy vào cơ thể người bệnh sẽ có tác dụng là tiêu diệt tế bào gây ung thư. Thế nhưng, cũng có mặt hại là chống lại cơ thể người được ghép.
  • Cấy ghép tế bào gốc với mục đích chính là giúp thời gian sống của người bệnh được kéo dài chứ không thể tiêu diệt tế bào ung thư. Tỷ lệ tái phát sau 5 năm cấy ghép tế bào gốc là 40% và sau 7 năm là 70%.
  • Người bệnh thường sẽ sống thêm được 5 năm sau khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc thành công.

6.3. Phối hợp dùng thuốc đặc trị

Bác sĩ có thể chỉ định phối hợp dùng thuốc đặc trị để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3. Theo đó, một số loại thuốc thường được dùng là Cytarabine, anthracycline, idarubicin và daunorubicin. Hoặc cũng có thể là dòng thuốc hóa học như Hydroxyurea, Methotrexate, 6-thioguanine, Azacitidine, Cladribine, Mitoxantrone, Fludarabine…

Việc sử dụng thuốc hóa học có thể khiến cả những tế bào bình thường bị ảnh hưởng và gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, sau khi kết thúc điều trị thì hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất. Số lượng các tế bào máu bị ảnh hưởng dẫn đến số lượng tế bào máu thấp nhưng sau một thời gian sẽ trở lại bình thường.

6.4. Một số lưu ý trong quá trình điều trị

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy M3 cho hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dinh dưỡng: Nên chú ý ăn uống đủ các nhóm chất là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Vận động: Việc vận động là rất cần thiết nhưng người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Tuyệt đối không làm việc quá sức, không vận động quá mạnh.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh bạch cầu cấp dòng tủy M3. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này để sớm phát hiện và điều trị đúng cách nhằm mang lại hiệu quả cao.

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI