Tác dụng phụ của xạ trị bệnh ung thư máu
Việc điều trị bệnh ung thư máu phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe và mức độ của bệnh. Tuy nhiên, về cơ bản có một số biện pháp điều trị: hóa trị, xạ trị, điều trị kháng thể, ghép tủy xương, cấy tế bào gốc hoặc truyền máu để tạo sinh huyết. Bài viết sau đây của GenK STF sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về xạ trị ung thư máu, vai trò cũng như những lưu ý quan trọng khi người bệnh tiến hành xạ trị ung thư máu.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về xạ trị bệnh ung thư máu là gì?
Xạ trị ung thư máu là phương pháp điều trị ung thư máu bằng cách ứng dụng khả năng phá hủy mạnh các tế bào ung thư bởi các tia bức xạ mang năng lượng cao . Một số bệnh nhân được bức xạ từ sự điều khiển của một máy tính lớn nhắm vào lá lách, não bộ, hoặc các bộ phận khác của cơ thể, nơi tụ nhiều các tế bào bạch cầu. Loại trị liệu này kéo dài 5 ngày một tuần trong một vài tuần, mỗi ngày từ 1-2 lần.
2. Chi phí xạ trị bệnh ung thư máu
Xạ trị ung thư máu hết bao nhiêu tiền luôn là thắc mắc của người bệnh và gia đình. Trên thực tế, chi phí phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện ra ung thư máu và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Về cơ bản xác định được bệnh càng sớm thì chi phí xạ trị ung thư máu càng thấp và hiệu quả xạ trị càng cao.
Ngoài ra chi phí xạ trị ung thư máu còn phụ thuộc vào các thiết bị xạ trị. Với những thiết bị xạ trị có công nghệ cao, hiện đại thì chi phí sẽ tăng hơn so với các thiết bị thông thường.
Người bệnh cao tuổi, sức khỏe kém sẽ cần nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ khiến chi phí xạ trị ung thư máu tăng lên cao.
Người bệnh cũng nên chuẩn bị trước các loại bảo hiểm y tế để tiết kiệm phần nào chi phí xạ trị ung thư máu phát sinh bởi đây là căn bệnh dai dẳng, điều trị khó khăn bởi vậy chi phí xạ trị ung thư máu có thể đội lên rất nhiều. Nếu không có bảo hiểm hỗ trợ người bệnh rất khó lòng chi trả được hết.
3. Mục đích xạ trị bệnh ung thư máu
Xạ trị ung thư máu có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư máu ở những giai đoạn đầu, nếu ở giai đoạn sau của ung thư máu, xạ trị thường có tác dụng hỗ trợ cùng những biện pháp khác làm tăng hiệu quả điều trị, tăng thời gian sống cho người bệnh, giảm những triệu chứng khó chịu do ung thư máu gây ra.
Một số lưu ý người bệnh nên lưu ý trong quá trình xạ trị
- Cần trao đổi cụ thể rõ ràng với bác sĩ về tình hình bản thân để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất
- Trong trường hợp xạ trị mà người bệnh là nguồn phóng xạ, người bệnh có thể cần cách lý để tránh ảnh hưởng tia xạ đến người khác
4. Tác dụng phụ của xạ trị bệnh ung thư máu
Tương tự các biện pháp điều trị khác của ung thư máu như hóa trị, ghép tế bào gốc, xạ trị ung thư máu cũng đem đến những tác dụng phụ xạ trị không mong muốn cho bệnh nhân như:
- Xuất hiện những tổn thương da ở vùng xạ trị từ nhẹ đến nặng như: da đỏ, khô căng, thậm chí đã trông giống bị cháy nắng.
- Nếu xạ trị ở vùng cố có thể gây cảm giác khó nuốt, giọng khàn
- Buồn nôn và nôn.
- Xạ trị có mệt không hay suy kiệt không?: thực tế là xạ trị gây mệt mỏi cho cơ thể, đây là triệu chứng rất phổ biến ở hầu hết các trường hợp điều trị ung thư nói chung, những mệt mỏi kèm theo đây là tâm lý lo lắng buồn rầu của bệnh nhân càng khiến cho tình trạng của người bệnh nặng hơn, có thể dẫn đến trầm cảm…
- Có thể xảy ra rụng tóc đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh.
- Tiêu chảy nếu xạ trị ở vùng bụng.
Để hạn chế những tác dụng phụ xạ trị không mong muốn này của xạ trị ung thư máu người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng là giải pháp giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm những ảnh hưởng xấu mà xạ trị có thể gây ra
- Tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ trong điều trị, chú ý theo dõi những biến đổi của cơ thể để có những xử lý kịp thời
- Dùng các loại kem giúp cải thiện tình trạng tổn thương ở da.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh kết hợp với những thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị ung thư, giúp quá trình xạ trị ung thư hiệu quả hơn, giảm những tác dụng phụ của xạ trị ung thư máu có thể mang đến.
5. Cần chuẩn bị gì trước, trong và sau các đợt xạ trị?
Do quá trình xạ trị ung thư máu ngoài tiêu diệt những tế bào ung thư, xạ trị ung thư máu còn có thể tiêu diệt luôn cả những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi, bởi vậy:
- Trước khi xạ trị ung thư máu người bệnh cần chuẩn bị thật tốt sức khỏe để đảm bảo đầy đủ sức khỏe để tiến hành xạ trị, xây dựng kế hoạch ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Trong quá trình xạ trị người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan thoải mái, tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để quá trình xạ trị ung thư máu được hiệu quả nhất
- Tập luyện các bài thể dục thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, yoga…
- Bệnh nhân ung thư máu rất dễ bị nhiễm trùng bởi vậy người bệnh cần tránh xa đám đông và từ những người có cảm lạnh và các người có bệnh hay lây khác. Nếu bệnh nhân bị lây bệnh nhiễm trùng, nó có thể nghiêm trọng và cần phải được vào bệnh viện nằm điều trị ngay.
- Bệnh nhân có thể cần phải được truyền thêm máu, tế bào hồng cầu hoặc tiểu cầu, giúp chữa trị thiếu máu và giảm nguy cơ chảy máu nghiêm trọng
Trên đây là những thông tin cần thiết mà người bệnh cần nắm được khi xạ trị ung thư máu. Hãy theo dõi và tuân thủ thật chính xác chỉ định của bác sĩ trong quá trình xạ trị bệnh ung thư máu cũng như thăm khám thường xuyên sau điều trị để phòng ngừa tái phát.