Những triệu chứng u não ở người lớn thường gặp nhất
Những triệu chứng u não ở người lớn thường gặp là gì? Theo nghiên cứu có rất nhiều triệu chứng sớm khi bị u não, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng có đầy đủ tất cả các triệu chứng ấy. Các triệu chứng này thường biểu hiện khác nhau ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào vị trí của khối u, loại u, kích thước và tốc độ phát triển của nó. Vậy để biết những triệu chứng u não ở người lớn thì mời các bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây của GENK STF nhé.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não chính xác và hiệu quả
- Mổ u não bao lâu thì bình phục và những thông tin cần biết
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về u não
1.1. Khối u não là gì?
Khối u não là tập hợp một nhóm các tế bào bất thường phát triển ngoài tầm kiểm soát trong não. Một số trường hợp thì các khối u não là lành tính, có nghĩa là các tế bào không phải là ung thư. Tuy nhiên một số khác có tính chất ác tính.
Các khối u não được gọi là khối u nguyên phát nếu như chúng bắt đầu trong não. Các khối u não được coi là thứ phát nếu chúng bắt đầu ở một nơi khác trong cơ thể bạn và lây lan đến não.
1.2. Các loại khối u não
Các khối u não nguyên phát xuất phát từ các tế bào cấu tạo nên não và hệ thần kinh trung ương. Các khối u não được đặt tên cho loại tế bào hình thành lần đầu tiên. Có hơn 100 loại khối u não. Các loại phổ biến nhất ở người lớn là:
- Gliomas: Những khối u não này bắt đầu trong các tế bào thần kinh đệm, là những tế bào này giúp giữ cho các dây thần kinh khỏe mạnh. Ung thư xuất phát từ các tế bào thần kinh đệm thường là ung nguyên phát.
- U màng não: Những khối u này hình thành trong màng não, lớp mô mỏng bao phủ não và tủy sống. Chúng không phải là ung thư, tuy nhiên chúng có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng lên hệ thần kinh.
- Schwannomas: Những khối u này làm hỏng lớp phủ bảo vệ của tế bào thần kinh. Chúng không phải là các tế bào ác tính, nhưng chúng thường gây mất thính giác hoặc các vấn đề về thăng bằng.
- U tuyến yên: Chúng hình thành trên vùng tuyến yên, nằm ở đáy não. Những khối u này thường không phải là ung thư và phát triển khá chậm.
1.3. Nguyên nhân gây ra khối u não
Hiện nay cũng có rất nhiều các nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh u não. Tuy nhiên, chưa thực sự có một lời giải đáp chính xác về nguồn gốc gây ra căn bệnh này.
Hầu hết các bác sĩ đều cho khẳng định chưa thể kết luận được nguyên nhân rõ ràng gây bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng gen di truyền có thể là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh u não. Bên cạnh đó, một vài nguyên nhân cũng được đưa ra giải thích về căn bệnh này. Đó là bệnh u não được di căn từ căn bệnh ung thư tại một số bộ phận khác trên cơ thể.
2. Một số triệu chứng u não ở người lớn
Bệnh nhân u não có thể gặp phải những triệu chứng phổ biến như:
2.1. Đau đầu
Đau đầu trầm trọng là triệu chứng khá phổ biến, có thể bắt gặp ở khoảng 50% số những bệnh nhân bị u não. Một khối u não có thể gây ra các tác động đến các mạch máu và các sợi thần kinh nhạy cảm trong não. Tình trạng này sẽ dẫn đến biểu hiện đau đầu và có thể kiểu đau này sẽ không giống với các cơn đau đầu trước đây của người bệnh. Những biểu hiện cụ thể của chứng đau đầu đó là:
- Họ có thể thấy các cơn đau dai dẳng, nó không như chứng đau nửa đầu (Migraine)
- Người bệnh sẽ thấy đau nhiều hơn vào buổi sáng khi thức dậy
- Kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, nôn hay các triệu chứng thần kinh khu trú khác.
- Đau tăng khi ho, tập thể dục hoặc khi thay đổi tư thế, vị trí.
- Các thuốc giảm đau thông thường sẽ không làm dịu cơn đau.
Tuy nhiên, nếu như bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu và cảm thấy tồi tệ hơn những cơn đau trước đây của bạn thì điều đó cũng không có nghĩa là bạn đang bị u não. Nguyên nhân là bởi vì đau đầu có nhiều nguyên nhân, có thể do ngộ độc thức ăn, do mất ngủ, sang chấn hoặc do đột quỵ não…
2.2. Động kinh
Khi bị u não các khối u có thể chèn ép vào các tế bào thần kinh não, sẽ tác động và làm biến đổi các tín hiệu điện từ trong não từ đó gây ra các cơn động kinh.
Các cơn động kinh có thể là dấu hiệu đầu tiên của một khối u não và nó cũng có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Theo thống kê thì khoảng 50% người bệnh bị u não sẽ trải qua ít nhất một lần cơn động kinh. Tuy nhiên triệu chứng động kinh không phải lúc nào cũng đến từ một khối u não. Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác có thể gây ra động kinh bao gồm: sau chấn thương não, dị dạng mạch máu não, sau đột quỵ não, viêm nhiễm ký sinh trùng trong não…
2.3. Những thay đổi về tính cách và tâm trạng
Các khối u não có thể tác động đến chức năng của não, từ đó làm ảnh hưởng đến những tính cách và hành vi của bạn. Những khối u não cũng gây ra những biến đổi tâm trạng một cách bất thường mà bạn không thể lý giải được. Ví dụ như: trước đây bạn là người hòa đồng nhưng tự nhiên bạn dễ nổi cáu với mọi người hay bạn từng là người chủ động trong mọi việc nhưng giờ thì trở nên bị động, hoặc có khi bạn đang cảm thấy thỏa mái và vui vẻ cùng mọi người tuy nhiên chỉ một phút sau bạn đã xảy ra tranh cãi vì những lý do không đáng có…
Những triệu chứng này là do xuất hiện các khối u nằm ở phần nào đó của não, thùy trán, thùy thái dương,…
Các biểu hiện đó có thể xuất hiện sớm khi mắc bệnh nhưng cũng có thể bắt nguồn từ việc bạn sử dụng hóa trị liệu và các phương pháp điều trị ung thư khác.
2.4. Trí nhớ kém và lẫn lộn
Vấn đề về trí nhớ kém có thể do một khối u não xuất hiện ở thùy trán và thùy thái dương. Các khối u ở thùy trán và thùy đỉnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lập luận cũng như việc đưa ra các quyết định của bạn. Ví dụ như bạn cảm thấy khó tập trung, dễ nhầm lẫn ngay cả những vấn đề đơn giản, không thể phối hợp làm nhiều việc cũng như gặp khó khăn khi lập kế hoạch cho bất cứ việc gì, hay bạn gặp vấn đề về trí nhớ ngắn hạn.
Triệu chứng này có thể xảy ra đối với các khối u não ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Bên cạnh đó, trí nhớ kém cũng có thể là do tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị hay các phương pháp điều trị ung thư khác. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện các vấn đề về nhận thức mức độ nhẹ vì nhiều lý do khác ngoài u não như: sự thiếu hụt vitamin, thuốc hay do các rối loạn cảm xúc gây ra,…
2.5. Mệt mỏi
Bên dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang cảm thấy mệt mỏi thực sự:
- Bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức ở hầu hết thời gian.
- Bạn cảm thấy yếu toàn bộ cơ thể đồng thời chân tay bạn cảm thấy nặng nề.
- Bạn thường buồn ngủ vào giữa ban ngày.
- Bạn mất đi khả năng tập trung.
- Bạn dễ cáu kỉnh và cảm thấy rất khó chịu
Mệt mỏi có thể là biểu hiện xuất hiện một khối u não ác tính nhưng cũng có thể là do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư. Bên cạnh đó các tình trạng khác cũng gây ra mệt mỏi như: mắc các bệnh tự miễn, các rối loạn thần kinh, thiếu máu.…
2.6. Trầm cảm
Trầm cảm là 1 triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân bị u não. Một số dấu hiệu để nhận biết trầm cảm như sau:
Cảm giác buồn chán kéo dài hơn mức bình thường.
- Người bệnh cảm thấy mất hứng thú với những thứ mà bạn từng thích thú.
- Thiếu năng lượng, khó ngủ và mất ngủ.
- Có ý nghĩ tự làm hại mình hay tự tử.
- Cảm giác tội lỗi và cảm thấy vô dụng.
- Buồn nôn và nôn
Bệnh nhân u não có thể cảm thấy buồn nôn và nôn ở những giai đoạn sớm của bệnh do khối u gây ra sự mất cân bằng hormone. Nôn và buồn nôn cũng có thể là các tác dụng phụ bạn gặp phải trong quá trình điều trị. Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng này do ngộ độc thực phẩm, cảm cúm, có thai,…
2.7. Yếu liệt và tê bì
Nếu vẫn chưa biết triệu chứng u não ở người lớn là gì thì phải kể đến cảm giác yếu liệt, tê bì, cảm giác kiến bò ở bàn tay, bàn chân. Triệu chứng tê, yếu thường có xu hướng xuất hiện ở một bên thân người. Cần phân biệt với tê yếu trong các bệnh như: đa xơ cứng, bệnh thần kinh tiểu đường, hội chứng Guillain – Barre,…
3. Chẩn đoán khối u não
Để chẩn đoán khối u não, các bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi các câu hỏi về các về triệu chứng, sức khỏe tổng thể cũng như tiền sử sức khỏe gia đình. Sau đó, họ sẽ khám sức khỏe và bao gồm cả khám thần kinh. Nếu như có nghi ngờ khối u não, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hay MRI để xem hình ảnh chi tiết của não
- Angiogram hay MRA, sử dụng thuốc nhuộm và tia X của các mạch máu trong não để tìm kiếm các dấu hiệu của khối u hay các mạch máu bất thường
- Hoặc bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết để xem liệu các khối u có phải là ung thư hay không bằng cách họ sẽ loại bỏ một mẫu mô khỏi não. Và họ có thể làm điều đó trong khi phẫu thuật để loại bỏ khối u.
4. Điều trị khối u não như thế nào?
Bác sĩ sẽ xem xét một số vấn đề sau để quyết định phương pháp điều trị khối u não, bao gồm có:
- Vị trí của khối u
- Kích thước của khối u
- Loại khối u
- Khối u đã di căn hay chưa
- Sức khỏe tổng thể
- Các biến chứng tiềm ẩn
Phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u thường là phương pháp được lựa chọn đầu tiên khi khối u não đã được chẩn đoán. Tuy nhiên một số khối u không thể phẫu thuật cắt bỏ do vị trí của chúng ở sâu trong não. Và trong những trường hợp đó, hóa trị và xạ trị có thể là những được lựa chọn để tiêu diệt và thu nhỏ khối u.
Trong một số trường hợp khác bạn sẽ được hóa trị hay xạ trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Các bác sĩ có thể điều trị các khối u nằm sâu trong não hay các khu vực khó tiếp cận bằng liệu pháp dao gamma, đây một hình thức xạ trị tập trung cao độ.
Trên đây là những thông tin về những triệu chứng u não ở người lớn mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn. Hy vọng rằng những thông tin sẽ giúp ích cho người bệnh trong việc phát hiện ra bệnh lý thông qua những triệu chứng thường gặp.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị