Ung thư dạ dày có uống được sâm không?

Sâm là loại dược liệu quý được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt. Ung thư dạ dày có uống được sâm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về các loại sâm

Sâm là loại cây thân thảo, bộ phận thường dùng để làm thuốc là rễ củ, mọc nhiều ở các nước châu Á, thuộc chi họ sâm. Loại sâm có hình dáng củ rất giống hình người được gọi là nhân sâm. Một số loại khác tuy không thuộc chi họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự hình người cũng được gọi là sâm. Sâm nổi tiếng từ xưa đến nay với công dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng rất tốt. Một số vị thuốc khác cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng được gọi là sâm hoặc tên gọi gắn với chữ sâm. Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi ung thư dạ dày có uống được sâm không, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về tác dụng các loại sâm phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Nhân sâm

Nhân sâm là loại dược liệu quý, thường được trồng ở những vùng núi cao có khí hậu mát lạnh. Thành phần của nhân sâm có gần 30 loại saponin khác nhau mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng thần kinh, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Nhân sâm có tác dụng hạn chế hoạt động của tế bào ung thư dạ dày

Theo y học cổ truyền nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có công dụng bổ phế khí, cố thoát, ích trí, an thần, kiện tỳ.

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh hay còn có tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm là loại cây thuộc họ ngũ gia bì, mọc chủ yếu ở vùng núi Ngọc Linh ở Kon Tum, Quảng Nam. Thành phần của sâm Ngọc Linh có đến 52 loại saponin, 14 loại axit béo, 17 loại axit amin và 20 nguyên tố vi lượng khác. Với thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, sâm Ngọc Linh mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như chống oxy hóa tế bào, tăng cường miễn dịch, chống stress, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Theo Đông y, sâm Ngọc Linh có vị đắng, quy kinh tâm, thận có công dụng tăng cường thể trạng cho người suy nhược cơ thể, trẻ còi xương suy dinh dưỡng, người thiếu máu, mới ốm dậy,…

Đẳng sâm

Đẳng sâm thuộc họ hoa chuông, thường mọc nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Kon Tum, Gia Lai,… Với các thành phần sucrose, glucose, inulin, alkaloid, scutellarein glucoside, đăng sâm mang lại nhiều tác dụng như chống mệt mỏi, giúp thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe.

Theo đông y, đẳng sâm có vị ngọt, tính bình quy kinh phế tỳ có công dụng trị các chứng suy nhược do khí kém, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, trị các chứng rong kinh, rong huyết gây thiếu máu,…

Sâm đại hành

Sâm đại hành còn có tên gọi khác là tỏi Lào, hành đỏ, tỏi đỏ thuộc họ La dơn được trồng để làm thuốc ở một số tỉnh như Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Thành phần sâm đại hành có chứa nhiều hợp chất như quinoid, eleutherin, isoeleutherin, eleutherol. Theo nghiên cứu sử dụng sâm đại hành có nhiều công dụng như kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu.

Theo y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt, nhạt tính ấm, quy kinh can, tỳ có công dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ khái, sinh cơ, chữa các chứng ho, ho ra máu, thiếu máu, đau đầu mệt mỏi.

Sa sâm

Sa sâm thuộc họ cúc, mọc nhiều ở các vùng ven biển miền Bắc, miền Trung như Nam Định, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thành phần của sa sâm có chứa tinh dầu, polysaccharide, nhiều dẫn chất coumarin… mang lại các tác dụng như giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, kháng khuẩn.

Theo y học cổ truyền, sa sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy kinh phế, vị có công dụng dưỡng âm thanh phế, ích vị sinh tân, tả hỏa chỉ thấu, trị các chứng viêm phế quản gây ho khan, bệnh nhiệt gây thiếu tân dịch, gầy sút.

Cát sâm

Cát sâm còn một số tên gọi khác như sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực thuộc họ cánh bướm, mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,… Thành phần của cát sâm có chứa các hợp chất alkaloids, terpenoids, flavones, phenylpropanoids, phytosterol và tinh dầu mang lại các tác dụng như chống oxy hóa tế bào, nâng cao miễn dịch, kháng viêm, long đờm, giảm ho.

Theo đông y, cát sâm có vị ngọt, tính bình quy kinh phế, tỳ có công dụng dưỡng tỳ, bổ trung ích khí, trừ hư nhiệt, dùng trong những trường hợp cơ thể suy nhược, biếng ăn, ho đàm, khát nước,…

Ung thư dạ dày có uống được sâm không?

Hiện nay, chưa có chống chỉ định nào được đưa ra là không được sử dụng sâm cho người bệnh ung thư dạ dày. Sử dụng sâm còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh như chống oxy hóa tế bào, tăng cường miễn dịch, ngăn chặn tốc độ phát triển của tế bào ung thư., giảm căng thẳng mệt mỏi.

Hơn nữa, trong quá trình điều trị, người bệnh ung thư dạ dày có thể gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, thiếu máu, thể trạng suy kiệt. Nếu sử dụng sâm đúng cách sẽ giúp phục hồi sức khỏe, nâng cao thể trạng, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giúp người bệnh đỡ mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình điều trị.

Hiện nay, sâm được bán trên thị trường có rất nhiều loại và giá thành khá cao. Vì thế, khi lựa chọn sâm để dùng bạn cần lưu ý chọn những cơ sở uy tín để mua, tránh mua phải những dược liệu kém chất lượng sử dụng không hiệu quả mà có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Tuy nhiên, để tránh những tương tác không đáng có, bạn cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ điều trị về sử dụng sâm. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về loại sâm nên dùng, liều lượng và thời điểm sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Như vậy đáp án cho câu hỏi ung thư dạ dày có uống được sâm không là có thể và việc sử dụng phải đúng thời điểm, đúng liều lượng dưới chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Những trường hợp không dùng được sâm

Sử dụng sâm mang lại nhiều lợi ích nếu sử dụng đúng thời điểm và đúng liều lượng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh ung thư dạ dày sử dụng sâm có thể làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn. Một số trường hợp người bệnh không nên sử dụng sâm, cụ thể như sau:

  • Người bệnh ung thư dạ dày đang có tình trạng nôn mửa, tiêu chảy do viêm ruột cấp tính nếu sử dụng sâm có thể làm các triệu chứng nặng thêm.
  • Người bệnh viêm loét dạ dày đang có xuất huyết theo đông y nguyên nhân là do khí trệ, vị hỏa gây đau, huyết nhiệt di chuyển gây xuất huyết. Việc sử dụng sâm có thể làm khí càng thịnh lên, không giảm được tình trạng xuất huyết, càng gây đau cho người bệnh.
  • Người bệnh ung thư dạ dày có bệnh nền huyết áp nếu sử dụng nhân sâm không đúng cách có thể làm huyết áp tăng không kiểm soát. Trường hợp này nên thận trọng tốt nhất là không tự ý sử dụng nhân sâm.
  • Những người có kèm theo bệnh nền về hệ thống miễn dịch như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì,… không nên sử dụng nhân sâm vì có thể làm tình trạng bệnh chuyển nặng hơn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn giải đáp được câu hỏi ung thư dạ dày có uống được sâm không. Đặc biệt, bạn cần lưu ý những trường hợp không nên sử dụng sâm để tránh làm tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ