Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì là tốt nhất?
Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì là tốt là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm để thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó, Genk STF sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp được vấn đề trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì qua nội dung dưới đây. Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho con nhé.
Xem thêm:
- Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
- Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
- Giải đáp thắc mắc: Hạch ở nách trái trẻ em có tự khỏi được không?
Nội dung bài viết
1. Những thông tin về bệnh nấm miệng ở trẻ
Trước hết, cha mẹ cần nắm được thông tin về bệnh nấm miệng ở trẻ để có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả sau khi đã điều trị thành công.
1.1. Nấm miệng là bệnh gì?
Nấm miệng là bệnh lý do sự phát triển vượt bậc của nấm Candida albicans. Sự phát triển này vượt khỏi khả năng kiểm soát của niêm mạc miệng. Loại nấm này sẽ xuất hiện chủ yếu ở lưỡi, má trong với các vết tổn thương màu trắng kem. Sau đó, những tổn thương này sẽ tiếp tục lan đến nướu, vòm miệng, amidan và cổ họng.
1.2. Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ
Nấm miệng ở trẻ có nguyên nhân chín là do vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc vệ sinh răng miệng kém. Lý do là nhiều bậc cha mẹ không cho con uống nước tráng miệng hoặc không vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn sẽ khiến thức ăn, cặn sữa ứ đọng trong miệng. Theo thời gian, sữa và thức ăn ứ đọng sẽ lên men và tạo môi trường lý tưởng để nấm Candida albicans phát triển và gây bệnh.
Trong khi đó, nhiều trẻ lớn hơn lại có sở thích ăn nhiều đồ ngọt vào ban đêm hoặc không đánh răng sau khi ăn, đánh răng không đúng cách. Hệ quả của vấn đề này là nấm Candida albicans phát triển và gây ra nấm miệng.
1.3. Triệu chứng của nấm miệng ở trẻ
- Ở lưỡi, vòm miệng, niêm mạc má của trẻ xuất hiện những vết màu trắng kem. Những vết này đôi khi còn xuất hiện ở nướu răng và amidan.
- Trong miệng của trẻ có các tổn thương nổi lên với hình dạng giống miếng phomat.
- Trẻ biếng ăn hơn do miệng đỏ kèm theo đau nhức.
- Những nơi trong miệng cọ xát nhiều có thể gây chảy máu nhẹ.
- Trẻ mất cảm giác ăn ngon.
1.4. Bệnh nấm miệng ở trẻ có nguy hiểm không?
Nấm miệng ở trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm. Thế nhưng, bệnh làm cho trẻ ăn không có cảm giác ngon dẫn đến chán ăn, lười ăn vì miệng đau. Nếu để lâu ngày mà không được điều trị sẽ khiến trẻ bị đau rát họng, nôn ói, suy dinh dưỡng.
Thông thường, bệnh nấm miệng ở trẻ sẽ được điều trị bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà cùng chế độ ăn uống khoa học hợp lý. Theo đó, cha mẹ nên áp dụng một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ điều trị nấm miệng ở trẻ cũng như phòng ngừa căn bệnh này được tốt hơn:
- Thực hiện đúng cách và thường xuyên việc vệ sinh khoang miệng, lưỡi cho trẻ.
- Mẹ phải cho con uống nước sau khi ăn xong để giúp khoang miệng được sạch.
- Đối với trẻ lớn, cha mẹ nên hình thành cho con thói quen súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng ngày 1 – 2 lần.
- Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy thấm một ít nước muối sinh lý vào gạc bông mềm, sạch rồi rồi rơ lưỡi cho con.
- Đối với trẻ lớn, cha mẹ cần hạn chế và tốt nhất không cho con ăn vặt, nhất là bánh kẹo vào buổi tối. Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày.
2. Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì?
Bên cạnh áp dụng các biện pháp trên, cha mẹ nên chú ý chế độ ăn uống để con sớm hết nấm miệng. Vậy trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì thì cha mẹ hãy cùng tìm hiểu dưới đây:
2.1. Hải sản
Có nhiều loại hải sản làm nhiệt độ trong cơ thể tăng hoặc gây dị ứng. Do đó, với những trẻ bị nấm miệng thì cần kiêng hải sản. Bởi sau khi dùng hải sản thường sẽ làm các triệu chứng do nấm miệng gây ra như nóng rát, ngứa ngáy càng trầm trọng hơn. Vì thế, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại hải sản như bạch tuộc, cá biển, tôm, cua, mực, sứa… trong quá trình đang điều trị bệnh nấm Candida.
2.2. Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột
Nguồn thức ăn mà nấm Candida yêu thích chính là đường và tinh bột. Do đó, nếu dung nạp nhiều đường hoặc tinh bột vào cơ thể sẽ tạo điều kiện để nấm men tăng sinh, phát triển nhanh, nhiều hơn. Do đó, để hỗ trợ điều trị nấm miệng cho trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho con sử dụng các thực phẩm nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo, nước ngọt, bánh ngọt…
2.3. Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì – Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng thường giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng hơn cho trẻ. Thế nhưng, đây là đồ ăn không tốt cho trẻ khi đang bị nấm Candida bởi các thực phẩm này sẽ khiến thân nhiệt tăng, làm cho chức năng bài tiết độc tố của gan, thận bị suy giảm. Từ đó, khiến các triệu chứng nấm miệng gia tăng, khiến các vết lở loét sưng tấy, đau đớn ngày càng nghiêm trọng hơn.
2.4. Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Những đồ ăn chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đóng hộp… thường khiến trẻ yêu thích bởi hương vị thơm ngon. Thế nhưng, những đồ ăn chứa nhiều chất béo lại tạo điều kiện để nấm Candida phát triển mạnh mẽ. Từ đó, làm cho bệnh nấm miệng ngày càng nghiêm trọng và nặng hơn.
2.5. Đồ ăn quá cứng
Những đồ ăn cứng sẽ khiến niêm mạc miệng, lưỡi vốn tổn thương, lở loét càng tổn thương, lở loét nhiều hơn. Ngoài ra, những đồ ăn cứng còn khiến trẻ khó nuốt, dễ bị nghẹn khi nấm miệng lan xuống thực quản, cổ họng gây đau đớn, khó chịu. Do đó, cha mẹ nên tránh không cho con sử dụng các món ăn quá khô cứng khi đang bị nấm Candida để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
2.5. Chất kích thích
Những thực phẩm chứa kích thích như cà phê, nước có ga, nước ngọt đóng chai, rượu bia… có nhiều chất gây hại… Những chất này sẽ khiến vi sinh của cơ thể mất cân bằng và càng tạo điều kiện để lượng độc tố mà nấm Candida sinh ra nhiều hơn. Điều này không tốt cho việc điều trị bệnh mà càng làm bệnh nấm miệng nghiêm trọng hơn.
3. Trẻ bị nấm miệng nên ăn gì?
Bên cạnh trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì thì các thực phẩm tốt cho trẻ mà cha mẹ nên tích cực bổ sung để khắc phục tình trạng nấm Candida. Các thực phẩm tốt cho trẻ đó là:
3.1. Sữa chua
Mặc dù không thể tiêu diệt được nấm Candida nhưng sữa chua lại là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào, tốt cho sức khỏe. Vì thế, khi đang bị nấm miệng mà được ăn sữa chua sẽ giúp hệ vi sinh trong khoang miệng được ổn định, cân bằng trở lại. Đây là một yếu tố rất quan trọng nhằm kiểm soát, ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida. Nhờ đó, giảm các triệu chứng của bệnh tốt hơn.
Ngoài ra, sữa chua là thực phẩm mềm, thơm ngon nên việc ăn uống cũng dễ dàng hơn đối với trẻ. Vì thế, sẽ giảm cảm giác niêm mạc bị đau xót, khó nuốt khi nhai nên kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, vì nấm Candida rất thích đường nên cha mẹ hãy cho trẻ sử dụng sữa chua không đường là tốt nhất. Hoặc nếu sữa chua không đường quá khó ăn thì hãy lựa chọn loại sữa chua ít đường.
3.2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C từ lâu đã được biết đến với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, bổ sung nhiều vitamin C qua thực phẩm ăn uống sẽ giúp cơ thể chống lại, kiểm soát sự phát triển của nấm Candida được hiệu quả.
Những thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho con là trái cây, rau xanh như rau chùm ngây, rau ngót, ổi, cam…
3.3. Uống nước chanh
Chanh có khả năng sát khuẩn và tính chống viêm nên có tác dụng tiêu diệt được một số vi khuẩn, nấm gây hại. Do đó, để hỗ trợ điều trị nấm miệng, cha mẹ nên nên cho con sử dụng nước chanh theo những cách sau:
- Cách 1: Pha 1 thìa nước cốt chanh vào nước ấm. Sau đó, dùng nước này để súc miệng mỗi ngày.
- Cách 2: Pha nước cốt chanh cùng với mật ong, thêm chút nước ấm vào. Khuấy đều lên rồi cho con uống sẽ giúp cải thiện nấm miệng đáng kể.
Lưu ý: Cha mẹ không nên cho con uống nước chanh đậm đặc đặc vì rất chua sẽ khiến trẻ bị khé cổ. Đặc biệt, vì nước chanh chua sẽ làm các tổn thương, vết loét ngày càng trầm trọng hơn bởi tính axit mạnh trong nước chanh. Vì thế, dù sử dụng theo cách nào, cha mẹ cần pha nước chanh thật loãng rồi mới cho con sử dụng. Bên cạnh đó, khi sử dụng nên pha ấm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
3.4. Tinh bột nghệ kết hợp với tiêu đen
Tiêu đen là thực phẩm có tính cay nóng nên nằm trong danh sách trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì. Thế nhưng, khi kết hợp một lượng nhỏ tiêu đen với tinh bột nghệ sẽ phát huy hiệu quả đối với việc điều trị nấm Candida.
Theo đó, cha mẹ hãy trộn ½ thìa cà phê tinh bột nghệ cùng 1 chút tiêu đen. Sau đó, cho thêm chút nước ấm vào. Cho trẻ súc miệng bằng hỗn hợp này, kết hợp uống 1 thìa nhỏ để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.
4. Những lưu ý khi điều trị nấm miệng cho trẻ
Ngoài tìm hiểu trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì thì để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, cha mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Rơ miệng cho trẻ thường xuyên và áp dụng khi bé bụng đói. Tuy nhiên, trước khi thực hiện rơ miệng, cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ.
- Cha mẹ không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ trong quá trình vệ sinh, rơ miệng. Bởi khi cậy những chấm này có thể sẽ làm trẻ bị đau, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Với những trẻ đang bú mẹ, cần vệ sinh sạch bầu ngực trước và sau khi cho con bú bằng khăn ấm. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng của trẻ là bình bú sữa, máy rửa chén, thìa, bát cho trẻ ăn…
- Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ bằng nước nóng và xà bông. Sau đó, cần đem phơi khô dưới ánh nắng để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn, ấm mốc.
- Không hôn miệng, má, tay trẻ, kể cả bố mẹ lẫn người thân để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn sang trẻ.
- Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng nấm miệng của trẻ không khỏi. Thậm chí, các vết loét ngày càng nặng, nghiêm trọng hơn thì nên đưa trẻ đi thăm khám y tế để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Kết luận
Bài viết đã giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về nấm miệng ở trẻ cũng như giải đáp được câu hỏi trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì là tốt. Cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc con thật tốt để trẻ sớm khỏi nấm miệng. Từ đó, con có thể ăn uống, phát triển một cách toàn diện.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị