Ung thư đại tràng có lây không? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Ung thư đại tràng có lây không là nỗi lo lắng của nhiều người để có kế hoạch chăm sóc người bệnh cho hợp lý. Để tìm hiểu ung thư đại tràng có lây không và biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Xem thêm:

1. Đôi nét về ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là căn bệnh ác tính, xảy ra khi xuất hiện khối u ở bất cứ vị trí nào tại niêm mạc đại tràng. Các tế bào ung thư sẽ phát triển và xâm lấn đến những hạch bạch huyết lân cận, các tổ chức, cơ quan ở xa hơn. Khi khối u đã lây lan thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

ung-thu-dai-trang-la-benh-gi
Ung thư đại tràng là bệnh gì?

Ở giai đoạn đầu ung thư đại tràng không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng. Tuy nhiên, càng giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu của bệnh càng rõ ràng hơn, có thể kể đến như:

  • Rối loạn tiêu hoá kéo dài với tình trạng táo bón, tiêu chảy thường xen kẽ nhau.
  • Cảm giác đau tức bụng, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, ăn không ngon miệng.
  • Thói quen đi đại tiện thay đổi, khi ngoài gây mót rặn, đau quặn.
  • Phân có sự thay đổi với hình dáng mỏng, dẹt giống bút chì, lá lúa.
  • Ăn nhanh no.
  • Giảm cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

2. Nguyên nhân gây ung thư đại tràng

Để trả lời được câu hỏi ung thư đại tràng có lây không thì chúng ta cần tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh. Đến nay, chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư đại tràng. Thế nhưng, theo nghiên cứu có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Người hút thuốc lá ở mọi hình thức.
  • Những đối tượng nghiện rượu bia.
  • Những người thừa cân, béo phì.
  • Chế độ ăn uống không khoa học.
  • Tiền sử bệnh lý gia đình.
  • Hội chứng di truyền: Hội chứng đa polyp gia đình (FAP) và hội chứng Lynch (HNPCC).
  • Người cao tuổi.
  • Polyp tuyến có kích thước trên 1cm.

3. Ung thư đại tràng có lây không?

Ung thư đại tràng là bệnh lý nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu như không được điều trị kịp thời. Do đó, vấn đề ung thư đại tràng có lây không luôn nhận được sự quan tâm của cả người bệnh và người nhà của họ. Bởi việc xác định bệnh có lây hay không sẽ rất hữu ích để cho việc chăm sóc người bệnh.

ung-thu-dai-trang-co-lay-khong
Ung thư đại tràng có lây không?

Từ những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư đại tràng kể trên thì chúng ta thấy không hề xuất hiện vi khuẩn, virus. Ung thư đại tràng xảy ra là do sự phát triển của các tế bào ở niêm mạc đại tràng một cách bất thường và vượt qua khả năng kiểm soát của cơ thể. Các tế bào mới hình thành nhiều và tích tụ lại sẽ dẫn đến các khối u ác tính, gây ra ung thư.

Như vậy, ung thư đại tràng có lây không đã có câu trả lời. Đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên không gây lây nhiễm từ người qua người thông qua đường máu, đường ăn uống, đường thở. Vì thế, mọi người hoàn toàn có thể chăm sóc và sống cùng người bệnh một cách an toàn, lành mạnh mà không lo lây bệnh.

4. Ung thư đại tràng có di truyền không?

Ung thư đại tràng là căn bệnh không lây nhiễm và cũng không di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Thế nhưng, nguy cơ mắc bệnh ở những người có bố mẹ bị nhiễm bệnh cũng cao hơn người khác bởi con cái có thể thừa hưởng gen đột biến từ bố mẹ. Vì thế, mặc dù không di truyền nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy con cái sẽ có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao gấp 2 – 3 lần so với người khác nếu tiền sử gia đình từng mắc căn bệnh ác tính này.

Do đó, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ nếu gia đình có người mắc ung thư đại tràng. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, có nghi ngờ mắc bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

5. Phòng ngừa ung thư đại tràng bằng cách nào?

Ung thư đại tràng không lây nhiễm nhưng căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ ai. Do đó, chúng ta nên có kế hoạch phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ bằng các biện pháp dưới đây:

5.1. Duy trì thói quen ăn uống khoa học

  • Hạn chế sử dụng thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Các thực phẩm lên men, chứa nhiều gia vị, các món nướng… cũng cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày.
  • Nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả để tốt cho nhu động ruột.
  • Để tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho cơ thể, mọi người nên tích cực bổ sung sản phẩm có chứa probiotics.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực cho hệ đường ruột.
  • Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất thiết yếu trong thực đơn hàng ngày là chất đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước để tăng cường thải độc, đào thải độc tố, thúc đẩy trao đổi chất và tiêu hóa.

5.2. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Không hút thuốc lá dưới mọi hình thức.
  • Nên hạn chế sử dụng rượu bia. Chỉ uống rượu khi thực sự cần thiết và mỗi lần uống chỉ nên dùng một lượng vừa đủ.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas,…
  • Tập luyện, vận động đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
tap-the-duc
Tập luyện thể dục thể thao để phòng ngừa bệnh tật
  • Không thức khuya quá 23h, nên ngủ đủ mỗi ngày 7 – 8 tiếng và nên duy trì thói quen ngủ vào một giờ cố định.
  • Không làm việc quá sức, luôn giữ cho bản thân được thư thái, tâm trạng thoải mái và tránh để stress, căng thẳng kéo dài.
  • Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Nên có kế hoạch giảm cân khoa học và lành mạnh nếu đang bị thừa cân hay béo phì.

5.3. Điều trị tận gốc những bệnh về đường ruột

Có rất nhiều bệnh về đường ruột như polyp, viêm đại tràng, viêm tá tràng… nếu không phát hiện và điều trị sớm, tận gốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Vì thế, mọi người nên điều trị sớm dứt điểm những căn bệnh này để giảm nguy cơ mắc ung thư. Đồng thời, đảm bảo có sức khỏe tốt.

5.4. Tầm soát ung thư đại tràng

Đối với những gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư đại tràng hay những người nằm trong top các đối tượng cao mắc bệnh thì nên tầm soát ung thư định kỳ. Mục đích là sớm để phát hiện dấu hiệu bất thường. Từ đó, sẽ được bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Kết luận

Trên đây bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc ung thư đại tràng có lây không và các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Bệnh không lây nhiễm nên mọi người hãy yên tâm chăm sóc và sống chung với người bệnh nhằm hỗ trợ tinh thần. Từ đó, giúp người bệnh có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật nhằm mang lại kết quả tích cực.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng

Thông tin liên hệ