Bệnh bạch cầu là gì và những thông tin cần biết
Bệnh bạch cầu là một trong những căn bệnh ung thư máu chiếm khoảng 31% các ca mắc. Khi phát hiện muộn khả năng tử vong của người bệnh là rất cao. Bài viết dưới đây, Genk STF sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh bạch cầu để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Xem thêm;
- bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu
- bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em
Nội dung bài viết
1. Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu hay còn gọi là bệnh máu trắng và là một bệnh ung thư máu. Bệnh xảy ra khi số lượng tế bào bất thường của tủy xương tăng sinh nhanh chóng một cách đột ngột, vượt mức kiểm soát của cơ thể. Bệnh có nhiều loại khác nhau. Trong đó, có những loại chỉ xảy ra ở người lớn và một số loại khác lại phổ biến ở trẻ nhỏ.
Bạch bạch cầu là một dạng của ung thư máu
Bệnh chỉ liên quan đến tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu sẽ lớn lên và phân chia khi có yếu tố nhiễm khuẩn tấn công cơ thể nhằm loại bỏ, tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, khi mắc bệnh bạch cầu, tủy xương sẽ sản xuất ra cả những tế bào bất thường và gây bệnh.
Theo thống kê vào năm 2018 tại Việt Nam, trong số các loại ung thư được ghi nhận thì bệnh bạch cầu xếp thứ 7. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả trẻ em cho đến người lớn.
2. Bệnh bạch cầu có những dạng nào?
Bệnh bạch cầu được chia thành 4 dạng khác nhau, trong đó có cả cấp tính và mãn tính. Đó là:
2.1. Bệnh bạch cầu tủy cấp tính
Bệnh bạch cầu tủy cấp tính chủ yếu xuất hiện ở người lớn và chiếm tỷ lệ cao nhất là nam giới. Bệnh xảy ra khi có quá nhiều tế bào tủy được tạo ra từ xương hoặc các nguyên bào tủy chưa trưởng thành.
Bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng điển hình là khó thở, sốt, đau khớp. Ngoài ra, bệnh có thể được kích hoạt bởi các yếu tố môi trường như hóa chất, nhiễm bức xạ…
Đối với bệnh bạch cầu dạng này, phương pháp điều trị phổ biến là hóa trị. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể đề nghị ghép tủy xương.
2.2. Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (Bệnh bạch cầu tủy mạn tính)
Loại bệnh này cũng chỉ tác động và xảy ra chủ yếu ở người lớn. Bệnh xảy ra không có tế bào tủy trưởng thành được tạo ra từ xương.
Tỷ lệ sống 5 năm ở những người mắc bệnh này theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ung thư của Hoa Kỳ là 61,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sau 5 năm ở những người bệnh đột biến gen đáp ứng liệu pháp điều trị nhắm trúng đích có thể lên đến 90%.
2.3. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
Đây là bệnh bạch cầu xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi lượng tế bào bạch cầu thuộc loại tế bào lympho do tủy xương sản xuất quá nhiều. Hoặc xuất hiện nhiều nguyên bào lympho chưa trưởng thành. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho được chia thành những nhóm nhỏ sau:
- Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho tế bào B.
- Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho tế bào T.
- Bệnh lymphoma Burkitt.
- Bệnh bạch cầu cấp chưa phân hóa.
2.4. Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính
Những người trên 55 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất. Thế nhưng, trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính. Bệnh xảy ra khi có quá nhiều tế bào lympho bất thường do tủy xương tạo ra.
Bệnh xuất hiện nhiều ở nam giới. Tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh này được chẩn đoán khoảng 85%.
3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu xảy ra khi số lượng các tế bào máu chưa trưởng thành (chủ yếu là các tế bào bạch cầu) phân chia liên tục và phát triển nhanh chóng. Kết quả là số lượng bạch cầu bất thường tăng nhiều trong máu mà cơ thể không kiểm soát được.
Theo quy luật tự nhiên, sau một thời gian hoạt động, các tế bào máu khỏe mạnh sẽ chết đi và được thay thế bởi những tế bào mới được sản xuất trong tủy xương. Tuy nhiên, thời gian sống của tế bào máu bất thường dài hơn, nên chúng ngày càng nhiều, dẫn đến lấn át, ngăn chặn các tế bào khỏe mạnh hoạt động.
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đó là:
- Người bệnh nhiễm virus như virus HIV, virus T-lymphotropic ở người (HTLV-1).
- Tiếp xúc với bức xạ ion hóa nhân tạo.
- Thường xuyên tiếp xúc với benzene hoặc một số hóa dầu khác.
- Những người đã từng điều trị một bệnh ung thư khác bằng phương pháp xạ trị, hóa trị.
- Người thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc.
- Những người hút thuốc thường xuyên và trong thời gian dài.
- Yếu tố di truyền: Do lỗi ở một hoặc một số gen di truyền nên nhiều người có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn khi gia đình có tiền sử xuất hiện những gen bị lỗi này.
- Hội chứng Down: Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những trẻ mắc hội chứng Down có thể do nguyên nhân là thay đổi nhiễm sắc thể nhất định.
4. Triệu chứng bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu khiến người bệnh gặp phải một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:
4.1. Nhiễm trùng thường xuyên
Vai trò của tế bào bạch cầu là chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, do bệnh bạch cầu mà các tế bào khỏe mạnh bị ức chế hoặc không hoạt động do các tế bào bất thường chiếm ưu thế. Vì thế, cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng và rất khó để điều trị khỏi.
4.2. Sự đông máu kém
Các tế bào tiểu cầu sẽ bị lấn át bởi các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành. Điều này khiến quá trình đông máu của cơ thể kém hơn. Vì thế, người bệnh dễ dàng bị chảy máu hoặc quá trình chảy máu chậm lành hơn. Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh hay xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ đến tím hoặc cũng rất dễ bị bầm tím.
4.3. Thiếu máu
Số lượng tế bào bạch cầu tăng nhanh và phát triển nhiều nên chúng đã ăn luôn cả tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu giảm thì người bệnh sẽ bị thiếu máu. Các biểu hiện của thiếu máu dễ nhận biết là thở nặng nhọc, thở khó khăn, da nhợt nhạt.
4.4. Các triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác. Đó là:
- Thường xuyên đổ mồ hôi đêm.
- Sốt, ớn lạnh.
- Buồn nôn.
- Mệt mỏi.
- Đau xương.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Xuất hiện dấu hiệu giống cúm.
- Nhức đầu, chóng mặt.
5. Bệnh bạch cầu khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi cơ thể có những đặc điểm dưới đây:
- Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào đã liệt kê ở trên mà không tìm được nguyên nhân.
- Bạn không rõ nguyên nhân vì sao mình bị sốt cao, co giật hoặc chảy máu. Những triệu chứng này đều rất nguy hiểm và cần điều trị ngay.
- Bạn đã thuyên giảm nhưng lại thấy sự tái phát của các dấu hiệu bệnh. Chẳng hạn như dễ nhiễm trùng, dễ chảy máu.
6. Bệnh bạch cầu có những biến chứng gì?
Bệnh bạch cầu không chỉ là căn bệnh ác tính mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là:
- Nhiễm trùng: Người bệnh nhiễm trùng thường xuyên và cần nhiều thời gian để điều trị khỏi. Nhiễm trùng xảy ra chủ yếu ở đường hô hấp trên hoặc dưới. Thế nhưng, một số trường hợp có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Thiếu máu: Tế bào bạch cầu bất thường tăng nhanh nên đã ăn cả các tế bào hồng cầu. Do đó, tình trạng thiếu máu có thể nghiêm trọng và người bệnh có thể cần truyền máu.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác: Khi ung thư bạch cầu xảy ra sẽ làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Vì thế, nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác sẽ tăng cao như ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi… Người bệnh sau khi điều trị với thuốc Cyclophosphamide và Fludarabine thường gặp phải các biến chứng này.
- Ung thư tăng triển: Ung thư tăng trưởng có tên u lympho dòng tế bào B lớn lan tỏa. Khi mắc bệnh này, người mắc có thể bị sốt, sút cân, các hạch bạch huyết phình to hơn.
- Các vấn đề thuộc hệ miễn dịch: Các tế bào thuộc hệ miễn dịch mang chức năng chống lại bệnh tật bị “nhầm lẫn” nên tấn công tiểu cầu hoặc hồng cầu.
7. Bệnh bạch cầu sống được bao lâu?
Bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố là giai đoạn phát hiện bệnh, sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị, tâm lý… Tuy nhiên, tiên lượng sống của người bệnh tùy vào từng dạng được chẩn đoán như sau:
Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính
- Người bệnh có thể sống khoảng 8 năm nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
- Thời gian sống trung bình của người bệnh khoảng 5,5 năm nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn giữa.
- Ở giai đoạn cuối, thời gian sống của người bệnh giảm xuống chỉ còn khoảng gần 4 năm.
Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính
Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tỷ lệ sống ít nhất 5 năm đạt khoảng 20 – 40%.
Bệnh bạch cầu lympho mạn tính
- Nếu bệnh khởi phát ở tế bào lympho B thì thời gian sống của người bệnh nếu được điều trị tốt sẽ duy trì từ 10 – 20 năm.
- Nếu bệnh khởi phát ở tế bào lympho T thì thời gian sống của người bệnh không quá 5 năm.
Bệnh bạch cầu lympho cấp tính
Đây là bệnh ung thư máu tiến triển nhanh nên người bệnh chỉ sống thêm được khoảng 4 tháng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sau 5 năm ở trẻ khi mắc bệnh này đạt trên khoảng 85%.
8. Chẩn đoán bệnh bạch cầu bằng phương pháp nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bạch cầu. Cụ thể như sau:
- Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ hỏi thăm người bệnh về các triệu chứng đang gặp phải. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tìm các dấu hiệu thực thẻ như da nhợt nhạt do thiếu máu, hạch bạch huyết có bị sưng hay không…
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ kiểm tra trong máu của bạn có sự bất thường nào về tiểu cầu, bạch cầu hay hồng cầu. Trên cơ sở này sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
- Xét nghiệm tủy xương: Mẫu tủy xương được lấy từ xương hồng bằng kim dài và mỏng rồi đem vào phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm chuyên biệt về các tế bào ung thư bạch cầu qua tủy xương sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
9. Bệnh bạch cầu có chữa được không?
Bệnh bạch cầu cấp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tích cực sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thời gian sống của người bệnh vì thế cũng sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, việc điều trị có cho hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người bệnh, dạng ung thư bạch cầu, giai đoạn bệnh… Tuy nhiên, các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm:
9.1. Hóa trị
Đối với bệnh bạch cầu thì hóa trị là phương pháp điều trị chính. Theo đó, người bệnh sẽ được đưa hóa chất vào người bằng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc duy nhất hoặc kết hợp nhiều thuốc hóa trị dựa vào mức độ bệnh cũng như loại bệnh bạch cầu mắc phải.
9.2. Liệu pháp sinh học
Liệu pháp sinh học sẽ sử dụng các phương pháp điều trị nhằm giúp hệ miễn dịch của của người bệnh được tăng cường và nhạy cảm hơn. Khi hệ miễn dịch được cải thiện sẽ tăng khả năng nhận biết, tấn công và tiến tới tiêu diệt tế bào ung thư.
9.3. Liệu pháp nhắm trúng đích
Liệu pháp này sẽ tấn công các khu vực dễ tổn thương trong tế bào ung thư bằng các loại thuốc. Chẳng hạn đối với những người mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính, thuốc Imatinib sẽ ngăn chặn hoạt động của một loại protein trong các tế bào ung thư. Nhờ đó, bác sĩ có thể kiểm soát bệnh tốt hơn.
9.4. Xạ trị
Phương pháp này sẽ làm tổn thương các tế bào ung thư bạch cầu và ngăn chặn chúng phát triển bằng cách chiếu tia X hoặc các chùm tia năng lượng cao khác. Bác sĩ có thể thực hiện bức xạ trên toàn bộ cơ thể hoặc trong một khu vực tùy theo mức độ bệnh và sự lây lan của tế bào ung thư.
9.5. Ghép tế bào gốc
Ghép tế bào gốc được thực hiện sau khi xạ trị hoặc hóa trị nhằm tiêu diệt tủy xương bị bệnh trước. Sau đó, bác sĩ sẽ xây dựng lại tủy xương bằng cách truyền tế bào gốc tạo máu vào cơ thể người bệnh.
Tế bào gốc ở đây có thể từ chính của người bệnh hoặc từ người hiến. Ghép tế bào gốc rất giống với ghép tủy xương.
10. Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch cầu
Để phòng ngừa bệnh bạch cầu, mọi người nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Nếu không cần thiết, bạn hãy tránh tiếp xúc với hóa chất. Nên mang đồ bảo hộ đúng quy cách khi làm việc hay tiếp xúc với môi trường có hóa chất.
- Bảo vệ bản thân trước các bức xạ. Chỉ thực sự cần thiết mới thực hiện chụp chiếu hay điều trị bằng bằng bức xạ.
- Nâng cao sức khỏe, thể lực và hệ miễn dịch bằng cách tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ các dưỡng chất. Tránh xa các thực phẩm, đồ uống có hại như rượu bia, chất kích thích, chất béo, đồ cay nóng,…
- Tầm soát ung thư sớm nếu như bạn là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Kết luận
Bài viết trên đây vừa giúp các bạn nắm được những thông tin cơ bản về bệnh bạch cầu. Hy vọng các bạn sẽ sớm phát hiện bệnh thông qua các dấu hiệu bất thường để đi thăm khám, điều trị kịp thời nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
XEM VIDEO: Những người chiến đấu và chiến thắng ung thư
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị