Bạn biết gì về viêm gan B thể ngủ? Viêm gan B ở thể ngủ có lây không?
Viêm gan B thể ngủ là tình trạng cơ thể bị nhiễm virus HBV nhưng chúng không gây hại cho gan. Do vậy, dạng viêm gan này không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh và có thể kiểm soát bằng cách nâng cao thể trạng. Sau đây hãy cùng với GENK STF tìm hiểu về viêm gan B ở thể ngủ nhé.
Xem thêm:
- Sự thật: Viêm gan B có gây ung thư không?
- Tìm hiểu: Viêm gan B có đi xuất khẩu Nhật được không?
- Tư vấn: Bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không?
- Viêm gan B có uống được sữa ong chúa không?
Nội dung bài viết
1. Viêm gan B thể ngủ là gì?
Viêm gan B là một bệnh lý có khả năng lây truyền từ người sang người do chủng virus HBV gây ra.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động một cách âm thầm và gây ra một số triệu chứng không rõ ràng. Chỉ cho đến khi virus HBV được nhân lên với số lượng nhất định thì chúng mới bắt đầu gây bệnh.
Dựa vào các triệu chứng và mức độ tiến triển của bệnh viêm gan B mà chia bệnh này thành 3 trường hợp đó là:
- Viêm gan B cấp tính
- Viêm gan B mãn tính
- Viêm gan B thể ngủ
Viêm gan B thể ngủ hay còn được gọi là viêm gan B thể “không hoạt động”. Có thể nói đây là tình trạng bệnh mà dù cơ thể bị nhiễm virus nhưng chúng không bị gia tăng số lượng cũng như không hoạt động tàn phá cơ thể con người.
Ở trong một số trường hợp, bệnh nhân bị nhiễm virus HBV trong quãng thời gian dài nhưng gan không có dấu hiệu bị hoại tử thì cũng được gọi là viêm gan B thể ngủ.
2. Viêm gan B thể ngủ có nguy hiểm không?
Về cơ bản, viêm gan B ở thể ngủ thuộc dạng lành tính nhất trong 3 trường hợp của bệnh viêm gan. Virus viêm gan B thể ngủ không nhân lên và chưa tác động lên cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên như vậy cũng không có nghĩa rằng viêm gan B thể ngủ hoàn toàn không gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Bởi lẽ các virus HBV lúc này chỉ đang tạm thời ở trạng thái “ngủ yên”. Điều đó có nghĩa là bất cứ thời điểm nào chúng cũng có thể trở lại trạng thái hoạt động và tiến hành phá hủy tế bào gan.
Và nguy hiểm hơn nữa là, dù virus viêm gan B ở thể không hoạt động nhưng nó vẫn có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành theo các con đường tương tự như viêm gan thể hoạt động.
3. Viêm gan B thể ngủ có lây không?
Viêm gan B thể ngủ vẫn có thể lây truyền cho người khác nhưng tỷ lệ này không cao, chỉ khoảng 5%.
Các con đường lây nhiễm của viêm gan B thể “không hoạt động” cũng giống như viêm gan B cấp tính hay mãn tính. Cụ thể là:
Đường máu
Đường máu là con đường lây nhiễm viêm gan B thể ngủ dễ gặp nhất.
Những người mà có thói quen sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc dùng chung đồ dùng với khác thì sẽ có nguy cơ bị viêm gan B cao hơn.
Quan hệ tình dục
Nếu như bạn có quan hệ tình dục mà sử dụng biện pháp an toàn với người bị viêm gan B thể ngủ thì vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh.
Để phòng tránh căn bệnh này bạn cần có biện pháp bảo vệ khi quan hệ như dùng bao cao su,…
Từ mẹ sang con
Virus viêm gan B thể ngủ vẫn có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con trong trường hợp người mẹ bị nhiễm viêm viêm gan b thể ngủ.
Đặc biệt, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm đối với phụ nữ bị viêm gan B thể ngủ.
Do đó, để phòng ngừa bệnh lây nhiễm bệnh sang trẻ thì mẹ phải tiến hành tiêm chủng vacxin phòng ngừa cho trẻ trong tuần đầu tiên sau khi được sinh ra.
4. Cách chẩn đoán bệnh viêm gan B thể ngủ
Khi bị nhiễm virus HBV thể ngủ thì bệnh nhân sẽ không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Đồng thời, việc thực hiện một số xét nghiệm liên quan cũng có thể không phát hiện ra được.
Vì vậy, để có thể chẩn đoán bệnh viêm gan B thể ngủ thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:
4.1. Xét nghiệm HBsAg
- Hiện nay, người bệnh chỉ có một cách duy nhất để phát hiện viêm gan B thể ngủ là xét nghiệm phát hiện HbsAg (một dạng protein trên bề mặt virus viêm gan B) có trong máu.
- Nếu như người bệnh chưa từng mắc hoặc đã từng mắc virus HBV nhưng đã khỏi bệnh thì xét nghiệm sẽ cho kết quả âm tính và ngược lại.
- Trong trường hợp kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính nhưng men gan vẫn bình thường thì về cơ bản, bạn đã mắc viêm gan B thể ngủ.
4.2. Xét nghiệm HBV DNA
- Nếu như bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định mắc viêm gan B thể ngủ, thì bước tiếp theo sẽ là đánh giá nguy cơ lây nhiễm của mầm bệnh này cao hay thấp.
- Các xét nghiệm cần làm sau xét nghiệm HBsAg sẽ là HbeAg và HBV DNA.
- Xét nghiệm HBV DNA là một thành tựu của sinh học phân tử. Các kỹ thuật viên sẽ nuôi dưỡng virus trong một môi trường nhân tạo để chúng sinh sản tự nhiên. Sau đó sẽ dựa vào đó mà các kỹ thuật viên sẽ đo được lượng virus trong máu của người bệnh.
- Nếu HBV DNA cao chứng tỏ người bệnh mắc viêm gan B thể ngủ nhưng vẫn có khả năng lây lan mạnh.
- Xét nghiệm này đặc biệt có ý nghĩa đối với phụ nữ có thai hoặc đang có ý định mang thai nhằm tránh lây lan cho con.
5. Viêm gan B thể ngủ có cần phải điều trị không?
Khi bị mắc bệnh viêm gan B ở thể ngủ, bạn sẽ không thể sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh vì kháng sinh chỉ mang lại hiệu quả đối với những trường hợp viêm gan B thể cấp và mãn tính. Bên cạnh đó, việc tiêm vacxin phòng chống lúc này cũng không còn mang lại hiệu quả nữa vì cơ thể lúc này đã bị nhiễm mầm bệnh.
Viêm gan B ở thể ngủ yên thường có số lượng virus trong máu thường là rất ít, chính vì thế mà về cơ bản chúng không có khả năng tấn công hay gây hại đến lá gan.
Tuy vậy, đây cũng là một dạng của bệnh viêm gan B. Do đó, bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị để tránh phát sinh những biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, virus viêm gan B thể không hoạt động chỉ “ngủ” trong cơ thể trong một khoảng thời ngắn và chúng có thể hoạt động trở lại vào bất kỳ thời điểm nào.
Đối với những đứa trẻ bị lây bệnh từ mẹ thì sẽ có rất ít trường hợp miễn nhiễm với virus và khỏi bệnh hoàn toàn. Mà đa số những trường hợp khác đều có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Còn đối với bệnh nhân trưởng thành, nếu như thể trạng và hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt thì virus sẽ bị đào thải hết chỉ trong vòng 6 tháng và không để lại biến chứng.
Ngược lại, nếu như bạn có hệ miễn dịch bị suy yếu thì khả năng chống chọi lại với virus gây bệnh là rất thấp. Một thời gian sau, bệnh sẽ không thể tự khỏi mà sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
Do vậy, khi bị viêm gan B thể ngủ thì tốt nhất bạn vẫn nên chủ động trong việc điều trị cũng như phòng tránh bệnh. Điều này sẽ giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân một cách tốt nhất đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
6. Những lưu ý cho bệnh nhân bị viêm gan B thể ngủ?
Các chuyên gia cho biết, viêm gan B thể ngủ không quá nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với virus mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vì virus có thể hoạt động trở lại vào bất kỳ thời điểm nào.
Tốt hơn hết, bạn nên có các biện pháp chủ động phòng ngừa virus hoạt động trở lại. Cụ thể là:
Nâng cao sức đề kháng
Một số biện pháp giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể để ngăn chặn việc nhân đôi của virus và tăng khả năng loại bỏ tác nhân gây bệnh như:
- Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học cụ thể là: tăng cường tập luyện, rèn luyện sức khỏe, đồng thời tránh căng thẳng kéo dài, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi,…
- Tuyệt đối tránh xa với các thực phẩm gây hại cho gan như thuốc lá, rượu bia, nước uống có cồn, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản,…
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh: bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi,…
Cùng với đó là uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Khám sức khỏe định kỳ
Khi bệnh nhân bị chẩn đoán viêm gan B thể ngủ bạn nên phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi chặt chẽ quá trình tiến triển của bệnh.
Đồng thời, bệnh nhân nên thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết giúp tầm soát bệnh như xét nghiệm HBeAg, HBsAg, HBV DNA và nồng độ men gan.
Nếu như người bệnh cảm thấy bệnh tình của mình đang có dấu hiệu tiến triển xấu, thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp kiểm soát bệnh.
Lúc này, bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị
Để giúp tăng khả năng loại bỏ virus viêm gan B thể ngủ bên trong cơ thể, cùng với việc nâng cao sức đề kháng thì bệnh nhân có thể sử dụng đến các loại thảo dược tác dụng hỗ trợ điều trị và bảo vệ gan như:
Cây mật nhân: Mật nhân một là dược liệu có khả năng ức chế các tế bào gan ác tính mà có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Đồng thời giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào lành.
Cách tiến hành:
- Lấy 10 gam mật nhân và 10 gram cà gai leo mang đi rửa sạch, sau đó cho vào ấm sắc cùng với 1,5 lít nước.
- Sau đó, đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp rồi chắt lấy nước sử dụng để uống trước bữa ăn.
Cây cà gai leo: Hàm lượng glycoalkaloid được tìm thấy trong cà gai leo rất dồi dào. Do đó, khi đi sử dụng loại dược liệu này sẽ có tác dụng ngăn chặn quá trình nhân đôi của virus viêm gan B, từ đó hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
Cách tiến hành:
- Lấy khoảng 30 gam cây cà gai leo, 10 gam diệp hạ châu và 10 gram dừa cạn đem đi rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
- Cho dược liệu vào chảo sao vàng, sau đó mang đi sắc với 1 lít nước cho đến khi cạn còn 200ml là được.
- Sau đó, chắt lấy nước sắc, chia thành 2 phần và sử dụng để uống hết trong ngày.
Chủ động trong việc ngăn ngừa bệnh lây lan
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng tránh sự hoạt động trở lại của virus viêm gan B thể ngủ, bệnh nhân cũng cần phải chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh cho người khác như
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
- Không đi hiến máu khi dương tính với virus,…
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh lý viêm gan B thể ngủ mà chúng tôi cung cấp cho bạn. GENK STF hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này.
XEM VIDEO: VTC14: Hành trình người con tìm giải pháp cứu cha thoát khỏi ung thư
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị