Viêm màng não mô cầu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Viêm màng não mô cầu (hay còn gọi là viêm màng do não mô cầu khuẩn) là căn bệnh tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm. Nếu viêm màng não mô cầu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy thì hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Xem thêm:

1. Bệnh viêm não mô cầu là gì?

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng. Căn bệnh này do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra.

Vi khuẩn Neisseria meningitidis được các nhà khoa học phân loại thành 12 nhóm huyết thanh dựa trên polysacarit dạng nang. Trong đó, các nhóm huyết thanh phải kể đến là A, B, C, W, X và Y là tác nhân chính gây ra bệnh viêm màng não mô cầu.

Theo các thống kê, có tới trên 25% người lành mang vi khuẩn não mô cầu ở mũi, hầu hay họng.

Tại Việt Nam, viêm não mô cầu nhóm A, B và C là thường hay gặp nhất. Ngoài ra, não mô cầu khuẩn còn có thêm một số nhóm huyết thanh khác như X, Y, W-135.

Theo một số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), nhóm huyết thanh B gây ra 40% tổng số ca bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn. Trong đó thì có khoảng 60% trường hợp nhiễm bệnh thuộc nhóm này là trẻ em và người lớn dưới 25 tuổi.

Viêm màng não mô cầu do nhóm huyết thanh C, Y và W mặc dù chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng lại thường gặp hơn ở những người trưởng thành. Nguyên nhân do nhóm này chiếm khoảng 65% các trường hợp mắc bệnh viêm màng não ở những người trên 25 tuổi là do các tuýp này gây ra.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não mô cầu

Như đã nói ở trên thì Neisseria meningitidis là vi khuẩn chính gây nên căn bệnh nguy hiểm này.

Môi trường sống của vi khuẩn này là hầu, họng, mũi. Do đó, chúng có để thông qua lớp niêm mạc, đi vào cơ thể và gây bệnh. Viêm màng não mô cầu có thể lây từ người bệnh sang người lành qua một số con đường sau:

  • Qua không khí khi tiếp xúc gần
  • Qua dùng chung vật dụng cá nhân
  • Qua ăn uống, nói chuyện với người bệnh

Các con đường đó khiến cho vi khuẩn đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc qua các hạt nước bọt chứa khuẩn truyền từ người này sang người khác.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng não mô cầu

Triệu chứng thường gặp:

Các triệu chứng của viêm màng não mô cầu có thể không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng có các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh là:

  • Cảm giác mệt mỏi
  • Sốt cao đột ngột
  • Nhức đầu dữ dội và kéo
  • Khó cử động cổ
  • Buồn nôn hoặc nôn ói;
  • Cảm thấy khó chịu khi gặp ánh sáng
  • Buồn ngủ hay rất khó đánh thức
  • Đau khớp
  • Lú lẫn hay thay đổi tâm tính;
  • Có xuất hiện phát ban đỏ hay tím ở da là triệu chứng rất quan trọng.
phat-ban
Phát ban là triệu chứng của viêm màng mô cầu

Nếu triệu chứng đó không mất khi ấn vào thì có thể là dấu hiệu của nhiễm độc máu và bận cần đi cấp cứu ngay lập tức.

Các triệu chứng khác của viêm màng não ở trẻ nhỏ:

  • Thóp phình
  • Quấy khóc dai dẳng
  • Thở nhanh và gấp
  • Ngủ gà, ngủ gật
  • Ban da chuyển sang màu xanh hay xám;
  • Tay chân lạnh
  • Co giật.

Xem ngay >>> triệu chứng bệnh ung thư não

4. Biến chứng của viêm màng não do não mô cầu

Theo các chuyên gia nhận định thì viêm màng não do não mô cầu khuẩn có thể diễn tiến rất nhanh. Có thể bữa sáng người bệnh vẫn ăn sáng bình thường với gia đình, nhưng đến tối, bệnh nhân đã ra đi mãi mãi.

Ở thể tối cấp, viêm màng não mô cầu có tỷ lệ tử vong lên đến từ 60 đến 70%.

Ở thể viêm màng não mủ, tỷ lệ tử vong là 30 đến 40% ngay cả khi bệnh nhân đã được điều trị bằng kháng sinh.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân may mắn sống sót, vẫn có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý khác.

Viêm màng não do não mô cầu khuẩn là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nó có thể cướp đi tính mạng của một người khỏe mạnh chỉ trong 24h kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên.

5. Bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn có lây nhiễm không?

Bệnh viêm màng não mô cầu là căn bệnh có khả năng lây nhiễm. Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ người bệnh sang người lành.

Thống các kê sau nhiều đợt dịch viêm não mô cầu cho thấy, có trên 25% số người bị nhiễm bệnh không có biểu hiện lâm sàng điển hình. Và có trên 50% người khoẻ mạnh đang mang mầm bệnh não mô cầu trong cơ thể.

Vi khuẩn não mô cầu có thể lây lan rất nhanh từ người sang người thông qua đường hô hấp. Cụ thể là qua nước bọt, dịch tiết mũi, họng khi ho, hắt hơi của người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh, nhất là ở các nơi tập trung đông người.

Trong một tỷ lệ rất nhỏ là dưới 1%, vi khuẩn não mô cầu xâm nhập qua các tế bào niêm mạc và sau đó xâm nhập vào máu rồi lây lan đến nhiều cơ quan khác. Theo nghiên cứu có đến hơn 50% số người bị vi khuẩn này vượt qua hàng rào máu não, đi vào dịch não tủy và gây tình trạng viêm màng não mủ.

6. Đối tượng nguy cơ của bệnh viêm màng não mô cầu

Theo các chuyên gia cho biết, tất cả mọi người đều có thể là đối tượng nguy cơ mắc viêm màng não mô cầu. Tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi và thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn các đối tượng khác.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh:

  • Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá
  • Sống và sinh hoạt trong những điều kiện đông đúc, chật hẹp
  • Phải tiếp xúc thân mật với nhiều người

Thống kê từ một số các quốc gia cho thấy, tỷ lệ mắc viêm màng não do não mô cầu khuẩn cao hơn ở đối tượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Trong đó, nguy cơ đối với đối tượng sống hoặc đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ các chủng não mô cầu cao là lớn nhất. Do vậy, tất cả mọi đối tượng nhất là khách du lịch, cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn hiệu quả.

7. Cách chẩn đoán và điều trị viêm màng não mô cầu

7.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh viêm màng não mô cầu, bác sĩ sẽ lấy dịch não tủy hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán.

lay-dich-nao-tuy
Lấy dịch não tuỷ để chẩn đoán viêm màng não mô cầu

Biện pháp này giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân và chẩn đoán có đúng bị bệnh viêm não mô cầu hay không.

Nếu chẩn đoán chính xác bệnh nhân mắc viêm não mô cầu thì việc điều trị hiệu quả nhất chính là dùng khánh sinh để giảm lây nhiễm và ngăn ngừa bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

7.2. Điều trị

Điều trị dự phòng:

Với trẻ dưới 5 tuổi và người lớn thì dùng Sunfamit trong 5 ngày đầu tiên. Cụ thể như sau:

  • Trẻ nhỏ dùng 1 gam/ngày chia làm hai lần.
  • Với trẻ trên 5 tuổi thì dùng 0.05 gam/kg/ngày chia làm 2 lần.
  • Người lớn 2 gam/ngày chia làm hai lần.

Điều trị đặc hiệu:

  • Đối với trẻ sơ sinh đến ba tháng tuổi thì cho dùng Ampicillin 200 mg/kg và Cephalosporin thế hệ III 100 mg/kg bằng cách tiêm vào tĩnh mạch từ 2-3 lần trong 24 giờ.
  • Đối với trẻ dưới 10 tuổi thì dùng ampicillin 200 mg/kg và chloramphenicol 25mg/kg hoặc ampicillin 200mg/kg và cephalosporin 25mg/kg tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ.
  • Đối với người lớn thì dùng penicillin G 2 triệu đơn vị, tiêm vào tĩnh mạch 2 giờ/lần hoặc dùng ampicillin 2 gam, hoặc cephalosporin thế hệ III 2 gam, tiêm vào tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ. Thời gian điều trị trung bình khoảng 10 ngày.

8. Phòng ngừa viêm màng não mô cầu

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã có khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
  • Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
  • Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

9. Vai trò của tiêm phòng vắc xin viêm não mô cầu AC, BC

Vacxin phòng ngừa viêm não mô cầu chứa các kháng nguyên giúp kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.

co-nen-tiem-vacxin-viem-mang-nao-mo-cau
Có nên tiêm vacxin viêm màng não mô cầu?

Hiệu quả bảo vệ của vacxin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu lên đến 90%.

Đến thời điểm hiện tại, vi khuẩn não mô cầu được phát hiện có đến 13 chủng, nhưng ở Việt Nam nguy hiểm nhất là các chủng A, B, C. Do đó, chúng ta cần tiêm ngừa cả 2 loại vacxin phòng viêm não mô cầu AC và BC. Vì nếu chỉ tiêm phòng viêm não mô cầu loại BC thì vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu tuýp A và ngược lại nếu chỉ tiêm phòng viêm não mô cầu AC thì vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu tuýp B.

10. Thời điểm tiêm ngừa viêm não mô cầu?

Hiện nay, vacxin ngừa viêm não mô cầu là vắc xin dịch vụ chứ chưa được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia.

Do vậy, tỷ lệ tiêm ngừa vắc xin này chưa cao. Trong khi đó, nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu là rất cao và có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào.

Vì vậy, bên cạnh việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và giữ vệ sinh nơi sinh sống thì tiêm chủng phòng ngừa viêm não mô cầu bằng vắc xin là cách giúp trẻ phòng tránh bệnh tốt nhất.

  • Vacxin viêm não mô cầu AC giúp phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp A và tuýp C: tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 2 tuổi trở lên (hoặc cho trẻ trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh).

Sau đó cần tiêm nhắc sau mỗi 3 – 5 năm.

  • Vacxin viêm não mô cầu BC giúp phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp B và tuýp C dùng để tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên.

Bé cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6 – 8 tuần.

  • Vacxin viêm màng não mô cầu ACYW (vacxin Menactra – Mỹ) dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi tới 55 tuổi.
vacxin-viem-mang-nao-mo-cau-acyw
Vacxin viêm màng não mô cầu ACYW

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm màng não mô cầuGENK STF cung cấp cho bạn. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khoẻ của bạn và người thân trước căn bệnh này.

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

https://www.youtube.com/watch?v=eiSjTun2bDc
Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7