Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối
Ung thư xương giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn ra nhiều cơ quan khác nhau nên tỷ lệ tử vong cao chỉ trong thời gian ngắn. Lúc này, việc chăm sóc và điều trị chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, mang lại sự thoải mái cho người bệnh trong những năm tháng cuối đời. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Ung thư xương giai đoạn cuối là gì?
Giai đoạn cuối của ung thư xương tức là giai đoạn IV. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã di chuyển, xâm lấn ra các hạch bạch huyết và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh lúc này đã rất yếu và kiệt sức. Cơn đau nghiêm trọng còn làm nhiều người bệnh không thể ngủ được.
Các tế bào ung thư di căn đến nhiều cơ quan nên không thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Thời gian sống của người bệnh trong giai đoạn này còn rất ngắn. Thông thường, người bệnh sẽ sống được dưới 1 năm và có những trường hợp chỉ sống thêm được 1 – 5 tháng.
- Giai đoạn 4: Trong giai đoạn 4A, khối u ác tính có thể có bất kỳ kích thước cũng như ở bất kỳ mức độ nào. Số lượng của chúng rất nhiều và có khả năng xuất hiện ở vô số đoạn xương. Lúc này, mầm mống ung thư chỉ mới di căn đến phổi, chưa xâm nhập vào các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4: Tương tự giai đoạn 4A, mức độ nghiêm trọng, kích thước và vị trí của khối u trong xương rất đa dạng. Tuy nhiên, khi tiến vào giai đoạn 4B, các tế bào đột biến đã lan đến những hạch bạch huyết gần đó và hoàn toàn có khả năng di căn đến nhiều cơ quan hoặc khu vực xương khác.
2. Tỷ lệ sống ở người bệnh ung thư xương giai đoạn cuối
Các chuyên gia tính toán tỷ lệ sống tương đối dựa trên dữ liệu (ít nhất năm năm trước đó) liên quan đến những người đã nhận kết quả từ bác sĩ chẩn đoán rằng mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư xương giai đoạn cuối nói riêng. Yếu tố bệnh được cải thiện nhờ điều trị không được đưa vào. Bên cạnh đó, các yếu tố sau cũng sẽ không được suy xét:
- Tình trạng ung thư trở nên tệ hơn
- Ung thư di căn
- Ung thư tái phát
Tỷ lệ sống tương đối chủ yếu dựa trên số lượng mầm mống ung thư di căn và cũng sẽ không đề cập đến bất kỳ yếu tố nào khác có thể ảnh hương đến kết quả, chẳng hạn như:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Sức khỏe tổng thể
- Vị trí ung thư cụ thể (chân, hông, cánh tay…)
- Khả năng đáp ứng thuận lợi với hóa trị liệu hoặc các phương pháp điều trị khác
3. Chăm sóc và điều trị ung thư xương giai đoạn cuối như thế nào?
Ung thư xương giai đoạn cuối là lúc các tế bào ung thư phát triển rất nhanh và di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế, người bệnh đáp ứng rất kém phương pháp điều trị hoặc không đáp ứng.
Lúc này, việc chăm sóc là chủ yếu nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng. Đồng thời, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn cho người bệnh trong những năm tháng cuối đời.
Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu của người bệnh để hướng dẫn gia đình thực hiện việc chăm sóc sao cho hợp lý. Thông thường sẽ là các biện pháp chăm sóc như sau:
3.1. Giảm đau cho người bệnh
Những cơn đau nhức khó chịu thường kéo dài ở giai đoạn cuối của ung thư xương. Điều này, khiến người bệnh cảm thấy chán nản, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng và sức khỏe tổng thể. Vì thế, việc giảm đau cho người bệnh trong lúc này bằng một số biện pháp dưới đây là rất cần thiết:
Chườm ấm
Nhiệt độ cao sẽ làm giãn mạch, thúc đẩy máu lưu thông, giảm tình trạng đau đớn, cứng khớp và căng cơ. Chườm ấm còn là giải pháp thư giãn xương khớp, giúp người bệnh ngủ ngon, cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên, chỉ nên chườm ấm qua khăn hoặc ầm áo để tránh bị bổng. Không thực hiện chườm trực tiếp lên da.
Chườm lạnh
Ngoài chườm ấm thì chườm lạnh cũng là giải pháp giảm đau hữu hiệu cho người bệnh. Nhiệt độ thấp sẽ làm khu vực tổn thương co mạch, giảm sưng viêm và đau nhức.
Bạn chỉ cần cho đá vào một chiếc khăn bông mềm và tiến hành chườm nhẹ nhàng lên vị trí tổn thương trong khoảng 10 phút.
Xoa bóp, massage nhẹ nhàng
Xoa bóp và massage nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, cải thiện giấc ngủ và xương khớp được thư giãn. Nhờ đó, giúp kiểm soát căng thẳng, giảm cảm giác khó chịu, đau nhức.
Việc xoa bóp cho người bệnh ung thư xương giai đoạn cuối nên làm nhẹ nhàng. Khi massage nên thực hiện theo chuyển động hình tròn ở bàn chân, bàn tay và lưng. Đối với cánh tay, cổ, trán nên nắn, bóp nhẹ nhàng.
Vật lý trị liệu
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập hay vật lý trị liệu đơn giản. Với cách này sẽ giúp tăng lưu thông máu, duy trì khả năng vận động và hỗ trợ giảm đau khá tốt.
Sử dụng thuốc giảm đau
Bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc giảm đau phù hợp dựa vào mức độ đau của người bệnh. Người nhà cần cho người bệnh sử dụng thuốc đúng liều lượng, liệu trình cũng như thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách để người bệnh hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Nhờ đó, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, góp phần giảm đau và giảm những triệu chứng do các biện pháp điều trị trước đó.
Người nhà nên chú ý nấu các món ăn dễ nuốt, mềm và lỏng. Sử dụng các thực phẩm sạch và nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như sữa hạt, nước ép trái cây, thịt, cá, rau xanh,… Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để việc ăn uống, hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn.
3.2. Tạo cho người bệnh sự thoải mái
Sự thoải mái tinh thần lúc này là rất quan trọng với người ung thư xương giai đoạn cuối. Khi người bệnh có tinh thần tốt, lạc quan sẽ giúp kéo dài thời gian sống và hỗ trợ giảm đau tốt hơn. Vì thế, người nhà cần lưu ý một số nguyên tắc sau để mang lại cho bệnh nhân sự thoải mái nhất có thể:
- Thường xuyên giúp người bệnh thay đổi vị trí khi ngồi hay nằm. Khi ngồi nên dựa lưng vào gối hay dựa vào bàn.
- Mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh bằng cách thường xuyên thay và giặt bao gối, ga trải giường.
- Sử dụng gối mềm nâng cao đầu cho bệnh nhân khi nằm. Nên thường xuyên để người bệnh nằm nghiêng nhằm mang lại cảm giác dễ thở và dễ chịu hơn.
- Nên mang tất và dùng chăn mềm nếu thấy cần thiết để giữ ấm cơ thể cho người bệnh.
- Phân công người thân gia đình thường xuyên ở bên cạnh để nói chuyện, động viên, chia sẻ với bệnh nhân. Như vậy, họ sẽ cảm thấy mình không bị bỏ rơi và cảm thấy thoải mái hơn về tinh thần, tâm lý.
- Ngâm tay chân người bệnh trong nước ấm đều đặn mỗi ngày để mang lại sự thư thái, dễ chịu cho tinh thần.
3.3. Gọi trợ giúp nếu cần
Bạn nên gọi nhân viên y tế hay bác sĩ đến trợ giúp nếu người bệnh có những thắc mắc hay cần giúp đỡ khẩn cấp. Bạn cần gọi bác sĩ hỗ trợ trong những tình huống sau đây:
- Những triệu chứng ung thư xương giai đoạn cuối khiến người bệnh không thể dùng thuốc theo quy định.
- Dù đã dùng thuốc hoặc các biện pháp chăm sóc nhưng không thể kiểm soát cơn đau.
- Bệnh nhân giảm ý thức, khó thở hay có dấu hiệu kích động.
- Bệnh nhân bối rối, phản ứng kém hoặc lên cơn co giật, thay đột ý thức đột ngột.
- Người thân không thể cải thiện tình trạng cho người bệnh hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu của bệnh nhân.
Chăm sóc và điều trị ung thư xương giai đoạn cuối chỉ nhằm cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái hơn trong những năm tháng cuối đời. Bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hay nhân viên y tế nếu có vấn đề xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.